Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, trải dài từ 106°45'16"Đ đến 107°01'55"Đ và từ 10°31'33"B đến 10°46'59"B, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo tỉnh lộ 25B, cách thành phố Biên Hòa 40 km theo Quốc lộ 51 và tỉnh lộ 25B. Huyện có vị trí địa lý:
Huyện Nhơn Trạch có diện tích tự nhiên là 410,84 km², dân số năm 2015 là 453.372 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 98.986 người, số người đang làm việc chiếm 72.825 người, trong đó:
Về phía chính quyền cách mạng, tháng 1 năm 1961, tỉnh ủy Biên Hòa cũng quyết định chia huyện Long Thành thành hai huyện: Long Thành và Nhơn Trạch.
Năm 1976, hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch sáp nhập lại thành huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai.
Huyện Nhơn Trạch được tái lập vào ngày 23 tháng 6 năm 1994 trên cơ sở tách 11 xã: Đại Phước, Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Hội, Phú Hữu, Phú Thạnh, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền và Vĩnh Thanh thuộc huyện Long Thành[1]. Khi tách ra, huyện Nhơn Trạch bao gồm 11 xã như trên.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Phú Hữu thành 2 xã: Phú Hữu và Phú Đông.[5]
Huyện Nhơn Trạch có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay. Tuy nhiên, Hiệp Phước không phải là thị trấn huyện lỵ huyện Nhơn Trạch, các cơ quan hành chính huyện đóng tại xã Phú Hội.
Kinh tế - xã hội
Có 10 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm:
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1: 449 ha
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - D2D: 347 ha
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Lộc Khang: 70 ha
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú: 183 ha
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3: 697 ha
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5: 309 ha
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6: 327 ha
Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch: 184 ha
Cụm công nghiệp Phú Thạnh - Vĩnh Thanh
Khu công nghiệp Nhơn Trạch Ông Kèo: 856 ha.
Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến Nhơn Trạch bằng quốc lộ 51 hoặc từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh qua đường hầm sông Sài Gòn rồi đến cảng Cát Lái hoặc từ ngã ba Cát Lái (đại lộ Mai Chí Thọ) theo Đồng Văn Cống (quận 2), đi phà Cát Lái qua sông Đồng Nai - Nhà Bè là đến địa phận huyện Nhơn Trạch. Ngoài ra đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành đây cũng là một tuyến đường đến Nhơn Trạch thuận tiện.
Dùng xe buýt cũng có thể đón chuyến 603 từ bến xe Miền Đông đi KCN Nhơn Trạch.
Cảng Cát Lái là cảng lớn quan trọng nằm ở cuối đoạn sông Đồng Nai tiếp giáp với sông Nhà Bè và sông Sài Gòn. Cảng cũng là nơi hiện nay Bộ Tư lệnh hải quân Vùng 2 (vùng B) đặt trụ sở. Đây là vùng sông nước mà người xưa đã có câu hò:
Trong thời kỳ chiến tranh, cảng Cát Lái là nơi quân đội và hải quân Mỹ dùng làm trạm nhận vũ khí, đạn dược và từ đây chuyển lên căn cứ quân sự ở Long Bình và Biên Hòa. Tàu tiếp vận và tuần tiễu Mỹ từ Vũng Tàu lên Nhà Bè, Cát Lái thường bị du kích Việt Nam phục kích và đánh phá, nhất là khu vực gần Rừng Sác, Cần Giờ.
Cát Lái ở phía bên này sông thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển với cơ sở hạ tầng và nhiều dân cư, nhưng phía bên kia sông vẫn còn cây cối um tùm, dân cư thưa thớt vì hiện chưa có cầu nối với Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố mới Nhơn Trạch hiện đang được quy hoạch, hiện nay các khu phố, đường sá và khu công nghiệp đã được xây dựng. Đất ở đây hiện nay giá rất cao do dự kiến là dân số sẽ tăng qua các công trình quy hoạch, và khu công nghiệp đang hoạt động và sẽ khuếch trương thêm, cộng với địa điểm gần Thành phố Hồ Chí Minh khi cầu Thủ Thiêm hoàn thành. Cầu Thủ Thiêm và hầm nối quận 2 với quận 1 của Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng xong.
Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi là tâm điểm tam giácThành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu nên đang được quy hoạch thành đô thị loại II. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra khá chậm. Cây cầu huyết mạch nối Nhơn Trạch và quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh) tuy đã được khảo sát từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí và không được sự quan tâm bằng hành động của chính quyền địa phương hai đầu cầu. Theo một số nguồn tin không chính thức, tập đoàn Tín Nghĩa (Đồng Nai) sẽ khởi công xây dựng cầu nối quận 9. Hiện tại đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (có nút giao tại Nhơn Trạch) đang xây dựng và dự kiến thông xe vào năm 2020.
Hiện nay trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đại Phước Center City, khu đô thị Đại Phước Lotus, khu đô thị Detaco Nhơn Trạch, khu đô thị Đông Sài Gòn (Swanpark), Khu đô thị Swanbay, Thăng Long Home Hiệp Phước, khu đô thị Eco Sun, khu đô thị King Bay, khu đô thị Long Thọ, khu đô thị Nhơn Trạch, khu đô thị Orchid City, khu đô thị Phước An, khu đô thị Richland City, khu đô thị Sông Đà IDC, khu đô thị Sweet Home Nhơn Trạch, khu đô thị Sun Flower City, Khu đô thị Freelands...
Trong văn hóa đại chúng, Nhơn Trạch được nhắc đến trong bài hát "Hành khúc Nhơn Trạch hào hùng", sáng tác Doãn Hùng Tiến.
^Nghị định 109-CP năm 1994 về việc tái lập huyện Vĩnh Cửu; điều chỉnh địa giới một số xã phường thuộc thành phố Biên Hòa và các huyện Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai