Nghệ sen

Nghệ sen
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
Loài (species)C. petiolata
Danh pháp hai phần
Curcuma petiolata
Roxb., 1820[2]
Danh pháp đồng nghĩa

Nghệ sen (danh pháp hai phần: Curcuma petiolata) là loài thực vật thuộc họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học lần đầu tiên trong sách Flora Indica xuất bản năm 1820 sau khi tác giả mất.[2]

Phân bố

Nghệ sen được tìm thấy tại Indonesia, Lào, Myanmar, Thái Lan.[1][6][7][8]

Tại Việt Nam, theo Trần Hợp trong sách Cây cảnh, hoa Việt Nam (trang 331) thì loài này có mọc rải rác ở vùng núi cao nam Trung Bộ.[9] Một mẫu vật do Poilane thu thập ngày 21 tháng 9 năm 1940 ở tây bắc ga Sông Mao, tỉnh Bình Thuận (tọa độ: 11°14′55,212″B 108°30′21,636″Đ / 11,23333°B 108,5°Đ / 11.23333; 108.50000) được lưu giữ tại Phòng mẫu cây của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp (MNHN).[10]

Mô tả

Thân rễ và củ chân vịt ít và nhỏ; ruột màu vàng nhạt; củ rễ nhiều, treo lủng lẳng trên các rễ ngắn hình thoi. Cuống lá dài 15–30 cm, có khía. Lá 4-6, thuôn dài, dài 15–25 cm, mỏng, hình trứng-hình trứng rộng với đáy thuôn tròn hay hơi hình tim, nhưng thon thành điểm nhọn ở đỉnh, nhẵn nhụi cả hai mặt hoặc có lông mịn áp ép, gân nổi rõ. Toàn cây có màu xanh lục, trừ phần mào của cành hoa bông thóc có màu tím hoa cà. Lá hình tim. Cụm hoa là cành hoa bông thóc trung tâm, cuống cụm hoa ngắn hơn cuống lá, hai mặt nhẵn nhụi hoặc có lông nhung áp ép, cành hoa dài 15 cm, đường kính 5 cm, lá bắc mào màu tím hoa cà hay tía sẫm. Các lá bắc hoa lớn, dài 3,8 cm, rất tù, xếp lợp, lõm, hợp nhất rất hoàn hảo gần như tới đỉnh hình thận và trải rộng ở đỉnh, tạo thành một túi sâu bất thường cho các hoa nhỏ màu vàng. Mỗi lá bắc chứa 3-5 hoa. Hoa dài gần bằng lá bắc. Đài hoa cao, 3 răng. Tràng hoa hình ống, phồng, dài 2,5 cm; phiến ngoài chia 3 phần, hình trứng, mọc thẳng đứng; phiến trong hai môi, môi trên 3 thùy như cánh hoa, thùy trung tâm mang bao phấn, các thùy bên chụm lại bảo vệ nó, môi dưới nhỏ, hình trứng thu nhỏ về phía đỉnh và hơi chẻ đôi. Toàn bộ tràng hoa có màu vàng hy trắng ánh vàng; bao phấn 2 thùy, hai cựa ở gốc; vòi nhụy thanh mảnh, được đỡ bằng 2 bướu bầu nhụy thông thường; đầu nhụy hình chén có lông rung; bầu nhụy hình trứng, 3 ngăn.[2][4][11][12]

Hình ảnh

Chú thích

  • Dữ liệu liên quan tới Curcuma petiolata tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Curcuma petiolata tại Wikimedia Commons
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Curcuma newmanii”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b Ardiyani, M. (2019). Curcuma petiolata. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T117309548A124281670. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T117309548A124281670.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c Roxburgh W., 1820. Curcuma petiolata trong Flora Indica (William Carey biên tập) 1: 36-37.
  3. ^ Roxburgh W., 1814. Classis I. Monandria Monogynia: Curcuma cordifolia. Hortus Bengalensis 1: 1.
  4. ^ a b Wallich N., 1829. Curcuma cordata. Plantae Asiaticae Rariores 1: 8-9, tab. 10.
  5. ^ Curcuma petiolaris. The Gardeners' chronicle and agricultural gazette 6.
  6. ^ Curcuma petiolata trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 6-3-2021.
  7. ^ Llamas, Kirsten Albrecht (2003). Tropical flowering plants: a guide to identification and cultivation. Timber Press. tr. 367. ISBN 9780881925852. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ “Curcuma”. Pacific Bulb Society. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010.
  9. ^ Nghệ sen: Curcuma petiolata trong vncreatures. net. Tra cứu ngày 6-3-2021.
  10. ^ MNHN-P-P01674002
  11. ^ Roscoe W., 1825. Curcuma petiolata. Monandrian Plants of the Order Scitamineae 5-6, t. 100.
  12. ^ Baker J. G., 1890. [CXLIX Scitamineae: Curcuma petiolata] trong Hooker J. D., 1890. The Flora of British India 6: 216.


Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!