Người Tatar Siberia

Phụ nữ Tatar Siberia

Người Tatar Siberi (Siberian Tatars/Себер татарлар, Сибирлар/Seber tatarlar/người Thát Đát Tây Bá Lợi Á) là một nhóm người bản địa Siberia nói thứ tiếng Tatar Siberia thuộc ngữ hệ Đột Quyết sinh sống ở các khu rừng và thảo nguyên tây Siberia, có gốc gác từ các khu vực trải dài từ phía đông của dãy núi Ural đến sông YeniseyNga. Người Tatar Siberia tự gọi mình là Yerle Qalıq ("cư dân lớn tuổi"), để phân biệt với những người nhập cư là người Tatar Volga mới đến khu vực này[1]. Theo điều tra dân số của Nga thì khoảng 200.000 người trong số họ được coi là người Tatar Siberia bản địa[2]. Tuy nhiên, chỉ có 6.779 người trong số họ tự gọi mình là "người Tatar Siberia"[3]. Dân số giống người Tatar Siberia này ước chừng 6.779[4]–210.000 người[5].

Nguồn gốc

Theo các sứ giả của Hãn quốc Sibir thì thủ lãnh Yediger Khan đã đến thăm Moscow vào năm 1555 cho hay dân số của "người da ngăm", không tính tầng lớp quý tộc, là 30.700 người. Trong một sắc lệnh liên quan đến cống nạp do Ivan Bạo chúa ban hành, dân số thống kê là 40.000 người. Theo kết quả của cuộc điều tra dân số toàn Nga năm 1897 thì có 56.957 người Tatar Siberia ở Tobolsk Governorate. Đây là thông tin chính xác cuối cùng về dân số này. Trong các cuộc điều tra dân số sau đó, những người nhập cư Tatar từ các khu vực khác của Nga cũng được ghi nhận theo phân loại Tatar. Người Tatar Siberia đã cố gắng tránh cuộc điều tra dân số càng nhiều càng tốt, vì họ tin rằng đó là một nỗ lực buộc họ phải cống nạp Yasak (cống phẩm) nhiều hơn theo đầu người[6]. Về mặt địa lý, người Tatar Siberia được chia thành ba nhóm chính, mỗi nhóm nói phương ngữ riêng của mình[1]. Mặc dù tiếng Tatar Siberia đôi khi được coi là phương ngữ của tiếng Tatar, nghiên cứu ngôn ngữ học chi tiết chứng minh rằng thành ngữ Tatar Siberia khác xa so với tiếng Tatar Volga về nguồn gốc. Tổ tiên của người Tatar Siberia có thể bắt nguồn từ người Thổ Nhĩ Kỳ (người Đột Quyết), người Mông Cổ, người Ket, người Samoyedngười Ugria[7].

Lịch sử

Người Tatar Siberia có một lịch sử biến động. Kuchum Khan đã nỗ lực để cải đạo người Tatar Siberia (hầu hết theo Shaman giáo) sang Hồi giáo. Ông đã ra lệnh đột kích vào những trạm thương mại của gia tộc Stroganov châm ngòi cho một cuộc chinh phạt do một người Cossack tên Ermac Timofeyevich chỉ huy để địch lại Hãn quốc Sibir. Tuy nhiên, 14 năm sau đó, người Nga đã dần dần chinh phục Hãn quốc. Năm 1598, Kuchum bị đánh bại bên bờ sông Obi và buộc phải chạy trốn đến lãnh thổ của hãn quốc Nogai. Quá trình Nga chinh phục Siberia diễn ra quyết liệt, sử sách chép lại sau một loạt cuộc đột kích của người Tatar để trả đũa cuộc tiến quân của Nga, lực lượng của Yermak chuẩn bị cho chiến dịch chiếm Qashliq, thủ phủ của Siberia. Lực lượng này bắt đầu kế hoạch vào tháng 5 năm 1582. Sau trận chiến kéo dài 3 ngày trên bờ sông Irtysh, Yermak đã giành chiến thắng trước đạo quân ô hợp của Kuchum Khan và 6 thân vương Tatar. Vào ngày 29 tháng 6 năm 1582, lực lượng Cossack bị người Tatar tấn công nhưng lại bị đánh lui. Trong suốt tháng 9 năm 1582, Khan đa tụ tập binh sĩ để bảo vệ Qashliq. Một nhóm người Tatar ở Siberia, Vogul và Ostyak tụ tập tại núi Chyuvash để phòng ngự chống lại quân Cossack xâm lược. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1582, một nỗ lực của người Cossack nhằm tấn công pháo đài Tatar ở núi Chyuvash đã bị ngăn chặn. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1582, người Cossack cố gắng tấn công pháo đài Tatar ở Núi Chyuvash lần thứ tư khi người Tatar phản công. Hơn một trăm người Cossack đã bị giết, nhưng tiếng súng của họ đã buộc người Tatar phải rút lui bỏ lại hai khẩu đại bác. Lực lượng Yermak bèn tiến vào Qashliq vào ngày 26 tháng 10 năm 1582. Các bộ tộc Tatar phục tùng Kuchum Khan đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công của người Nga trong khoảng thời gian từ 1584 đến 1595.

Nhân vật

Những nhân vật nổi tiếng của giống dân này thời đương đại có thể kể đến là:

Chú thích

  1. ^ a b Bennigsen, Alexandre; Wimbush, S. Enders (1986). “The Siberian Tatars”. Muslims of the Soviet Empire : A Guide. Bloomington, IN: Indiana University Press. tr. 231–232. ISBN 0-253-33958-8.
  2. ^ “Siberian Tatars”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2002.
  3. ^ “НАЦИОНАЛЬНЫЙ СОСТАВ НАСЕЛЕНИЯ” (PDF). www.gks.ru. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ “ВПН-2010”. rosstat.gov.ru.
  5. ^ Сибирские татары // Российский этнографический музей.
  6. ^ Valeev, F.T. (1993). Siberian Tatars (bằng tiếng Nga). Kazan.
  7. ^ Levinson, David (1996). Encyclopedia of World Cultures. G.K. Hall. tr. 340. ISBN 978-0-8161-1808-3. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2008.

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!