Mồng tơi củ

Anredera cordifolia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Basellaceae
Chi (genus)Anredera
Loài (species)A. cordifolia
Danh pháp hai phần
Anredera cordifolia
(Ten.) Steenis
Danh pháp đồng nghĩa
Boussingaultia basselloides
Boussingaultia cordifolia
Anredera cordifolia mọc lan bảng lưu thông ở Sydney, Úc

Mồng tơi củ còn gọi là mồng tơi Nhật Bản[1] hay mồng tơi Đại Hàn[2] (danh pháp khoa học: Anredera cordifolia) là một loài thảo mộc xuất phát từ châu Nam Mỹ dùng làm cây cảnh. Mồng tơi củ là cây dây leo, lá mọng thuộc Họ Mồng tơi. Với hai đặc tính lá mọng và thân dây trổ những "củ" nhỏ nên dây mồng tơi củ khá nặng, khi mọc leo kín có thể kéo đổ cả cây to.[3] Người Việt dùng "Nhật Bản" và "Đại Hàn" ghép cho loài cây này nhưng thật ra mồng tơi củ không xuất xứ từ đó.

Miêu tả

Mồng tơi củ giữ lá xanh quanh năm; cây mọc từ thân rễ. Lá mồng tơi màu xanh lục dày bản, hình tim, láng mặt, dài khoảng 4–13 cm. Củ sần sùi màu nâu trổ trên thân dây ở những chẽ lá. Đây cũng là đặc tính để nhận diện loài cây này. Vào mùa thu cây ra hoa màu trắng, nhỏ li ti, mọc thành chùm dài đến 30 cm (12 in). Hoa có hương thơm. Củ dễ rụng khỏi thân dây, chỉ cần đụng chạm mạnh là rớt ra; khi củ rụng xuống đất rồi sẽ đâm chồi mọc thành cây mới.[3]

Mồng tơi củ dễ mọc lan vì sinh sản bằng củ và thân rễ, dù chỉ một mẩu nhỏ cũng có thể mọc thành cây mới. Tuy nhiên cây có ra hoa cáihoa đực nên cũng có thể sinh sôi bằng hạt.

Phân bố

Xuất phát từ Nam Mỹ, cây mồng tơi củ nay có mặt tại châu Phi, Úc, Âu, Bắc Mỹchâu Đại dương. Cây này bị liệt vào loại thảo mộc xâm lấn ở những vùng nhiệt đớibán nhiệt đới.[3]New ZealandAustralia đều có luật hạn chế trồng trọt hay mua bán mồng tơi củ[4] nhằm mục đích ngăn ngừa sức phá hoại môi sinh bản địa của loài cây này.[5][6]

Tham khảo

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ a b c Wolff, Mark A. (1999). Winning the war of Weeds: The Essential Gardener's Guide to Weed Identification and Control. Kenthurst, NSW: Kangaroo Press. tr. 53. ISBN 0-86417-993-6.
  4. ^ “Consultation draft – National Madeira Vine Strategic Plan August 2012” (PDF). Commonwealth of Australia and the Australian Weeds Committee. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ “Weed Identification - Australia - Madeira Vine”. Weeds Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2012.
  6. ^ "Madeira vine"

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!