Điểm nối thứ hai là điểm nối ba Chile tại góc tây nam, nơi giao nhau của mảng Nazca, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực ngoài khơi miền nam Chile. Tại mỗi điểm nối ba này đều tồn tại một tiểu mảng dị thường, là tiểu mảng Galapagos tại điểm nối ba phía bắc và tiểu mảng Juan Fernandez tại điểm nối ba phía nam. Tiểu mảng đảo Phục Sinh là tiểu mảng thứ ba nằm ngay phía bắc tiểu mảng Juan Fernandez và ở phía tây đảo Phục Sinh.
Sống núi ngầm Carnegie là đặc trưng dài 1.350 km, rộng tới 300 km trên đáy biển ở phía bắc mảng Nazca, bao gồm quần đảo Galápagos ở rìa phía tây của nó. Nó đang bị hút chìm dưới mảng Nam Mỹ cùng với phần còn lại của mảng Nazca.
Chuyển động tuyệt đối của mảng Nazca có biên độ 3,7 cm/năm theo hướng đông (88°), thuộc dạng có chuyển động tuyệt đối nhanh nhất trong số các mảng kiến tạo. Mảng Nazca đang chìm lún, trong đó thể hiện hút chìm phẳng-phiến bất thường, bị xé toạc cũng như biến dạng do nó bị hút chìm[2]. Đới hút chìm được hình thành và tiếp diễn để tạo thành dãy núi Andes với các hoạt động núi lửa. Sự biến dạng của mảng Nazca cũng ảnh hưởng tới địa chất của Bolivia, nơi xa hơn về phía đông[3].
Mảng cổ đại tồn tại trước mảng Nazca và mảng Cocos ở phía bắc của nó là mảng Farallon, đã bị tách ra vào thời gian khoảng Hậu Oligocen, cỡ 22,8 triệu năm trước, gần như có cùng niên đại với các dị thường từ trường.
^Muawia Barazangi và Bryan L. Isacks, "Spatial distribution of earthquakes and subduction of the Nazca plate beneath South America" trong tạp chí Geology, Quyển 4, số 11, trang 686–692. Tóm tắt
^Mark Andrew Tinker, Terry C. Wallace, Susan L. Beck, Stephen Myers và Andrew Papanikolas, "Geometry and state of stress of the Nazca plate beneath Bolivia and its implication for the evolution of the Bolivian orocline" in Geology24(5), pp. 387–390 Tóm tắt