Mảng Caribe

Các chi tiết về các mảng kiến tạo từ: bản đồ các mảng kiến tạo trên thế giới.

Mảng Caribe chủ yếu là một mảng kiến tạo đại dương nằm dưới Trung Mỹbiển Caribe ngoài khơi phía bắc vùng duyên hải của Nam Mỹ.

Mảng này có diện tích khoảng 3,2 triệu km² (1,2 triệu dặm vuông Anh), có ranh giới với mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Nazcamảng Cocos. Các vùng biên giới này là các khu vực có hoạt động địa chấn mạnh, bao gồm các trận động đất thường xuyên xảy ra và các trận sóng thần[1] cũng như phun trào núi lửa hiếm xảy ra hơn.

Các kiểu ranh giới

Ranh giới phía bắc với mảng Bắc Mỹ là một ranh giới biến dạng hay phay ngang chạy từ vùng biên giới của Belize, Guatemala, Honduras tại Trung Mỹ về phía đông qua rãnh Cayman ở phía nam của vùng duyên hải đông nam Cuba, ngay phía bắc Hispaniola, Puerto Rico, quần đảo Virgin. Một phần của rãnh Puerto Rico, phần sâu nhất của Đại Tây Dương (khoảng 8.400 m), nằm dọc theo ranh giới này. Rãnh Puerto Rico là sự chuyển tiếp phức tạp từ ranh giới chìm lún ở phía nam và ranh giới biến dạng ở phía tây.

Ranh giới phía đông là một đới ẩn chìm, nhưng do ranh giới giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Nam Mỹ trong lòng Đại Tây Dương vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng, nên một điều không rõ là mảng nào (hay cả hai) đang chìm xuống phía dưới mảng Caribe. Sự chìm lún này tạo thành một vòng cung đảo núi lửa bao gồm Tiểu Antilles từ quần đảo Virgin ở phía bắc tới các đảo ngoài khơi Venezuela ở phía nam. Ranh giới này có 17 núi lửa còn hoạt động, đáng chú ý nhất có Soufriere Hills trên Montserrat, núi Pelée trên Martinique, La Grande Soufrière trên Guadeloupe, Soufrière Saint Vincent trên đảo Saint Vincent và núi lửa ngầm Kick-'em-Jenny nằm khoảng 10 km về phía bắc Grenada.

Dọc theo ranh giới phía nam phức tạp về mặt địa chất thì mảng Caribe tương tác với mảng Nam Mỹ tạo ra Barbados, Trinidad (cả hai đều nằm trên mảng Nam Mỹ) và Tobago (trên mảng Caribe), và các đảo ngoài khơi Venezuela (bao gồm cả Leeward Antilles) và Colombia. Ranh giới này một phần là kết quả của phay biến dạng dọc theo phay nghịch chờm và một số sự ẩn chìm. Các mỏ dầu mỏ dồi dào của Venezuela có thể là kết quả của các tương tác mảng phức tạp này.

Phần phía tây của mảng là Trung Mỹ. Mảng Cocos nằm trong Thái Bình Dương đang chìm lún xuống phía dưới mảng Caribe, chỉ ngay ngoài khơi vùng duyên hải phía tây Trung Mỹ. Sự ẩn chìm này tạo ra các núi lửa thuộc Guatemala, El Salvador, Nicaragua, Costa Rica, được biết đến như là vòng cung núi lửa Trung Mỹ.

Nguồn gốc

Hiện nay có 2 học thuyết cạnh tranh nhau để giải thích về nguồn gốc của mảng Caribe.

Một giả thuyết cho rằng nó là một tỉnh đá lửa lớn đã hình thành trong Thái Bình Dương khoảng 10 triệu năm trước. Do Đại Tây Dương mở rộng ra, Bắc và Nam Mỹ đã bị đẩy lùi về phía tây, chia tách nhau bởi một lớp vỏ đại dương. Đáy của Thái Bình Dương đã chìm lún xuống phía dưới lớp vỏ đại dương nằm giữa hai châu lục này. Mảng Caribe đã trôi dạt vào cùng một khu vực, nhưng do nó ít đặc chắc hơn (mặc dù dày hơn) so với lớp vỏ đại dương bao quanh nên nó không bị chìm lún mà nằm trên đáy biển, tiếp tục chuyển động theo hướng đông tương đối so với Bắc và Nam Mỹ. Với sự hình thành của eo đất Panama khoảng 3 triệu năm trước thì cuối cùng nó đã đánh mất sự kết nối với Thái Bình Dương.

Học thuyết thứ hai tương đối gần đây cho rằng mảng Caribe xuất hiện từ một điểm nóng Đại Tây Dương mà hiện nay không còn tồn tại nữa. Học thuyết này chỉ ra các chứng cứ cho thấy chuyển động tuyệt đối của mảng Caribe là theo hướng tây chứ không phải theo hướng đông và chuyển động theo hướng đông biểu kiến chỉ là tương đối so với các chuyển động của mảng Bắc Mỹ và mảng Nam Mỹ[2].

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Fernández-Arce, Mario & Guillermo Alvarado-Delgado (2005). “Tsunamis and Tsunami Preparedness in Costa Rica, Central America” (pdf). ISET Journal of Earthquake Technology. Bài báo số 466. (bằng tiếng Anh). Indian Society of Earthquake Technology. 42 (4): 203–212. ISSN 0972-0405. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |quotes= (trợ giúp)
  2. ^ Tervor A Jackson (chủ biên), Caribbean Geology Into the Third Millennium: Transactions of the Fifteenth Caribbean Geological Conference Nhà in Đại học Tây Ấn, 2002

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!