Martin Odersky

Martin Odersky
Sinh5 tháng 9, 1958 (66 tuổi)
Quốc tịchĐức
Trường lớpĐại học Ludwig Maximilian München, ETH Zurich
Nổi tiếng vìGeneric Java, Scala, MOOC
Sự nghiệp khoa học
NgànhKhoa học máy tính

Martin Odersky (sinh ngày 5 tháng 9 năm 1958) là nhà khoa học máy tính người Đứcgiáo sư phương pháp lập trình tại École Polytechnique Fédérale de Lausanne, Thụy Sỹ. Ông tập trung nghiên cứu về ngôn ngữ lập trình, phân tích mã code, hệ thống kiểu, và đặc biệt là nghiên cứu về sự tích hợp giữa hai mẫu hình lập trìnhlập trình hướng đối tượnglập trình hàm. Ông cho rằng, hai mẫu hình này không khác gì hai mặt của đồng xu, và chúng nên được hòa làm một nhiều nhất có thể. Chính vì thế, ông đã thử nghiệm và sáng tạo nhiều ngôn ngữ thiết kế, như Pizza, Generic Java (đã được tích hợp thẳng vào Java thành trình biên dịch javac),[1][2] và đặc biệt là Scala. Đây là một ngôn ngữ có sự kết hợp giữa hai mẫu hình lập trình: hướng đối tượng và hàm.[3]

Odersky hoàn thành khóa luận tiến sĩ tại ETH Zurich năm 1989 dưới sự hướng dẫn của Niklaus Wirth, cha đẻ của Pascal. Sau đó ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại IBMYale vào năm 1989 và 1991. Sau nhiều năm giảng dạy tại đại học Karlsruhe, Đứcđại học South Australia, ông về EPFL làm giáo sư từ năm 1999. Ông hiện là viện sĩ Hiệp hội cơ học máy tính.

Năm 2011, Odersky và các cộng sự cho ra đời Typesafe Inc. (sau đổi thành Lightbend Inc.), một công ty chuyên đào tạo, cung cấp dịch vụ về Scala cũng như máy ảo Java. Các nền tảng phụ trợ quan trọng cho Scala như Akka, sbtPlay Framework đều thuộc Lightbend.

Ngoài ra, Odersky còn giảng dạy hai khóa học trực tuyến mở tại Coursera: Functional Programming Principles in ScalaFunctional Program Design in Scala.[4][5]

Tham khảo

  1. ^ “Preface to the Third Edition Java Language Specification Book”. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ Naftalin, Maurice; Wadler, Philip (2007). Preface to the Java Generics and Collections Book. ISBN 9780596527754. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ “Martin Odersky, Online People Directory on EPFL”. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ “Functional Programming Principles in Scala”. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ “Functional Program Design in Scala”. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2016.

Liên kết ng

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!