Mông Ngao

Mông Ngao
蒙骜
Thượng tướng quân
Tên khácMông Ngạo
Binh nghiệp
Chủ quânTần Chiêu vương
Phục vụTần
Năm tại ngũtr. 249 TCN - 240 TCN
Cấp bậcThượng tướng quân
Tham chiến
  • Chiến tranh Tần-Hàn
  • Chiến tranh Tần-Triệu
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
thế kỷ 1 TCN
Nơi sinh
Tề
Mất
Ngày mất
240 TCN
Nơi mất
Núi Thái Hành, Triệu
Nguyên nhân mất
Tử trận
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Mông Vũ
Nghề nghiệpquân nhân
Quốc giaTần
Quốc tịchTần
Thời kỳChiến Quốc

Mông Ngao (chữ Hán: 蒙骜; ? - 240 TCN), Chiến Quốc sách còn ghi là Mông Ngạo (蒙傲),[1] là danh tướng nước Tần cuối thời Chiến Quốc. Ông cùng với Vương HộtBào Công được xem là ba tướng lĩnh trọng yếu nhất đầu thời Tần Thủy Hoàng.

Xuất thân

Mông Ngao, vốn là người nước Tề, sau qua Tần dưới thời Tần Chiêu Tương vương.

Binh nghiệp

Thời kỳ ông phụng sự Tần Chiêu Tương vương, ông là thượng tướng quân của Tần, thay thế cho Bạch Khởi, còn thời Tần Hiếu Văn vương thì không được ghi chép lại.

Những ghi chép lịch sử cụ thể chỉ xuất hiện vào năm thứ nhất Tần Trang Tương vương (năm 249 TCN), Mông Ngao phụng mệnh làm tướng nước Tần, đưa quân đánh Hàn, lấy được những vùng đất quan trọng ở trung nguyên là Thành Cao, Huỳnh Dương, đặt làm quận Tam Xuyên khiến cương giới của Tần sát tận đô thành Đại Lương[2] của Ngụy.

Năm thứ ba (247 TCN) đánh các vùng Du Thứ, Tân Thành, Lang Mạnh của nước Triệu, lấy được 37 thành; lại đánh chiếm trọng trấn Tấn Dương của Triệu, nhập lại đặt thành quận Thái Nguyên. Cùng năm đó, ông bị liên quân năm nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên dưới sự chỉ huy của Tín Lăng quân đánh bại tại Hà Ngoại, buộc phải rút quân về nước. Năm thứ ba Tần vương Chính (244 TCN), ông cất quân đánh Hàn, lấy được 13 thành; năm thứ 5 (242 TCN) đánh Ngụy, lấy 20 thành, đặt ra Đông Quận, khiến địa giới nước Tần tiếp giáp với Tề, hình thành thế bao vây ba mặt đối với Hàn, Ngụy. Ông lập được nhiều chiến công nên được Tần vương phong làm thượng khanh.

Năm thứ 7 Tần vương Chính (240 TCN), Mông Ngao phụng mệnh suất binh đánh Triệu, quân Tần chia làm hai cánh, cánh đầu do ông chỉ huy tiến đến phía bắc Thái Hành, đánh phá các ấp Long[3], Cô[4], Khánh Đô[5], cắt đứt liên hệ giữa Nhạn Môn, phía bắc đất Đại và khu vực xung quanh Hàm Đan, đề phòng Lý Mục tiến về phía nam cứu viện Hàm Đan. Cánh quân khác do em của Tần vương là Thành An quân Thành Kiệu (成蟜) soái lĩnh, dự kiến hành quân đến Đồn Lưu tại Thượng Đảng[6] phía đông Thái Hành, trực tiếp uy hiếp đô thành Hàm Đan của nước Triệu, Bàng Noãn thấy vậy bèn phái binh mai phục trong rừng rậm dưới chân núi Thái Hành, ra hiệu thấy Mông Ngao đi qua liền bố trí cung thủ mai phục. Mông Ngao bị bắn chết, quân Tần lập tức đại bại.[7]

Hậu duệ

Con là Mông Vũ cùng các cháu Mông ĐiềmMông Nghị đều nối đời làm tướng nước Tần.

Chú thích

  1. ^ Quỷ Ảnh Hiệp Tung, hồi thứ 5
  2. ^ Nay là Khai Phong, Hà Nam.
  3. ^ Nay là Hành Đường, Hà Bắc, Trung Quốc
  4. ^ Nay là phía bắc Hành Đường, Hà Bắc, Trung Quốc
  5. ^ Nay là vùng phụ cận Hành Đường, Hà Bắc, Trung Quốc
  6. ^ Nay là phía nam Đồn Lưu, Sơn Tây, Trung Quốc
  7. ^ Năm thứ bảy, sao Chổi xuất hiện ở phương Đông trước, rồi xuất hiện ở phương Bắc, đến tháng năm lại xuất hiện ở phương Tây. Tướng quân là Mông Ngao chết vào lúc đánh các ấp Long, Hồ, Khánh Đô, đem quân về đánh ấp Cấp. Sao Chổi lại xuất hiện ở phương Tây lâu đến mười sáu ngày. (Sử ký - Tần Thủy Hoàng Bản kỷ)

Tham khảo

  • Trịnh Phúc Điền - Khả Vĩnh Tuyết - Dương Hiệu Xuân chủ biên, Tướng soái cổ đại Trung Hoa, Ông Văn Tùng - Hoàng Nghĩa Quán dịch, Nhà xuất bản Lao động (2006), tập 1, trang 117.
  • Sử ký Tư Mã Thiên: Tần Bản kỷ, Tần Thủy Hoàng Bản kỷ, Lục quốc niên biểu, Triệu Thế gia, Ngụy Thế gia, Hàn Thế gia, Ngụy Công tử liệt truyện, Mông Điềm liệt truyện.

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!