Lâu đài Chillon (tiếng Pháp: Château de Chillon) là một lâu đài nằm trên bờ hồ Léman cách 3 km từ Montreux, Thụy Sĩ. Lâu đài bao gồm 100 tòa nhà độc lập đã được liên kết để trở thành một khu liên hiệp thống nhất. Đây là một lâu đài được coi là một trong những thắng cảnh đẹp ở châu Âu vì vẻ đẹp nên thơ của nó nhiều du khách khi đến viếng thăm Thụy Sĩ thường tìm đến thăm lâu đài này.[1] Chillon được liệt kê là "di tích lịch sử được ghé thăm nhiều nhất của Thụy Sĩ".[2]
Vị trí
Lâu đài nằm ở vùng Veytaux, thuộc Montreux, nằm trên hồ Léman, cách đất liền khoảng từ 6 tới 10m. Mục đích của việc thiết kế này nhằm tránh sự đổ bộ tấn công của kẻ địch, đường vào lâu đài, phải qua một cây cầu gỗ. Cây cầu hiện nay, chỉ được xây dựng sau khi lâu đài thuộc về tổng Vaud vào năm 1803. Thay thế cho một cây cầu được nhắc lên (bằng những sợi dây xích). Đối diện với lâu đài là dãy Préalpes, kéo dài tới đỉnh cao nhất là Mont-Blanc.
Lịch sử
Lịch sử sau này của Chillon bị ảnh hưởng bởi ba thời kỳ chính: Thời kỳ Savoy, Thời kỳ Bernese và Thời kỳ Vaudois.[3] Các phần lâu đời nhất của lâu đài chưa được xác định niên đại, nhưng bản ghi đầu tiên của lâu đài là vào năm 1005.[4]
Từ giữa thế kỷ 12, lâu đài là ngôi nhà mùa hè của Bá tước nhà Savoy, người giữ một hạm đội tàu trên hồ Geneva. Sau đó lâu đài được xây lại vào thế kỷ XIII từ lâu đài cũ thế kỷ trước đó và có vai trò như một pháo đài thời trung cổ để án ngữ một trong những con đường chính qua St. Bernard, Italia và là vị trí chiến lược phòng chống các lực lượng xâm nhập[5] bởi Pierre II của Savoie, do sự thiết kế của kiến trúc sư Pierre Mainier. Lâu đài là một quần thể 25 công trình xây dựng với gần 100 tòa nhà, dài 110m và bên rộng nhất là 50m..[6]
Trong Chiến tranh tôn giáo thế kỷ 16, nó được sử dụng bởi các công tước xứ Savoy để giam giữ các tù nhân. Tù nhân nổi tiếng nhất của nó có lẽ là François de Bonivard, một tu sĩ Genevois, trước Thánh Victor ở Geneva và chính trị gia đã bị giam cầm ở đó vào năm 1530 đến 1536 vì bảo vệ quê hương khỏi công tước Savoy.[5] Vào năm 1816, thi sĩ Lord Byron nhắc đến trong những bài thơ viết về tù nhân của lâu đài (1816) với sáng tác "Người tù của Chillon".
Kiến trúc
Bên trong lâu đài có một số tác phẩm tái tạo nội thất của một số phòng chính bao gồm phòng ngủ lớn, hội trường và cửa hàng hang động. Bên trong lâu đài có bốn hội trường lớn, ba sân trong và một loạt các phòng ngủ mở cửa cho công chúng. Một trong những lâu đời nhất là Camera domini, căn phòng của Công tước Savoy, nó được trang trí bằng những bức tranh tường thời trung cổ từ thế kỷ 14.[7]
Thư viện ảnh
Chillon Castle and Motorway
Lâu đài nhìn từ phía nam
Front
Chillon Castle crypt
Chú thích
^Mc Currach, Ian (ngày 27 tháng 4 năm 2003). “One Hour From: Geneva”. The Independent. London. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2014.
^According to publication Chillon by Auguste Guignard (former secretary of the Association for the Restoration of the Chillon Castle), published by Ruckstuhl SA (Renens, Switzerland) in 1996: "The oldest historical document relating to Chillon bears the date 1005, and from this it is seen that the castle belonged to the bishops of Sion, who confided its care to the d'Alinge family."
de Fabianis, Valeria, ed. (2013). Castles of the World. New York: Metro Books.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)ISBN978-1-4351-4845-1
Fonds: Château de Chillon (600-2013) [Archives de l'Association du château de Chillon (antérieurement Association pour la restauration du château de Chillon) et archives provenant du Secrétariat général du Département de l'instruction publique et des cultes et du Service des bâtiments concernant le château de Chillon: photographies, plans, inventaires, journaux de fouilles, écrits non publiés, contrats, règlements, procès-verbaux, rapports, correspondance, comptabilité, imprimés, publicité, registres des visiteurs du château, dossiers divers, archives de l'architecte Otto Schmid. 172,20 mètres linéaires]. Cote: CH-000053-1 N 2. Archives cantonales vaudoises. (présentation en ligne [archive])
Denis Bertholet, Olivier Feihl, Claire Huguenin, Autour de Chillon. Archéologie et restauration au début du siècle, Lausanne 1998.
Claire Huguenin, Patrimoines en stock. Les collections de Chillon, Lausanne 2010.
Paul Bissegger, «Henri de Geymüller versus E.-E. Viollet-le-Duc: le monument historique comme document et œuvre d'art. Avec un choix de textes relatifs à la conservation patrimoniale dans le canton de Vaud vers 1900», Monuments vaudois 2010, p. 5-40.