Krông Nô

Krông Nô
Huyện
Huyện Krông Nô
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Nông
Huyện lỵThị trấn Đắk Mâm
Trụ sở UBND12 Võ Văn Kiệt, thị trấn Đăk Mâm
Phân chia hành chính1 thị trấn, 11 xã
Thành lập9/11/1987[1]
Địa lý
Tọa độ: 12°27′53″B 107°51′31″Đ / 12,464675°B 107,858541°Đ / 12.464675; 107.858541
MapBản đồ huyện Krông Nô
Krông Nô trên bản đồ Việt Nam
Krông Nô
Krông Nô
Vị trí huyện Krông Nô trên bản đồ Việt Nam
Diện tích813,49 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng81.821 người[1]
Mật độ101 người/km²
Dân tộcKinh, M’Nông, Ê Đê, Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Dao, Khmer,...
Khác
Mã hành chính664[2]
Biển số xe48-C1
Websitekrongno.daknong.gov.vn

Krông Nô là một huyện thuộc tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Địa lý

Thác Gia Long

Huyện Krông Nô nằm ở phía đông bắc của tỉnh Đắk Nông, nằm cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 100 km, có vị trí địa lý:

Huyện Krông Nô có diện tích 813,49 km², dân số năm 2020 là 81.821 người[1], mật độ dân số đạt 101 người/km².

Hành chính

Huyện Krông Nô có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Đắk Mâm (huyện lỵ) và 11 xã: Buôn Choáh, Đắk Drô, Đắk Nang, Đắk Sôr, Đức Xuyên, Nam Đà, Nam Xuân, Nâm N'Đir, Nâm Nung, Quảng Phú, Tân Thành.

Lịch sử

Tên huyện được đặt theo tên của sông Krông Nô, một trong hai phụ lưu hợp thành của sông Srêpốk.

Ngày 9 tháng 11 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 212-HĐBT[1] về việc thành lập huyện Krông Nô thuộc tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở tách 3 xã: Đắk Rồ, Nam Đà, Nam Nung thuộc huyện Đắk Mil; 2 xã: Đức Xuyên, Quảng Phú thuộc huyện Đắk Nông và xã Nam Ka thuộc huyện Lắk.

Khi mới thành lập, huyện Krông Nô có diện tích tự nhiên là 103.616 ha, bao gồm 6 xã: Đắk Rồ, Đức Xuyên, Nam Đà, Nam Ka, Nam Nung và Quảng Phú.

Trong giai đoạn 1988-1994, huyện thành lập thêm 4 xã: Đắk Mâm, Đắk Nang, Đắk Sôr và Ea R'bin.

Tháng 5 năm 1992, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định 308/QĐ-TCCP[3] về việc:

  • Thành lập xã Đắk Nang trên cơ sở điều chỉnh 1.950 ha diện tích tự nhiên với 1.429 người của xã Quảng Phú và 1.500 ha diện tích tự nhiên của xã Đức Xuyên
  • Thành lập xã Ea R'bin.

Tháng 10 năm 1993, thành lập xã Đắk Mâm trên cơ sở 1.000 ha diện tích tự nhiên với 2.750 người của xã Đắk Rồ và 2.250 ha diện tích tự nhiên với 1.435 người của xã Nam Đà.

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, thành lập xã Buôn Choáh trên cơ sở 5.250 ha diện tích tự nhiên và 2.450 người của xã Nam Đà.[4]

Ngày 27 tháng 7 năm 1999, thành lập thị trấn Đắk Mâm (thị trấn huyện lỵ huyện Krông Nô) trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Đắk Mâm, thị trấn Đắk Mâm có 2.582 ha diện tích tự nhiên và 4.120 nhân khẩu.[5]

Ngày 29 tháng 8 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2003/NĐ-CP[6] về việc:

  • Thành lập xã Nâm N'Đir trên cơ sở 14.409 ha diện tích tự nhiên và 5.154 nhân khẩu của xã Nam Nung
  • Đổi tên xã Nam Nung thành xã Nâm Nung.

Từ đó, huyện Krông Nô bao gồm thị trấn Đắk Mâm và 11 xã: Buôn Choáh, Đắk Nang, Đắk Rồ, Đắk Sôr, Đức Xuyên, Ea R'bin, Nam Đà, Nam Ka, Nâm N'Đir, Nâm Nung, Quảng Phú.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết 22/2003/QH11 chia tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông[7]. Theo đó, phần lớn địa bàn huyện Krông Nô thuộc tỉnh Đắk Nông, riêng 2 xã: Ea R'bin và Nam Ka thuộc địa giới hành chính tỉnh Đắk Lắk và được sáp nhập vào huyện Lắk.

Huyện còn lại 81.680 ha diện tích tự nhiên và 51.086 người với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 9 xã.[8]

Ngày 6 tháng 6 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2005/NĐ-CP[9] về việc:

  • Thành lập xã Tân Thành trên cơ sở 8.689 ha diện tích tự nhiên và 2.452 nhân khẩu của xã Đắk Rồ
  • Đổi tên xã Đắk Rồ thành xã Đắk Drô.

Ngày 18 tháng 10 năm 2007, thành lập xã Nam Xuân trên cơ sở điều chỉnh 2.394 ha diện tích tự nhiên và 6.687 người của xã Đắk Sôr; 619 ha diện tích tự nhiên của xã Nam Đà.[10]

Huyện Krông Nô có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.

Ngày 1 tháng 2 năm 2021, điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Đắk Mâm và 2 xã: Nam Xuân, Tân Thành.[11]

Du lịch

Trên địa bàn huyện có các thắng cảnh nổi tiếng như thác Đray Sápthác Gia Long. Ngoài ra hiện nay còn có Công viên địa chất toàn cầu, lấy núi lửa tại Buôn Choah là vùng lõi.

Chú thích

  1. ^ a b c d “Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và địa lý hành chính”. Trang thông tin điện tử huyện Krông Nô. Bản gốc lưu trữ 31 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định 308/1992/QĐ-TCCP của Ban Tổ chức Chính phủ
  4. ^ “Nghị định 71-CP năm 1996 về việc thành lập các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, các xã thuộc các huyện Krông Pắk, M'Đrắk, Krông Nô và đổi tên thị trấn Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk”.
  5. ^ “Nghị định 61/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn huyện lỵ và xã thuộc các huyện Krông Nô, Đắk R'Lấp, Krông Năng và Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk”.
  6. ^ “Nghị định 100/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập xã thuộc các huyện Da H'Leo, Krông Năng, Krông Ana, Krông Nô và Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Lắk”.
  7. ^ “Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”.
  8. ^ “Nghị định 03/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Nô và huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông”.
  9. ^ “Nghị định 70/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, đổi tên xã thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Song, Đắk Mil và Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”.
  10. ^ “Nghị định 155/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Đắk R'Lấp, Đắk Song, Đắk Glong và Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”.
  11. ^ “Nghị quyết số 1190/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Đắk Nông”.

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!