J. D. Salinger

J. D. Salinger
Salinger vào năm 1950
Salinger vào năm 1950
SinhJerome David Salinger
(1919-01-01)1 tháng 1, 1919
Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ
Mất27 tháng 1, 2010(2010-01-27) (91 tuổi)
Cornish, New Hampshire, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpTác giả, nhà văn
Ngôn ngữTiếng Anh
Giáo dục
Giai đoạn sáng tácĐương đại
Thể loại
Trào lưuChủ nghĩa hiện thực Mỹ, hiện đại
Tác phẩm nổi bật
Phối ngẫu
  • Sylvia Welter
    (cưới 1945⁠–⁠ld.1947)
  • Claire Douglas
    (cưới 1955⁠–⁠ld.1967)
  • Colleen O'Neill (cưới 1988)
Con cái2, bao gồm Matt
Chữ ký

Jerome David Salinger (1 tháng 1 năm 1919 – 27 tháng 1 năm 2010) là một nhà văn người Mỹ, nổi tiếng với tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye, xuất bản năm 1951) cũng như với cá tính khép kín của mình. Từ năm 1965, ông không còn xuất bản bất cứ tác phẩm nào, và không xuất hiện trên các bài phỏng vấn từ năm 1980.

Sinh ra ở Bronx, J.D Salinger bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ thời trung học và đã có vài truyện được in trong khoảng đầu những năm 1940, trước khi ông tham gia vào Thế chiến II. Năm 1948, truyện ngắn được đánh giá cao "A Perfect Day for Bananafish" (Tạm dịch: Ngày hoàn hảo cho cá chuối) của ông được trên tạp chí Người New York. Đây chính là nền tảng cho nhiều tác phẩm của ông sau này. Tiểu thuyết "Bắt trẻ đồng xanh" được xuất bản năm 1951 và lập tức được sự tán thưởng nhiệt liệt.

Thành công của "Bắt trẻ đồng xanh" khiến J.D. Salinger trở thành tâm điểm chú ý, và vì thế càng trở nên khép kín hơn. Lượng tác phẩm xuất bản của ông trở nên thưa thớt. Sau "Bắt trẻ đồng xanh", ông có "Nine Stories" (9 câu chuyện, 1953) – một tuyển tập truyện ngắn, "Franny and Zooey" (1961), hai tiểu thuyết ngắn "Raise High the Roof Beam, Carpenters and Seymour: An Introduction" (1963). Tác phẩm cuối cùng của ông, tiểu thuyết ngắn "Hapworth 16, 1924" xuất hiện trên Người New York vào 19 tháng 6 năm 1965.

Về sau này, dư luận tiếp tục hướng sự chú ý vào J.D. Salinger, một điều mà ông không mong muốn. Đầu tiên là vụ kiện tụng với nhà viết tiểu sử Ian Hamilton vào những năm 80, sau đó là cuối hồi ký của hai người thân thiết với ông: Joyce Maynard, người tình cũ và con gái Margaret Salinger. Salinger qua đời do tuổi già tại nhà của ông ở tiểu bang New Hampshire.

Đầu đời

Jerome David Salinger sinh ra tại Manhattan, New York, vào ngày 1 tháng 1 năm 1919.[1] Cha ông, Sol Salinger xuất thân từ một gia đình người Lithuania gốc Do Thái,[2] cha của Sol là một rabbi thuộc Giáo đoàn Adath JeshurunLouisville, Kentucky.[3]

Mẹ của Salinge, Marie (nhũ danh Jillich), sinh ra ở Atlantic, Iowa là một người gốc Đức, Ireland và Scotland,[4][5][6] và coi mình là một người Do Thái sau khi cưới cha của Salinger.[7] Salinger không biết rằng mẹ mình không phải là người gốc Do Thái cho tới ngay sau khi làm lễ Bar Mitzvah.[8] Ông có một người chị gái, Doris (1912–2001).[9]

Trong thời niên thiếu, Salinger theo học các trường công lập ở Phía Tây Manhattan. Vào năm 1932, gia đình ông chuyển tới Park Avenue, và Salinger theo học tại Trường McBurney, một trường tư gần đó.[10] Salinger gặp khó khăn trong việc hòa nhập với ngôi trường mới.[11] Tại McBurney, ông gia nhập đội đấu kiếm, viết báo cho trường và xuất hiện trong các vở kịch.[10] Ông "có một tài năng bẩm sinh dành cho kịch nghệ," mặc dù cha ông không muốn ông trở thành diễn viên.[12] Sau đó, cha mẹ đăng ký cho ông theo học tại Học viên Quân sự Valley ForgeWayne, Pennsylvania.[10] Salinger bắt đầu viết truyện "khi màn đêm buông xuống dưới chăn, với một chiếc đèn pin".[13] Ông là người biên tập cuốn kỷ yếu của lớp, Crossed Sabres, và tham gia vào câu lạc bộ hợp xướng, câu lạc bộ máy bay, câu lạc bộ tiếng Pháp, và Câu lạc bộ Hạ sĩ quan.[11]

Tập tài liệu 201 của Salinger ở Valley Forge viết ông là một học sinh "tầm thường", và IQ của ông nằm từ khoảng 111 tới 115 và hơn trung bình một chút.[14][15] Ông tốt nghiệp vào năm 1936. Salinger bắt đầu năm nhất tại Đại học New York vào năm 1936. Ông định theo học chương trình giáo dục đặc biệt[16] nhưng bỏ học vào mùa xuân tiếp theo. Mùa thu năm đó, cha ông thúc giục ông theo học ngành kinh doanh xuất khẩu thịt, và ông tới làm việc tại tại một công ty ở ViênBydgoszcz, Ba Lan.[17] Salinger đồng ý, nhưng lại ghê tởm những lò mổ. Sự ghê tởm đối với ngành kinh doanh thịt và sự chối bỏ của cha có thể đã ảnh hưởng tới việc ăn chay khi ông trưởng thành.[18] Ông rời Áo một tháng trước khi nước này bị sáp nhập bởi Đức Quốc Xã vào ngày 12 tháng 3 năm 1938.[cần dẫn nguồn]

Vào mùa xuân năm 1938, Salinger theo học tại Đại học UrsinusCollegeville, Pennsylvania.[19] Ông bỏ học sau một học kỳ.[20][21] Vào năm 1939, Salinger theo học tại Đại học Columbia ở Manhattan (ngành Nghiên cứu Đại cương). Theo như Whit Burnett, một giáo viên của ông và một biên tập viên ở tờ Story, Salinger không có gì đặc biệt cho tới một vài tuần trước khi học kỳ hai kết thúc, khi mà "ông đột nhiên bước vào cuộc đời" và hoàn thành ba câu chuyện.[22] Burnett chấp nhận "The Young Folks," được xuất bản trên tạp chí Story.[22] Truyện ngắn đầu tiên của Salinger được xuất bản trên tạp chí kỳ Tháng 3–Tháng 4 vào năm 1940. Burnett trở thành cố vấn cho Salinger, và họ trao đổi thư từ trong vòng vài năm.[23]

Chiến tranh thế giới thứ hai

Bắt trẻ đồng xanh

Sự nghiệp vào những năm 1950 và chuyển tới Cornish

Cuộc hôn nhân thứ hai, gia đình, và tín ngưỡng

Tác phẩm xuất bản cuối cùng và mối quan hệ với Maynard

Vấn đề pháp lý

Qua đời

Văn phong và chủ đề

Ảnh hưởng

Tác phẩm nổi bật

Sách

  • The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh, 1951)
  • Nine Stories (9 câu chuyện, 1953)
    • A Perfect day for bananafish (Ngày hoàn hảo cho cá chuối, 1948)
    • Uncle Wiggily in Connecticut (Bác Wigglily ở Connecticut, 1948)
    • Just Before the War with the Eskimos (Ngay trước chiến tranh với người Eskimo,1948)
    • The Laughing Man (Một gã đang cười, 1949)
    • Down at the Dinghy (Phía dưới Dinghy, 1949)
    • For Esmé with Love and Squalor (Cho Esmé, với tình yêu và cay đắng, 1950)
    • Pretty Mouth and Green My Eyes (1951)
    • De Daumier-Smith's Blue Period (1952)
    • Teddy (1952)
  • Franny and Zooey (Franny và Zooey, 1961)
  • Raise High the Roof Beam, Carpenters and Seymour: An Introduction (Nâng cao Dầm nhà, Những người thợ mộc và Seymour: Một lời giới thiệu, 1963)

Tham khảo

  1. ^ “JD Salinger | Timeline of Major Events | American Masters | PBS”. American Masters (bằng tiếng Anh). 16 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ “The Genealogy of Richard L. Aronoff”. Aronoff.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ Fiene, Donald M. (1963). “J. D. Salinger: A Bibliography”. Wisconsin Studies in Contemporary Literature. 4 (1): 109–149. doi:10.2307/1207189. JSTOR 1207189.
  4. ^ Skow, John (15 tháng 9 năm 1961). “Sonny: An Introduction”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2007.
  5. ^ Slawenski, Kenneth (10 tháng 2 năm 2011). 'J. D. Salinger: A Life'. The New York Times.
  6. ^ "J. D. Salinger". LitFinder Contemporary Collection. Gale, 2007. Web. November 9, 2010.Bản mẫu:Vs
  7. ^ “J.D. Salinger and the Holocaust”. Algemeiner.com. 17 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ “J.D. Salinger”. Jewishvirtuallibrary.org. 1 tháng 1 năm 1919. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2010.
  9. ^ Alexander 1999, tr. 32.
  10. ^ a b c "J. D. Salinger". LitFinder Contemporary Collection. Gale, 2007. Web. November 9, 2010.Bản mẫu:Vs
  11. ^ a b Lutz 2002.
  12. ^ Lutz 2002, tr. 10.
  13. ^ Alexander 1999, tr. 42.
  14. ^ French 1988, tr. 22.
  15. ^ Reiff, Raychel Haugrud (2008). J.D. Salinger. Marshall Cavendish. ISBN 9780761425946.
  16. ^ Fiene, Donald M. Lưu trữ tháng 1 9, 2008 tại Wayback Machine "A Bibliographical Study of J. D. Salinger: Life, Work, and Reputation", M.A. Thesis, University of Louisville, 1962.
  17. ^ Margaret Salinger 2000, tr. 39.
  18. ^ A Brief Biography of J. D. Salinger © April 2002, February 2006, by Sarah Morrill
  19. ^ French 1988, tr. xiii.
  20. ^ "J. D. Salinger". LitFinder Contemporary Collection. Gale, 2007. Web. November 9, 2010.Bản mẫu:Vs
  21. ^ Hathcock, Barrett. "J.D. Salinger"[cần chú thích đầy đủ]Bản mẫu:Vs
  22. ^ a b Alexander 1999, tr. 55–58.
  23. ^ Alexander 1999, tr. 55, 63–65.

Nguồn

Tái bản: Bloom, Harold biên tập (2001). J. D. Salinger. Bloom's BioCritiques. Philadelphia: Chelsea House. tr. 77–105. ISBN 0-7910-6175-2.

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!