Hồi tràng (tiếng Latinh: ile, ileum, ruột[2]) là đoạn cuối của ruột non trong hầu hết động vật có màng ối, bao gồm động vật có vú, bò sát, và chim. Ở cá, sự phân chia ở ruột non không rõ ràng và những thuật ngữ posterior intestine (ruột sau) hay distal intestine (ruột ngoại biên) có thể được dùng để thay cho hồi tràng.[3] Chức năng chính của nó là hấp thụ vitamin B12, axit mật, và bất kì sản phẩm nào của sự tiêu hóa mà chưa được hỗng tràng (jejunum) hấp thụ.
Hồi tràng là phần thứ ba và là phần cuối cùng của ruột non. Nó nối tiếp hỗng tràng và kết thúc ở góc hồi manh tràng, là nơi đoạn cuối cùng của hồi tràng nối với manh tràng của ruột già thông qua van hồi manh tràng. Hồi tràng cùng với hỗng tràng được treo bên trong mạc treo ruột non, một hệ thống phúc mạc mang mạch máu cung cấp cho chúng (động mạch và tĩnh mạch mạc treo tràng trên), mạch bạch huyết và dây thần kinh.[4]
Không có đường ranh giới giữa hỗng tràng và hồi tràng. Tuy nhiên, có những khác biệt tinh vi giữa chúng:[4]
Hồi tràng có nhiều mỡ ở mạc treo hơn hỗng tràng.
Đường kính ống của nó nhỏ hơn và có thành mỏng hơn so với hỗng tràng.
Các nếp van tràng của hồi tràng nhỏ hơn và không có ở đoạn cuối.
Một lớp cơ bên ngoài cấu tạo bởi hai lớp cơ trơn được sắp xếp thành bó tròn bên trong và bó dọc ở ngoài. Giữa hai lớp là đám rối thần kinh cơ ruột cấu tạo từ mô thần kinh và cũng là một phần của hệ thần kinh ruột.
^Cuvelier, C.; Demetter, P.; Mielants, H.; Veys, EM.; De Vos M, . (tháng 1 năm 2001). “Interpretation of ileal biopsies: morphological features in normal and diseased mucosa”. Histopathology. 38 (1): 1–12. doi:10.1046/j.1365-2559.2001.01070.x. PMID11135039.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hồi tràng.