Hạt hướng dương là hạt từ cây hướng dương (Helianthus annuus). Những bông hoa hướng dương nở ra, trong nhụy mọc lên quả có hình dáng giống hạt nên được gọi là "hạt". Có ba loại hạt thường thấy là: giàu linoleic (phổ biến nhất), giàu oleic và hạt tạo dầu. Hạt hướng dương đen, cứng được dùng để ép lấy dầu, trong khi hạt đen sọc trắng (hoặc đen tuyền) dùng để làm đồ ăn vặt.
Ẩm thực
Bên cạnh làm đồ ăn vặt, hạt hướng dương cũng được dùng để ép lấy dầu. Dầu hướng dương là sản phẩm từ việc chiết xuất dầu từ hạt của nó. Loại dầu này dùng để chiên rán thực phẩm hoặc để trang điểm, làm nhiên liệu, v.v.. Dầu hướng dương được sản xuất và sử dụng lần đầu vào năm 1835 tại Nga.
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]
Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin E và folate. Vitamin E tốt cho tim mạch, bảo vệ màng tế bào não, chống viêm sưng. Trong khi đó, folate (hay axit folic, vitamin B9) giúp tạo và duy trì tăng trưởng các tế bào, đồng thời tạo DNA và RNA (các khối xây dựng của tế bào) và ngăn ngừa thay đổi DNA bất thường gây ra ung thư.[3][4]
Năm 2020, tổng sản lượng hạt hướng dương toàn cầu là 50,2 triệu tấn, trong đó Nga dẫn đầu với 13,3 % sản lượng, kế tiếp là Ukraina chiếm 13,1 %. Trung Quốc, România, Bulgaria, Hungary và Argentina cũng có những đóng góp đáng kể.
^National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN978-0-309-48834-1. PMID30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)