Hybrid Theory là album phòng thu đầu tay của ban nhạc rock người Mỹ Linkin Park, do hãng thu âm Warner Bros. Records phát hành vào ngày 24 tháng 10 năm 2000. Tác phẩm được ghi âm tại NRG Recordings ở Bắc Hollywood, California với Don Gilmore chịu trách nhiệm sản xuất. Chủ đề lời ca khúc của album liên hệ đến những vấn đề mà giọng ca chính Chester Bennington trải qua thời niên thiếu, gồm lạm dụng ma túy, những lần cha mẹ anh cãi vã triền miên và sau cùng đi đến ly hôn. Hybrid Theory lấy tựa đề từ tên cũ của ban nhạc cũng như khái niệm nhạc lý và kết hợp các phong cách khác nhau. Đây cũng là album duy nhất của ban nhạc vắng mặt tay bass Dave "Phoenix" Farrell, song anh vẫn được ghi công sáng tác ở một số bài của album.
Bốn đĩa đơn được phát hành trích từ Hybrid Theory: "One Step Closer", "In the End", "Crawling" và "Papercut", cả bốn bài đều góp phần tạo dựng danh tiếng của Linkin Park trên thị trường đại chúng. Trong khi "In the End" là bài thành công nhất trong bốn đĩa đơn, thì tất cả các đĩa đơn còn lại vẫn thuộc nhóm những ca khúc thành công nhất của ban nhạc. Tuy "Runaway", "Points of Authority" và "My December" không được phát hành làm đĩa đơn ở album tặng kèm bản đặc biệt, chúng vẫn là những bài hit nhỏ trên các đài phát thanh alternative rock nhờ có thành công của cả bốn đĩa đơn lẫn album của ban nhạc.
Ngày 13 tháng 8 năm 2020, Warner Records thông báo tái phát hành Hybrid Theory nhân kỷ niệm 20 năm ra mắt nhạc phẩm. Một bài demo chưa từng được phát hành trước đó là "She Couldn't" ra mắt vào cùng thời điểm ấy.
Hoàn cảnh ra đời
Năm 1996, những người bạn thời trung học Rob Bourdon, Brad Delson và Mike Shinoda lập nên ban nhạc rap rock Xero. Sau khi tốt nghiệp, họ tuyển mộ Joe Hahn, Dave "Phoenix" Farrell và Mark Wakefield để biểu diễn trong ban nhạc. Do hạn chế về nguồn lực, năm 1996, ban nhạc bắt đầu thu âm và sản xuất bài hát bên ở phòng thu tạm thời, nằm trong phòng ngủ của Shinoda, từ đó cho ra đời album gồm bốn bài demo. Họ đặt tên album ấy là Xero và phát hành sản phẩm vào tháng 11 năm 1997.[1] Sau đó, Delson (lúc ấy là sinh viên của Đại học California) giới thiệu ban nhạc với Jeff Blue (phó chủ tịch ban A&R của Zomba Music), vì Delson từng làm thực tập cho Blue hồi đại học. Blue ngay lập tức hứng thú với ban nhạc, nhưng không chốt được hợp đồng thu âm. Sau khi xem tiết mục của Xero vào năm 1998, ông tin rằng ban nhạc cần một giọng hát chính khác.[2] Thất vọng vì không thành công với hãng thu âm, Wakefield và Farrell đã rời ban nhạc.[1][3]
Blue tiến cử giọng ca quê gốc ArizonaChester Bennington - cựu thành viên của Grey Daze. Ngày 20 tháng 3 năm 1999, Blue gọi điện cho Bennington đúng dịp anh mừng sinh nhật 23 tuổi, rồi gửi cho Bennington các tệp băng ghi những bài chưa phát hành của Xero vào ngày hôm sau. Một băng chứa giọng hát của Wakefield, còn băng kia chỉ là bốn bài khí nhạc (instrumental track), và Blue yêu cầu Bennington "thể hiện các bài hát".[4] Bennington sáng tác và viết phần hát mới đè lên phần khí nhạc và gửi các tệp băng trả lại Blue.[5] Đến ngày 23 tháng 3, Bennington ở Los Angeles để phỏng vấn với Xero.[4] Ban nhạc đã phỏng vấn nhiều người cho vị trí hát chính, sau này Shinoda thừa nhận ấn tượng về Bennington khiến nhóm lo ngại về hình ảnh của anh, dẫu cho Bennington chắc chắn là người thể hiện xuất sắc nhất trong số các ứng viên.[6] Như Delson kể lại: "[Bennington] thật sự là mảnh ghép cuối cùng của câu đố [...] Chúng tôi không thấy bất cứ ai có tài năng tiệm cận anh ấy cả."[7]
Sau khi Bennington chính thức tham gia, năm thành viên đổi tên ban nhạc thành Hybrid Theory.[4][6] Sau đó, tay bass Kyle Christner được tuyển mộ để hoạt động tạm thời trong ban nhạc.[8] Đội hình này của nhóm đã phát hành đĩa EP cùng tên. Nhờ một đội ngũ chuyên tiếp thị (street team), đĩa EP chủ yếu được quảng bá qua các phòng chat và diễn đàn trên internet.[9][10] Tháng 10 năm 1999, Christner rời nhóm nhạc. Người thay thế vị trí chơi bass của anh là Scott Koziol và Ian Hornbeck, họ cùng với Delson đã đóng góp các bản ghi bass cho sản phẩm của ban nhạc.[8] Khi vẫn chưa ký được hợp đồng nào, ban nhạc lại tìm đến Blue (lúc bấy giờ ông đã chia tay Zomba và trở thành phó chủ tịch của Warner Bros. Records).[11] Đến tháng 11 năm 1999, ban nhạc được ký hợp đồng thu âm.[9] Họ đổi tên lần nữa và chốt cái tên "Linkin Park".[4][12]
Sáng tác và thu âm
Phần nhạc tiền đề cho Hybrid Theory do chính Linkin Park sản xuất đầu tiên vào năm 1999 dưới dạng băng demo gồm chín bài. Ban nhạc gửi cuốn băng này tới nhiều công thu thu âm và trình diễn 42 buổi giới thiệu sản phẩm (showcase) trước đại diện của các công ty thu âm, gồm cả những tiết mục ở buổi giới thiệu sản phẩm trước Mike Galaxy (nhân viên chiêu thị kiêm ông bầu ở Los Angeles) tại The Gig ở Melrose.[5][13] Tuy nhiên, lúc đầu họ bị phần lớn các hãng thu âm lớn và nhiều hãng thu âm độc lập từ chối.[14] Năm 1999, ban nhạc ký được hợp đồng với Warner Bros. Records, phần lớn là nhờ những lời giới thiệu liên tục của Jeff Blue - ông đã gia nhập vào hãng đĩa sau khi rời khỏi Zomba.[5][7][14]
Tuy ban đầu gặp khó để tìm ra một nhà sản xuất nhận lời đảm nhiệm album đầu tay của ban nhạc mới ký hợp đồng, song cuối cùng, Don Gilmore đã đồng ý làm trưởng dự án,[5] còn Andy Wallace làm người trộn âm. Các buổi thu âm (chủ yếu thu lại các bài hát từ băng demo) bắt đầu tại NRG Recordings ở Bắc Hollywood, California vào tháng 3 năm 2000 và kéo dài bốn tháng.[15] Những đoạn rap của Shinoda ở đa số các bài hát bị thay đổi đáng kể so với bản gốc, còn hầu hết điệp khúc vẫn gần như nguyên vẹn.[16] Do vắng mặt Dave Farrell và Kyle Christner (những người từng tham gia làm đĩa EP năm 1999), nên ban nhạc đã thuê Scott Koziol và Ian Hornbeck làm tay bass thế thân, và Delson cũng chơi bass trong phần lớn album.[17] Bộ đôi Dust Brothers góp các nhịp bổ sung cho bài "With You".[18]
Bennington và Shinoda sáng tác phần lời ca khúc của Hybrid Theory một phần dựa theo những băng demo đầu tiên với Mark Wakefield.[4] Shinoda mô tả lời các ca khúc là giãi bày cảm xúc, tình cảm, trải nghiệm chung và "những cảm xúc mà bạn nghĩ và nói đến hàng ngày."[19][20] Sau đó Bennington miêu tả trải nghiệm sáng tác bài hát với Rolling Stone vào đầu năm 2002:
Thật dễ rơi vào tình trạng ấy — 'thật tội nghiệp cho tôi', đó là nơi bắt nguồn những ca khúc như 'Crawling': Tôi không thể chịu đựng một mình. Song bài hát ấy nói về việc bạn chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Tôi không nói 'bạn' ở một thời điểm bất kỳ. Bài đó diễn tả chính tôi là nguyên do cảm thấy bản thân như vậy. Có thứ bên trong nội tâm kéo tôi xuống.[4]
Cuối cùng album cho ra đời bốn đĩa đơn. "One Step Closer" (bài thứ hai và đĩa đơn đầu tiên của album, phát hành ngày 29 tháng 8 năm 2000)[40] được ghi dần từng phần một sau khi Linkin Park chật vật xử lý bài "Runaway". "One Step Closer" có một câu đàn guitar riff và bộ gõ điện tử ở phần mở bài, rồi chuyển sang khúc bridge với tiếng guitar sử dụng hiệu ứng nhiều distortion và tiếng trống kích động.[41] Ca khúc cũng nổi tiếng với "Shut up when I'm talkin' to you!" - điệp khúc bằng kỹ thuật screamming của Bennington dài một phút 48 giây trước khi vào bài.[41][42] Video âm nhạc của "One Step Closer" được ghi hình tại một tàu điện ngầm ở Los Angeles[43] và ngay lập tức thành hit, sau đó nhận được nhiều lần phát sóng trên MTV và các kênh truyền hình âm nhạc khác.[5] Tay bass thế thân Scott Koziol xuất hiện và biểu diễn cùng ban nhạc trong video.[43]
Đoạn sample của bài "In the End" - đĩa đơn thứ tư trích từ Hybrid Theory. Bài hát bắt đầu bằng câu riff đáng ghi nhớ trên đàn dương cầm, kế đến là đoạn rap của Shinoda chiếm phần lớn các phiên khúc của bài.
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
"Crawling" được phát hành ngày 2 tháng 4 năm 2001.[44] Bennington miêu tả đĩa đơn thứ hai "Crawling" là "nói về cảm giác tựa như việc tôi chẳng thể khống chế bản thân trước ma túy và rượu."[45]
"Papercut" (phát hành ngày 18 tháng 6 năm 2001)[46] là đĩa đơn thứ ba của album, phần lời ca khúc miêu tả về paranoia. Video âm nhạc của "Papercut" có cảnh ban nhạc biểu diễn ở một hành lang, đối diện một căn phòng tối hoàn toàn, trên tường có ghi lời bài hát bằng những dòng chữ nguệch ngoạc. Nhiều đề tài siêu nhiên xuất hiện trong video, hiệu ứng kỹ xảo được sử dụng để tạo nên những cảnh kỳ quái, như ngón tay của Shinoda "dãn dài" còn mặt của Bourdon "tan chảy".[47]
Đĩa đơn thứ tư và cuối cùng từ Hybrid Theory là "In the End", được phát hành vào ngày 9 tháng 10 năm 2001.[48] Bài hát nổi bật với đoạn riff đặc trưng của Shinoda trên dương cầm. Phần rap của anh cũng chiếm phần lớn phiên khúc của bài, sau đó có thêm phần hát của Bennington ở điệp khúc. Video âm nhạc của "In the End" được ghi hình ở nhiều chặng khác nhau cùng với tour Ozzfest 2001, do Nathan "Karma" Cox và DJ Joe Hahn của ban nhạc làm đạo diễn, về sau họ còn đạo diễn nhiều video nhạc của Linkin Park trong tương lai (hai người cũng làm đạo diễn video nhạc của "Papercut").[49] Tuy bối cảnh của "In the End" được thu hình tại một hoang mạc ở California, song đích thân ban nhạc đã biểu diễn trên sân khấu phòng thu tại Los Angeles, với các hiệu ứng CGI và compositing nổi bật được dùng để tạo ra bản hoàn chỉnh. Cũng nhờ ban nhạc biểu diễn trong phòng thu mà Hahn và Cox bật được các ống nước phía trên sân khấu gần cuối video và làm nhóm bị ướt. Video nhạc đã thắng giải Video nhạc rock xuất sắc nhất tại lễ trao giải Video âm nhạc của MTV 2002.[50]
"Points of Authority" (bài thứ tư trong album) có video nhạc riêng, và MV được đưa vào đĩa DVD đầu tiên của ban nhạc làFrat Party at the Pankake Festival. Tay trống Rob Bourdon miêu tả quá trình thu thanh ca khúc: "Brad viết ra câu riff rồi về nhà. Mike quyết định chia đoạn riff thành các phần khác nhau và sắp xếp lại chúng trên máy tính [...] Brad buộc phải tự học phần nhạc của mình từ máy tính." Nói về ca khúc, Delson dành lời khen kỹ năng của Shinoda, miêu tả anh là "một thiên tài" và "tài năng như Trent Reznor".[14]
Thiết kế bìa
Khi Hybrid Theory trở thành album đầu tiên của Linkin Park Mike Shinoda (từng làm nhà thiết kế đồ họa trước khi trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp) cho biết ban nhạc đã tìm cảm hứng qua nhiều cuốn sách về cách giới thiệu bản thân họ lần đầu. Kết quả là hình một người lính đeo cánh đã ra đời, do chính Shinoda minh họa. Theo lời Chester Bennington, ý tưởng về người lính đeo cánh chuồn chuồn ngô có dụng ý miêu tả sự pha trộn các yếu tố nhạc nhẹ và nặng đô nhờ sử dụng vẻ ngoài kiệt sức của người lính và những nét vẽ mỏng manh của đôi cánh.[51] Phong cách nghệ thuật chủ yếu lấy cảm hứng từ kỹ thuật vẽ stencil graffiti, như các tác phẩm đầu tiên của Banksy.[52] Bìa đĩa cũng có phần lời các ca khúc trong album bị sắp xếp hỗn độn ở phần nền, mà phần lời của bài "One Step Closer" là nổi bật nhất.[53]
Tour diễn
Sau thành công của Hybrid Theory, Linkin Park nhận được lời mời biểu diễn tại nhiều tour diễn và hòa nhạc rock như Ozzfest, Family Values Tour, Almost Acoustic Christmas của KROQ-FM và tour diễn do chính ban nhạc khởi động mang tên Projekt Revolution, với phần diễn chính của Linkin Park và có sự tham gia của các ban nhạc khác như Cypress Hill và Adema.[7][14] Trong thời gian này, Linkin Park tái hợp với tay bass đời đầu của họ là Dave "Phoenix" Farrell.[14] Ban nhạc duy trì một tạp chí trực tuyến qua trang web chính thức suốt thời gian họ đi lưu diễn vào năm 2001 và 2002, và trên tạp chí đó, từng thành viên đều tạo một ký hiệu tương ứng. Tuy các ghi chú không còn trên trang web của họ nữa, song chúng vẫn xuất hiện trên các trang web của người hâm mộ (fansite).[54] Linkin Park đã diễn tới 324 show vào năm 2001.[14]
Hybrid Theory nhận được đa số đánh giá tích cực từ giới phê bình. Mike Ross của Jam! khen album là sự kết hợp hiệu quả của nhạc hip hop và heavy metal, đồng thời nhận xét Linkin Park là "một trong những ban nhạc rap metal mới giỏi nhất".[65] Cây viết Stephanie Dickison của PopMatters viết rằng Linkin Park là "một nhóm nhạc phức tạp và tài năng hơn nhiều so với các nhóm nhạc nam (boy band) hard rock gần đây" và "sẽ tiếp tục hấp dẫn và thách thức các âm thanh chuẩn của âm nhạc."[42] Trên tạp chí Q, Dan Silver bình luận rằng ban nhạc đã mang đến "thứ nhạc rock đầy lo âu... một spin điện tử hiệu quả".[66] Johan Wippsson từ Melodic khen ngợi khâu sản xuất của Don Gilmore và miêu tả Hybrid Theory là "có tính hủy diệt và giận giữ, song luôn có cảm giác giai điệu được kiểm soát tốt khắp tác phẩm." Robert Christgau của The Village Voice chấm album hai sao khuyến khích và nhắc đến "Papercut" và "Points of Authority" là những điểm nhấn; ông châm biếm: "những người đàn ông chẳng hiểu gì về các cậu trai giận giữ đâu".[67]
Ở một bài đánh giá nặng tính phê bình hơn, William Ruhlmann của AllMusic thấy rằng ở Hybrid Theory, Linkin Park tựa "như những kẻ đến sau với phong cách nhạc đã quá lỗi thời rồi."[68] Nhà phê bình Noel Gardner của NME nhận xét tác phẩm là một album "tạm ổn" cần được chỉnh sửa, ông viết: "mặt khác, những bản nhạc emo cực ổn như 'With You' và 'A Place for My Head' bị bổ sung thêm tiếng cào đĩa hời hợt mà vô dụng".[60] Matt Diehl của Rolling Stone thấy album "ổn đôi chỗ" và ban nhạc "biết cách xử lý một đoạn hook", nhưng chỉ trích phần lời ca "nhàm chán, sáo rỗng và kích động" của Bennington và Shinoda.[63]
Ở bài đánh giá Hybrid Theory vào năm 2006, Tyler Fisher của Sputnikmusic nhận thấy sự thiếu đa dạng âm nhạc trong tác phẩm, song kết luận rằng tác phẩm "là một album quần chúng mang tính bước ngoặt ở thời điểm chuyển giao thế kỷ và có lý do chính đáng."[69] Một năm sau, Ian Cohen của Stylus Magazine nhận thấy khi album "gần như bị bỏ quên hoàn toàn" ngoài các đĩa đơn, thì tác phẩm "lạ lùng thay lại mới mẻ với đài phát thanh rock đại chúng (mainstream rock), đặc biệt là khi so với những đồng nghiệp post-grunge xấu xí và những nhóm revival hay như The Strokes/White Stripes."[70] Trong bài đánh giá năm 2020, Gabriel Szatan của Pitchfork tỏ ra nhiệt thành hơn; anh viết: "mọi xu hướng sắc xảo nhất của ban nhạc hòa quyện vào nhau và xung lực thẩm mỹ ít hấp dẫn hơn bị kìm nén" trong Hybrid Theory, đồng thời ghi công ban nhạc giúp phổ cập hóa bàn luận về sức khỏe tinh thần "trong nhạc pop, rock, rap, và mọi thể loại theo trục heavy [metal]".[61] Luke Morton của Kerrang! nhận xét: "không quá cường điệu khi nói Hybrid Theory là một trong những album nhạc rock quan trọng nhất mọi thời đại."[57]
Hybrid Theory ra mắt ở vị trí số 16 trên Billboard 200 của Hoa Kỳ và tiêu thụ được 50.000 bản ở tuần đầu tiên.[81][82] Tác phẩm có được chứng nhận vàng của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) năm tuần sau khi phát hành.[5] Năm 2001, album bán ra 4,8 triệu bản ở Hoa Kỳ, trở thành album bán chạy nhất năm,[83][84] và ước tính album tiếp tục bán được 100.000 mỗi tuần vào đầu năm 2002.[14] Suốt những năm tiếp theo, album tiếp tục tiêu thụ với tốc độ nhanh và sau cùng có được chứng nhận Kim cương của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ vào năm 2005 nhờ tiêu thụ được mười triệu bản ở Hoa Kỳ. Năm 2017, nhạc phẩm được trao thêm một cấp bạch kim nữa với tổng cộng 11 đĩa bạch kim.[85] Năm 2001, đây là album bán chạy thứ hay trên toàn thế giới với 8,5 triệu bản được bán ra.[86] Tính đến nay, album bán được 27 triệu bản trên toàn cầu,[87] trở thành album đầu tay bán chạy nhất thế kỷ 21 (theo Sputnikmusic năm 2006).[88] Tính đến tháng 9 năm 2020, album có được 12 đĩa Bạch kim (Kim cương) và bán ra 10,5 triệu bản ở Hoa Kỳ theo Nielsen SoundScan.[89][90] Tính đến tháng 4 năm 2023, album bán được 13,58 triệu đơn vị album tương đương và 11 triệu doanh số album thuần tại Hoa Kỳ.[91]
Sau khi Bennington mất vào ngày 20 tháng 7 năm 2017, album giành ngôi quán quân trên các bảng xếp hạng âm nhạc của iTunes và Amazon.[92] Tác phẩm cũng tái lọt ở vị trí #27 trên Billboard 200, cùng ba album phòng thu khác của nhóm, rồi tái xuất ở top 10 (#8) trong tuần tiếp theo. Tại Vương quốc Liên hiệp Anh, album vươn đến hạng bốn (hạng cao nhất) vào năm 2001 và tái leo lên vị trí cao nhất này vào tháng 7 năm 2017, cùng tuần mà tác phẩm tái lọt top 10 ở Hoa Kỳ. Album cũng có mặt tại các bảng xếp hạng của 11 quốc gia nữa với vị trí khá cao và lọt top 10 ở các bảng xếp hạng của Vương quốc Anh, Thụy Điển, New Zealand, Áo, Phần Lan và Thụy Sĩ.[93]
Hybrid Theory là album thể hiện xuất sắc thứ 11 trên Billboard 200 của thập niên, lọt vào top 10 ở tuần thứ 38 có mặt trên bảng xếp hạng và trụ ở top 10 trong 34 tuần. Album sở hữu gần 170 tuần hiện diện trên bảng xếp hạng tính đến năm 2017, nhờ tái xuất ở vị trí 167 vào tháng 2 năm 2011 và trong nhiều tuần cứ mỗi dịp Linkin Park phát hành album phòng thu mới.[94]
Năm 2002, Linkin Park phát hành album phối lại (remix) mang tên Reanimation. Tác phẩm đưa vào các bài hát của Hybrid Theory đã được những nghệ sĩ nu metal và underground hip hop phối lại và tái thể hiện.[95] Những nghệ sĩ đóng góp cho album gồm Black Thought, Pharoahe Monch, Jonathan Davis, Stephen Carpenter và Aaron Lewis. Âm thanh trong các album sau của Linkin Park thử nghiệm với nhạc cụ cổ điển như nhạc cụ dây và dương cầm. Hai loại nhạc cụ ấy (cùng với chung các yếu tố electronica từ Hybrid Theory) được đặc biệt đưa vào album phòng thu thứ hai của ban nhạc là Meteora.[96] Như Shinoda giải thích sự khác biệt về âm thanh giữa Hybrid Theory và Meteora: "Yếu tố điện tử luôn hiện hữu trong ban nhạc – chỉ là đôi khi chúng tôi mang nó gần ngay trước mặt hơn thôi."[97]
Đĩa đơn
Tính đến năm 2022 theo Billboard, Hybrid Theory là một trong 15 album thể hiện xuất sắc nhất thế kỷ 21 mà không có đĩa đơn nào đoạt ngôi quán quân trên Billboard Hot 100.[98]Hybrid Thory được phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 10 năm 2000,[99] sau khi "One Step Closer" lên sóng phát thanh. Bốn đĩa đơn từ album được phát hành suốt năm 2001 (dù "Points of Authority" được phát hành làm đĩa đơn quảng bá), thì ba đĩa đơn đã gặt hái thành công trên các bảng xếp hạng BillboardModern Rock Tracks của Hoa Kỳ.[100] Đĩa đơn "In the End" có vị trí xếp hạng cao nhất trích từ album, giành ngôi quán quân trên bảng xếp hạng Modern Rock Tracks và xuất hiện trên các bảng xếp hạng khắp thế giới. Thành công của "In the End" góp phần tạo nên thành công trên bảng xếp hạng âm nhạc của Hybrid Theory, giúp nhạc phẩm giành ngôi á quân trên Billboard 200 vào năm 2002.[101]
"She Couldn't" Phát hành: 13 tháng 8 năm 2020 (2020-08-13)
"In The End (Demo)" Phát hành: 1 tháng 10 năm 2020 (2020-10-01)[102]
Nhằm chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 20 năm phát hành album, ban nhạc đã đề nghị người hâm mộ gửi ảnh hưởng và video liên quan đến Hybrid Theory nhằm chào mừng dịp này.[103] Ngày 7 tháng 8, trang web chính thức của ban nhạc được tái thiết kế tạm thời thành chủ đề máy tính đầu những năm 2000, để lại các manh mối và câu đố ẩn trong trang web chứa chi tiết ẩn ý về lịch tái phát hành album, ví dụ như email, ảnh và mã cũ.[104][105] Trang web được cập nhật thường xuyên, để rồi vào ngày 13 tháng 8, Warner Records đăng một thông báo về lịch tái phát hành bản kỷ niệm 20 năm.[106] Một bài hát chưa từng phát hành trước đây là "She Couldn't" được ra mắt cùng hôm ấy.[107][108]
Các đơn đặt mua sớm (pre-order) album đã xuất hiện cùng với thông báo về nội dung phát hành tác phẩm. Thông báo ghi nhiều nội dung từ thời Hybrid Theory, như bìa gốc, album remix Reanimation, EP Hybrid Theory và nhiều bài mặt B, bài demo, bài thu trực tiếp và bản remix. Đa số các bài chưa từng được phát hành trong đĩa đơn, EP và qua câu lạc bộ hâm mộ Linkin Park Underground, còn những bài khác lần đầu được phát hành trong đĩa tuyển tập này.[109] Ngoài phần nhạc, bản siêu đặc biệt của album còn có nội dung tặng kèm thêm, gồm ba đã DVD, ấn phẩm nghệ thuật và cuốn sách dài 80 trang chứa những tấm ảnh chưa từng được công bố.[110]
Tháng 11 năm 2023, Kyle Christner (từng chơi guitar bass trong EP Hybrid Theory) đã đâm đơn kiện Linkin Park, đòi bồi thường cho các bài hát có mặt mặt trong bản kỷ niệm 20 năm phát hành album.[8] Tháng 3 năm 2024, hai bên đã thống nhất dàn xếp ngoài tòa với nội dung không được tiết lộ.[111]
^Fuoco, Christina (4 tháng 2 năm 2004). “LiveDaily Interview: Linkin Park's Dave 'Phoenix' Farrell” [Phỏng vấn của LiveDaily: Dave 'Phoenix' Farrell của Linkin Park]. Livedaily (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025.
^ abcdefFricke, David (14 tháng 3 năm 2002). “Rap Metal Rulers” [Những kẻ thống trị rap metal]. Rolling Stone (bằng tiếng Anh) (891).
^ abcdefg“Everybody loves a success story” [Mọi người đều yêu một câu chuyện thành công] (bằng tiếng Anh). The LP Association. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025.
^ abcSculley, Alan. “Linkin Park interview with Rhythm” [Phỏng vấn của Linkin Park với Rhythm] (bằng tiếng Anh). Madison.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025.
^“Complete Linkin Park discography” [Trọn bộ danh sách đĩa nhạc của Linkin Park] (bằng tiếng Anh). The LP Association. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Rhode, Jason (30 tháng 11 năm 2015). “Linkin Park's Hybrid Theory A Landmark Album 15 Years Later” [Album bước ngoặt Hybrid Theory của Linkin Park đã ra đời được 15 năm] (bằng tiếng Anh). Cryptic Rock. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Linkin Park demos” [Các đĩa demo của Linkin Park] (bằng tiếng Anh). The LP Association. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Childers, Chad (24 tháng 12 năm 2017). “17 Years Ago: Linkin Park Unleash 'Hybrid Theory” [17 năm trước: Linkin Park ra mắt 'Hybrid Theory]. Loudwire (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Collar, Matt (30 tháng 1 năm 2001). “Linkin Park Dig Up Dust Brothers Track” [Linkin Park mổ xẻ ca khúc của Dust Brothers] (bằng tiếng Anh). MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Evening Session Interview with Steve Lamacq”. The Evening Session (bằng tiếng Anh). 13 tháng 6 năm 2001. BBC Radio 1.
^“BBC Session Interview” [Buổi phỏng vấn của BBC Session] (bằng tiếng Anh). LP Times. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Chester Bennington biography” [Tiểu sử hoạt động của Chester Bennington] (bằng tiếng Anh). The LP Association. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Coyle, Doc (15 tháng 9 năm 2015). “The 12 Most Underrated Nu Metal Albums” [12 album nu metal bị đánh giá quá thấp nhất] (bằng tiếng Anh). VH1. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Yadav, Dylan (22 tháng 9 năm 2016). “Linkin Park - Hybrid Theory”. Immortalreviews.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Linkin Park – 'One More Light' Review” [Bài đánh giá 'One More Light' của Linkin Park]. NME (bằng tiếng Anh). 17 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Everley, Dave; Hobson, Rich; Alderslade, Merlin (2 tháng 4 năm 2022). “The 50 best nu metal albums of all time” [50 album nu metal hay nhất mọi thời đaị]. Metal Hammer (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Gamboa, Glenn (18 tháng 5 năm 2017). “'One More Light' review: Linkin Park goes pop” [Bài đánh giá ‘One More Light’: Linkin Park chơi nhạc pop]. Newsday (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^John, Hayley St. (13 tháng 3 năm 2016). “Get Linkin Park's Debut, "Hybrid Theory" for free!” [Lấy được miễn phí album đầu tay 'Hybrid Theory' của Linkin Park!]. 102,9 Buzz (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Linkin Park Albums Ranked” [Xếp hạng các album của Linkin Park]. Loudwire (bằng tiếng Anh). 23 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^ abRamkissoon, Nikita (12 tháng 11 năm 2012). “Can I get an encore: Linkin Park live in Johannesburg” [Liệu tôi có thể xem một tiết mục encore không: Linkin Park diễn trực tiếp tại Johannesburg]. Times Live (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Clare, Doug (25 tháng 7 năm 2017). “Linkin Park Changed The Culture Around Alternative Rock” [Linkin Park đã thay đổi văn hóa xoay quanh thể loại alternative rock] (bằng tiếng Anh). The Odyssey Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Going For Adds” [Các bài hát sẽ được bổ sung vào danh sách phát của đài phát thanh] (PDF). Radio & Records (bằng tiếng Anh): 104, 108, 116. 25 tháng 8 năm 2000.
^ abFisher, Tyler. “Linkin Park - Hybrid Theory”. Sputnikmusic (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^ ab“One Step Closer video info” [Thông tin video của 'One Step Closer'] (bằng tiếng Anh). Forfeit the Game. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“'Crawl' or Nothing!” ['Bò' hoặc không gì cả]. NME (bằng tiếng Anh). 2 tháng 3 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025.
^Hyclak, Anna (17 tháng 7 năm 2009). “Linkin Park's Bennington Discusses His Drug Addiction” [Bennington của Linkin Park bàn về chứng nghiện ma túy của anh]. Spin (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“MTV Video Music Awards History” [Lịch sử giải Video âm nhạc của MTV] (bằng tiếng Anh). Rock on the Net. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^The Art Of Meteora [Nghệ thuật của 'Meteora'] (bằng tiếng Anh). Linkin Park. 2003.
^“Linkin Park touring journal” [Nhật ký lưu diễn của Linkin Park] (bằng tiếng Anh). Forfeit the Game. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Linkin Park: Hybrid Theory”. Melody Maker: 51. 8–14 tháng 11 năm 2000.
^ abGardner, Noel (13 tháng 1 năm 2001). “Linkin Park: Hybrid Theory”. NME (bằng tiếng Anh): 35. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Silver, Dan (tháng 1 năm 2001). “Linkin Park: Hybrid Theory”. Q (172): 111.
^ abDiehl, Matt (7 tháng 12 năm 2000). “Hybrid Theory”. Rolling Stone (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Fisher, Tyler (2 tháng 9 năm 2006). “Linkin Park – Hybrid Theory” (bằng tiếng Anh). Sputnikmusic. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Linkin Park Biography” [Tiểu sử hoạt động của Linkin Park] (bằng tiếng Anh). Yahoo! Music. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Pazz & Jop Critics Poll of 2001” [Cuộc bầu chọn Pazz & Jop (2001)]. The Village Voice. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^The 100 Greatest Rock Albums of All Time [100 album nhạc rock vĩ đại nhất mọi thời] (bằng tiếng Anh). Hoa Kỳ: Classic Rock. 2005.
^“The Definitive 200” (bằng tiếng Anh). Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2024.
^Best of Rock & Metal - Die 500 stärksten Scheiben aller Zeiten (bằng tiếng Đức). Rock Hard. 2005. tr. 41. ISBN3-89880-517-4.
^Emily (21 tháng 2 năm 2016). “The 50 Best Rock Albums Of The 2000s” [50 album nhạc rock hay nhất thập niên 2000]. Kerrang!! (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“The Top 20 best metal albums of 2000” [Top 20 album nhạc metal hay nhất năm 2000]. Metal Hammer (bằng tiếng Anh). 29 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Linkin Park - Million Sellers!” [Linkin Park - Những người tiêu thụ hàng triệu đĩa nhạc!]. NME (bằng tiếng Anh). 28 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Sanneh, Kelefa (31 tháng 3 năm 2002). “Musics; New Ideas From the Top of the Charts” [Âm nhạc, những ý tưởng mới từ đầu bảng xếp hạng]. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Basham, David (4 tháng 1 năm 2002). “Got Charts? Linkin Park, Shaggy, 'NSYNC Are 2001's Top-Sellers” [Biết về các bảng xếp hạng chưa? Linkin Park, Shaggy, 'NSYNC xếp đầu bảng về số lượng đĩa tiêu thụ năm 2001] (bằng tiếng Anh). MTV.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^White, Adam (16 tháng 2 năm 2002). “Dido, Linkin Park Lead the Global 20 of 2001” [Dido, Linkin Park dẫn đầu bảng xếp hạng Global 20 của năm 2001]. Billboard (bằng tiếng Anh). 114 (7): 42. ISSN0006-2510. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Linkin Park international charts” [Các bảng xếp hạng quốc tế của Linkin Park] (bằng tiếng Anh). Rockdetector.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Decade Charts” [Các bảng xếp hạng của thập niên]. Billboard (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^Erlewine, Stephen Thomas. “Reanimation - Linkin Park”. Allmusic (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Linkin Park - Meteora (Wea)” (bằng tiếng Anh). musicOMH.com. 24 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2024.
^“Mike Shinoda interview” [Phỏng vấn Mike Shinoda] (bằng tiếng Anh). musicOMH.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
^“Linkin Park single chart history” [Lịch sử xếp hạng đĩa đơn của Linkin Park]. Billboard (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
^Chad, Childers (24 tháng 5 năm 2023). “Deryck Whibley Names the 'Torturous' Sum 41 Album That Was His 'Worst Experience' in Music”. Loudwire (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025. Linkin Park’s diamond-selling 2000 debut album Hybrid Theory is the best-selling debut album of the 21st century under any genre. One of the songs that ensured that success was 'In The End,' the fourth single to be released from the album.
^“ハイブリッド・セオリー | リンキン・パーク” [Hybrid Theory | Linkin Park] (bằng tiếng Nhật). Oricon. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập 24 tháng 12 năm 2024.
^"Top Stranih [Top Foreign]" (bằng tiếng Croatia). Top Foreign Albums. Hrvatska diskografska udruga. Truy cập 24 tháng 12 năm 2024.
^"Czech Albums – Top 100". ČNS IFPI. Ghi chú: Trên trang biểu đồ này, chọn 201733 trên trường này ở bên cạnh từ "Zobrazit", và sau đó nhấp qua từ để truy xuất dữ liệu biểu đồ chính xác. Truy cập 24 tháng 12 năm 2024.
^“European Top 100 Albums 2001”(PDF). Music & Media. 22 tháng 12 năm 2001. tr. 15. Lưu trữ(PDF) bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021 – qua World Radio History.
^“The Top 200 Artist Albums of 2007”(PDF). Chartwatch: 2007 Chart Booklet. Zobbel.de. tr. 35. Lưu trữ(PDF) bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2021.
^“ARIA End of Year Albums 2017”. Australian Recording Industry Association. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
^“Billboard 200 Albums – Year-End 2021” [Các album trong Billboard 200 - cuối năm 2021]. Billboard (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
^“Top Rock Albums – Year-End 2021” [Top album nhạc rock - cuối năm 2021]. Billboard (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
^“Jaaroverzichten 2022” [Đánh giá thường niên năm 2022] (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
^“Rapports annuels 2022” [Báo cáo thường niên 2022] (bằng tiếng Pháp). Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
^“Jaaroverzichten 2023” [Đánh giá thường niên năm 2023] (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
^“Buscando A Perfeição” [Tìm kiếm sự hoàn hảo] (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Correio da Manhã. 24 tháng 3 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2025. Após terem assinado o álbum de estreia mais bem sucedido da história da música (14 milhões de cópias vendidas em todo o mundo, 70 mil das quais em Portugal), é caso para dizer que "Meteora" transporta o "fardo" de continuar essa mesma senda de sucesso. [Sau khi ký được album đầu tay thành công nhất lịch sử âm nhạc (14 triệu bản bán được toàn thế giới, với 70.000 bản tiêu thụ ở Bồ Đào Nha), đây là tình huống cụ thể cho thấy "Meteora" mang "gánh nặng" để tiếp nối con đường thành công đó.]