Huyện,[I] theo hiến pháp được gọi là hsien,[1] là một đơn vị phân cấp hành chính tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Theo cơ cấu phân cấp tại Đài Loan, thì nó tương đương với thành phố cấp huyện. Theo lịch sử các huyện sẽ thuộc quyền quản lý của các tỉnh, nhưng sau đợt tái cơ cấu các tỉnh vào năm 1998, tất cả các huyện giờ đây đều được quản lý trực tiếp bởi chính quyền trung ương.[2]
Lịch sử
Phân cấp hành chính đầu tiên được đặt là "huyện" (縣) được thành lập lần đầu tiên vào năm 1661 bởi Vương quốc Đông Ninh. Sau đó nhà Thanh kế thừa phân cấp hành chính này. Cùng với sự gia tăng dân số của người Hán tại Đài Loan, số lượng huyện tăng dần theo thời gian. Cho đến cuối đời nhà Thanh, có tổng cộng 11 huyện ở Đài Loan. Các nhà truyền giáo Đạo Tin Lành ở Trung Quốc la tinh hóa huyện thành hien.[3]
Đài Loan được nhượng lại cho Nhật Bản thông qua Hiệp ước Shimonoseki vào năm 1895. Do đó hệ thống phân chia cấp bậc cũng được dựa theo Nhật Bản trong suốt thời kỳ Đài Loan thuộc Nhật. Vào tháng 9 năm 1945, Đài Loan được chia thành 8 tỉnh (châu 州 và phủ 廳).
Vào cuối năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thua cuộc tại Nội chiến Trung Quốc và dời đến Đài Bắc, Đài Loan. Vào năm 1950, các huyện ở Đài Loan đã được tổ chức lại. Các huyện đông dân tại phía Tây Đài Loan được chia thành hai đến ba huyện. Dẫn đến có tổng cộng 16 huyện. Sau chiến tranh, chính phủ chỉ nắm kiểm soát một vài đảo của Trung Quốc đại lục. Các lãnh thổ này được chia thành hai huyện: Kim Môn và Mã Tổ bên dưới tỉnh Phúc Kiến. Các huyện thuộc thẩm quyền bao gồm: 16 ở Đài Loan và 2 ở Phúc Kiến, duy trì ổn định cho đến đầu những năm 1990.
Nối tiếp cải cách dân chủ vào đầu những năm 1990, nhiều cải cách về phân cấp hành chính được thảo luận mở rộng và cuối cùng một vài huyện đông dân đã cải cách thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2010 và 2014. Các huyện đó bao gồm:
Hiện nay, các huyện được thành lập dựa theo Đạo luật chính quyền địa phương dưới sự giám sát của Bộ Nội chính. Đạo luật này cũng tán thành một số hạng mục đặc biệt để thiết lập huyện với dân số trên hai triệu dân có thể cấp thêm quyền tự trị giống như thành phố trực thuộc trung ương. Những huyện này thường được gọi là thành phố bán tự trị (準直轄市). Thuật ngữ này được áp dụng cho Tân Bắc và Đào Viên trước khi nó trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
[a] Bầu ra người thi hành và bầu ra hội đồng lập pháp
[b] Chỉ định quản lý khu để quản lý các công việc địa phương và và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao
[c] Bầu ra quản lý thôn lý để quản lý các công việc địa phương và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao
Ghi chú
^Thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, và huyện-trực thuộc thành phố được gọi là thị hay shi (tiếng Trung: 市; nghĩa đen 'thành phố')
^Các tỉnh danh nghĩa; chính quyền cấp tỉnh đã bị bãi bỏ
^Trước đây được gọi là thành phố trực thuộc tỉnh (tiếng Trung: 省轄市) để phân biệt chúng với các thành phố tự trị đặc biệt và các thành phố do huyện quản lý
^“Rezoning Taiwan”. Taiwan Today. ngày 1 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
^“Glossary of Names for Admin Divisions”(PDF). Taiwan Geographic Names Information Systems. The Ministry of Interior of ROC. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2015.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Huyện (Đài Loan).
Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!