Hoạt hình chịu ảnh hưởng từ anime

Các nhân vật chính của Teen Titans (2003–2006).

Hoạt hình chịu ảnh hưởng từ anime hoặc anime Mỹ[1][2] đề cập đến các tác phẩm phim hoạt hình không phải của Nhật Bản mà có phong cách tương tự hoặc được truyền cảm hứng từ anime. Thông thường, thuật ngữ anime đề cập đến phong cách hoạt hình bắt nguồn từ Nhật Bản. Khi anime Nhật Bản ngày càng trở nên phổ biến, các xưởng phim hoạt hình phương Tây bắt đầu bổ sung thêm một số những cách điệu hóa thị giác đặc trưng trong anime như biểu cảm khuôn mặt cường điệu và các phiên bản nhân vật siêu biến dạng.

Mặc dù bên ngoài Nhật Bản, anime được sử dụng để chỉ tính đặc trưng riêng biệt của hoạt hình Nhật Bản, hoặc như một phong cách hoạt hình phổ biến tại Nhật Bản mà thường được miêu tả bởi đồ họa tràn đầy màu sắc, các nhân vật sống động và những chủ đề tuyệt vời,[3][4] một tranh luận rằng liệu cách tiếp cận trừu tượng về mặt văn hóa đối với ý nghĩa của từ này có thể mở ra khả năng anime được sản xuất ở các quốc gia bên ngoài Nhật Bản.[5][6][7] Trong khi một số người phương Tây đã nghiêm túc coi anime như là một sản phẩm hoạt hình đến từ Nhật Bản,[4] một số học giả đề nghị định nghĩa anime như là nét đặc trưng hoặc sự tinh hoa Nhật Bản mà có thể liên quan đến một hình thái mới của Đông phương luận.[8]

Khu vực

Hoa Kỳ

Các nhân vật trong The Batman (2004–2008).

Một trong những nỗ lực được ghi nhận đầu tiên từ các công ty Hoa Kỳ khi làm anime là The King Kong Show vào cuối thập 1960 và đầu thập niên 1970. Phim hoạt hình này là kết quả của một sự hợp tác giữa Toei Animation từ Nhật BảnVideocraft từ Hoa Kỳ. Kết quả là một phim hoạt hình với phong cách thị giác giống anime và một chủ đề về kaiju Nhật Bản, được kết hợp chặt chẽ phong cách hoạt họa phương Tây của thời kỳ Hanna-Barbera trong hoạt hình truyền hình Hoa Kỳ. Một ví dụ khác của hợp tác Nhật Bản-Hoa Kỳ có lẽ là Johnny Cypher in Dimension Zero.[9]

Toei Animation tiếp tục kiểu hợp tác này trong loạt phim truyền hình The Transformers phát hành vào thập niên 1980. Mặc dù bộ phim hoạt hình này thực sự được chế tác bởi Toei Animation, loạt phim lại được sản xuất và dành cho người Mỹ. The Transformers đã thực sự trình chiếu nhiều yếu tố và những ảnh hưởng của anime bao gồm câu chuyện, chủ đề và phong cách hoàn toàn giống với anime mecha.[10][11] Một ví dụ khác là Voltron, một loạt phim mecha Hoa Kỳ sử dụng lại hoạt họa từ nhiều anime Nhật Bản của Toei Animation đã phát hành trước đó, Voltron được sáng tạo thành một câu chuyện mới bởi các nhà biên kịch người Mỹ.[12][13]

Xu hướng này tiếp tục trong suốt thập niên 1980 với các bộ phim hoạt hình như Dungeons & Dragons được đồng sản xuất bởi Toei Animation. Hơn nữa, trong thập niên 1990, nhiều chương trình của Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành thuê ngoài các họa sĩ diễn hoạt người Nhật, đáng chú ý nhất là TMS Entertainment với các loạt phim truyền hình phổ biến được hoạt họa như X-Men, Teenage Mutant Ninja Turtles, ThunderCats, Tiny Toon Adventures, DuckTales, Chip 'n Dale: Rescue Rangers, TaleSpin, Darkwing Duck, AnimaniacsSpider-Man, hầu hết đều không giống với phim hoạt hình Nhật Bản.[14]

Trong thập niên 1990, một số phim hoạt hình Hoa Kỳ bắt đầu phản chiếu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ anime mà không hề có bất kỳ một họa sĩ người Nhật nào trực tiếp liên quan đến dự án. Một ví dụ của trường hợp này có thể được nhìn thấy trong các bộ phim của Cartoon Network (như The Powerpuff Girls[15][16]Dexter's Laboratory[17]) hoặc bộ phim Kim khả thi của Disney Channel.

Một số ví dụ đáng chú ý khác của các chương trình bị anime ảnh hưởng là Batman: The Animated Series khi thực sự được thuê ngoài một phần từ các họa sĩ người Nhật;[18][19] Gargoyles[20] và nhiều phim gần đây như Teen Titans,[21] The Batman. Batman Beyond đã trình chiếu một số đặc trưng của anime, đặc biệt một số quá trình sản xuất của phim đã được gia công thuê ngoài tại Nhật Bản.[22] Sự mở rộng cách điệu hóa anime Nhật Bản trong hoạt hình phương Tây đặt ra câu hỏi về ý nghĩa đã được thiết lập trước đó của "anime".[23] Sản phẩm The Animatrix bắt đầu được chị em nhà Wachowskis được hình thành khi đến thăm một số tác giả của những anime điện ảnh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phim của họ và quyết định cùng hợp tác hợp xuất.[24]

Avatar: The Last Airbender và phần hậu truyện The Legend of Korra là những ví dụ khác về anime phương Tây bị ảnh hưởng nặng nề từ anime Nhật Bản; bắt đầu xuất hiện thảo luận giữa những người hâm mộ và người xem về định nghĩa anime là gì, cũng như một bộ phim hoạt hình không phải của Nhật Bản có được gọi là một anime hay không.[25] Tác giả của Avatar: The Last AirbenderBryan KonietzkoMichael Dante DiMartino đã xác nhận chịu một ảnh hưởng đặc biệt từ anime Nhật Bản trong một bài phỏng vấn tạp chí; đó là "Miyazaki Hayao" với Sen và Chihiro ở thế giới thần bíMononoke Hime[26] cũng như Tonari no Totoro.[27] Các xưởng phim khác cũng lấy cảm hứng từ Studio 4°C, Production I.G, Polygon PicturesStudio Ghibli.[28]

Sự tương đồng mạnh mẽ có thể được nhìn thấy trong một tái khởi động nhượng quyền của VoltronVoltron: Legendary Defender, phim được sản xuất hoàn toàn bởi các họa sĩ người Mỹ. Lauren MontgomeryJoaquim Dos Santos là hai tác giả của Avatar: The Last Airbender và phần hậu truyện The Legend of Korra, đã đóng vai trò là nhà sản xuất phim truyền hình trong khi thành viên đoàn làm phim Tim Hedrick đảm nhận nhà biên kịch chính.[29] Hoạt hình chịu ảnh hưởng từ anime bắt đầu được định nghĩa như "anime", trong một nỗ lực nhằm phân loại tất cả các tác phẩm phong cách anime Nhật Bản mà không có nguồn gốc từ Nhật Bản.[23]

Loạt phim RWBY phát hành trên website do công ty Rooster Teeth có trụ sở tại Texas sản xuất theo phong cách nghệ thuật anime và được miêu tả là 'anime' theo nhiều nguồn. Ví dụ trong tiêu đề ở một trong các bài báo của Adweek đã miêu tả loạt phim là "anime làm bởi người Mỹ",[30] trong tiêu đề khác của HuffPost đã miêu tả loạt phim đơn giản là 'anime' mà không đề cập đến nguồn gốc quốc gia của loạt phim.[31] Năm 2013, tác giả của RWBYMonty Oum nói 'một số người chỉ tin rằng thứ giống Scotland cần được làm tại Scotland, một công ty Mỹ không thể làm anime. Tôi nghĩ rằng đó là một cách hẹp hòi để nhìn nó. Anime là một hình thức nghệ thuật, việc nói rằng chỉ duy nhất một quốc gia có thể làm được nghệ thuật này là sai lầm'.[32] RWBY đã được phát hành tại Nhật Bản với một phiên bản lồng tiếng Nhật,[33] tổng giám đốc điều hành công ty Rooster TeethMatt Hullum bình luận 'đây là lần đầu tiên bất kỳ anime làm bởi người Mỹ được bán ra tại Nhật Bản. Nó chắc chắn thường thực hiện theo cách thức khác xung quanh, chúng tôi thực sự hài lòng về điều đó'.[33]

Netflix đã sản xuất nhiều anime truyền hình khi hợp tác với các xưởng phim hoạt hình Nhật Bản,[34][35] do đó đang đưa ra một kênh phân phối nhiều tiếp cận hơn cho thị trường phương Tây.[36]

Định nghĩa anime như phong cách đã gây ra tranh luận giữa những người hâm mộ; Oppliger John cho rằng "việc nhấn mạnh tham chiếu đến nghệ thuật gốc Hoa Kỳ giống như 'anime' hoặc 'manga' Nhật Bản cướp đi những tác phẩm mang bản sắc văn hóa của nó".[4][37] Mặt khác, các phim hoạt hình như Avatar: The Last Airbender và phần hậu truyện The Legend of Korra, hoặc Voltron: Legendary Defender đã mở ra nhiều tranh luận rằng liệu có nên được gọi những tác phẩm này là anime hay không, và nếu theo cách tiếp cận trừu tượng về mặt văn hóa đối với ý nghĩa của từ anime thì có thể mở ra khả năng anime được sản xuất ở các quốc gia bên ngoài Nhật Bản.[5][6][7] Trong khi một số người phương Tây đã nghiêm túc coi anime như là một sản phẩm hoạt hình đến từ Nhật Bản,[4][38][39] một số học giả đề nghị định nghĩa anime như là nét đặc trưng hoặc sự tinh hoa Nhật Bản mà có thể liên quan đến một hình thái mới của Đông phương luận;[8] với một số người hâm mộ và các nhà phê bình cho rằng thuật ngữ này nên được định nghĩa như "phong cách" hơn là trong vai trò một sản phẩm quốc gia, mở ra khả năng anime được sản xuất ở các các quốc gia bên ngoài Nhật Bản.[3][6]

Anime Nhật Bản cũng có một ảnh hưởng đến các phim hoạt hình của Disney, PixarDreamWorks. Họa sĩ diễn hoạt Glen Keane thực hiện các phim hoạt hình thành công của Disney như Nàng tiên cá, Người đẹp và quái vật, AladdinNgười đẹp tóc mây, ông đã ghi nhận Miyazaki Hayao như một "ảnh hưởng lớn" trong Nhân viên cứu hộ II.[40] Đạo diễn Pete Docter của bộ phim Vút bayCông ty Quái vật cũng là nhà sáng tạo các phim Pixar khác đã miêu tả anime, đặc biệt là Miyazaki Hayao như một ảnh hưởng với những bộ phim của Pete Docter.[41] Chris SandersDean DeBlois đã miêu tả những chủ đề về hòa bìnhmáy bay của Miyazaki Hayao như một nguồn cảm hứng để sáng tạo phim Bí kíp luyện rồng.[42]

Châu Âu

Thập niên 1980, xuất hiện các phim hợp tác Nhật Bản-châu Âu như Ulysses 31, Taiyō no Ko Esuteban, Wanwan Sanjuushi, Meitantei Holmes.

Loạt phim Winx Club của Ý là một trong những chương trình thành công và phổ biến nhất từ châu Âu, sử dụng khái niệm mahō shōjo cho tuyến nhân vật chính, bao gồm cả quá trình biến đổi của mỗi nhân vật.[43]

Một loạt phim khác về mahō shōjo được hợp tác sản xuất Hoa Kỳ-Pháp là W.I.T.C.H.,[44] được ghi nhận như một phong cách thị giác bị anime ảnh hưởng.[45] Đạo diễn Gordon-Bates trong mùa phim đầu tiên đã trích dẫn anime Shin Seiki Evangelion như một cảm hứng về tạo hình.[46] Loạt phim hoạt hình dựa trên truyện tranh cùng tên của Ý được vẽ theo phong cách manga, được Disney phát hành và hợp tác sản xuất trái ngược với phong cách tròn trịa truyền thống.[47] Một ví dụ khác về hoạt hình chịu ảnh hưởng từ anime có thể được nhìn thấy trong Wakfu, một hoạt hình flash dựa trên video game cùng tên.

Phim hoạt hình Mật mã Lyoko của Pháp là một trong những phim hoạt hình chịu ảnh hưởng từ anime thành công nhất của châu Âu, được thừa nhận trong tài liệu giới thiệu bộ phim từ nhà sản xuất: "bị ảnh hưởng bởi tính thi vị và tác động thị giác của hoạt hình Nhật Bản, loạt phim đưa ra một vũ trụ đồ họa nguyên tác đặc trưng và mạnh mẽ".[48]

Ōban Star-Racers được biết đến như một trong những hoạt hình chịu ảnh hưởng từ anime mạnh mẽ nhất. Trong khi phần lớn các giám đốc sáng tạo và nhà biên kịch là người Pháp, nhóm sản xuất đã chuyển đến Tokyo để hợp tác sản xuất với nhóm làm phim người Nhật.[49][50][51]

Khu vực khác

Năm 2007, phim hoạt hình ngắn phong cách anime của CanadaFlutter trở thành bộ phim đầu tiên không phải của châu Á chiến thắng tại Giải Anime Tokyo.[52] Một phim hoạt hình vẽ tay phong cách anime của PakistanThe Glassworker hiện đang sản xuất, do Usman Riaz đạo diễn, một trailer được giới thiệu vào tháng 2 năm 2016.[53] Từ thập niên 2000 tại Brasil đã có nhiều dự án hoạt hình độc lập lấy cảm hứng từ anime. Các dự án được chuyển thể từ truyện tranh theo phong cách manga như Holy AvengerMonica Teen nhưng đã bị hủy bỏ sau một khoảng thời gian. Tháng 5 năm 2006, Nickelodeon phát hành loạt phim Os Under-Undergrounds.[54]

Một bộ phim truyền hình hợp tác sản xuất giữa Philippines-U.A.ETorkaizer, được lồng tiếng như 'anime đầu tiên của Trung Đông', hiện đang trong quá trình sản xuất[55] và tìm kiếm nguồn tài trợ.[56] Phim truyền hình hợp tác Philippines-Nhật Bản (TV Asahi thiết kế nhân vật và giám sát, Synergy88 viết kịch bản và chế tác) là Barangay 143 được coi như 'anime đầu tiên của Philippines' nhằm hướng đến thị trường Philippines.[57][58]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Kime, Chad (1997). “American Anime: Blend or Bastardization?” [Anime Mỹ: Pha trộng hay lai căng?]. EX 3.3 (bằng tiếng Anh). EX.org. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2006.
  2. ^ Khan, Ridwan (tháng 7 năm 2003). “American Anime - Is it Possible?” [Anime Mỹ - Liệu có thể?] (bằng tiếng Anh). Animefringe.com. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2006.
  3. ^ a b “Anime”. Merriam-Webster (bằng tiếng Anh). 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ a b c d ANN. “Anime News Network Lexicon - Anime” [Anime News Network: Từ vựng "anime"]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ a b Rush, Amanda (ngày 13 tháng 7 năm 2013). “FEATURE - Inside Rooster Teeth's "RWBY” [Bài nổi bật - Bên trong bộ phim RWBY của Rooster Teeth]. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ a b c O'Brien, Chris (ngày 30 tháng 7 năm 2012). “Can Americans Make Anime?” [Liệu người Mỹ có thể sản xuất được anime?]. The Escapist (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  7. ^ a b Fakhruddin, Mufaddal (ngày 9 tháng 4 năm 2013). 'Torkaizer', Middle East's First Anime Show” ['Torkaizer', bộ phim anime đầu tiên của Trung Đông]. IGN (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ a b Ruh 2014, tr. 134–135.
  9. ^ Clements, Jonathan; McCarthy, Helen (2006). The Anime Encyclopedia (ấn bản thứ 2). Berkeley, California: Stone Bridge Press. tr. 313340. ISBN 1-84576-500-1.
  10. ^ Miller III, Randy (ngày 16 tháng 6 năm 2009). “Transformers: The Complete First Season (25th Anniversary Edition)” [Transformers: Hoàn thiện mùa đầu tiên (ấn bản kỷ niệm lần thứ 25)]. DVD Talk (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2013.
  11. ^ Janson, Tim (ngày 18 tháng 6 năm 2009). “DVD Review: Transformers The Complete First Season 25th Anniversary” [Đánh giá DVD: Transformers Hoàn thiện mùa đầu tiên kỷ niệm lần thứ 25]. Mania.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2013.
  12. ^ “Voltron - Defender of the Universe - Collection One” [Voltron - Defender of the Universe - Tuyển tập 1] (bằng tiếng Anh). DVD Talk. ngày 26 tháng 9 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2011.
  13. ^ “Vehicle Voltron: The Good and Bad About the Forgotten Series” [Vehicle Voltron: Điểm tốt và xấu về loạt phim bị quên lãng]. Den of Geek (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  14. ^ Dungeons & Dragons trên Internet Movie Database
  15. ^ Nagado, Alexandre (ngày 7 tháng 4 năm 2005). “Meninas Superpoderosas em versão animê” [Powerpuff Girls trong phiên bản anime]. Omelete (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  16. ^ Lloren, Jason (ngày 10 tháng 7 năm 2006). 'Powerpuff Girls' re-anime-ted” [Powerpuff Girls hoạt họa lại]. San Francisco Chronicle (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2011.
  17. ^ Simensky, Linda (2011). “The Revival of the Studio-Era Cartoon in the 1990s”. Funny Pictures: Animation and Comedy in Studio-Era Hollywood. University of California Press. tr. 286–287. ISBN 9780520950122. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  18. ^ “Batman: The Animated Series: Filmography” [Batman: The Animated Series: Kỹ thuật dựng phim]. ToneZone (bằng tiếng Anh). 19 tháng 4 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2014.
  19. ^ Kindred, Christopher (tháng 6 năm 1993). “Batman: The Animated Series - Cat Scratch Fever” [Batman: The Animated Series - Cơn sốt mèo cào]. Animato! (bằng tiếng Anh). Ventrella. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2018.
  20. ^ “What Made Gargoyles So Groundbreaking” [Điều gì khiến Gargoyles hình thành?]. Disney Consumer Products (bằng tiếng Anh). ngày 17 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  21. ^ “Why TEEN TITANS Is DC Comics' Most Important (But Undervalued) Franchise” [Tại sao TEEN TITANS là nhượng quyền quan trọng nhất của DC Comics (nhưng bị đánh giá thấp)]. Nerdist Industries (bằng tiếng Anh). ngày 30 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2018.
  22. ^ Bundy, Rebecca (ngày 17 tháng 10 năm 2003). “Ms. Answerman: The Internet Question Massacre” [Quý cô trả lời: Câu hỏi chết chóc internet]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  23. ^ a b “Is it anime?” [Đây có phải là anime?]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 7 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2007.
  24. ^ "What is Animatrix?" feature on The Matrix Revisited DVD.
  25. ^ “Nick Premieres Avatar in Hour Special Feb. 21” [Nick công chiếu Avatar trong Giờ đặc biệt ngày 21 tháng 2]. Animation World Magazine (bằng tiếng Anh). 18 tháng 2 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2006.
  26. ^ “In Their Elements” [Bên trong các yếu tố của họ]. Musogato. Nick Mag Presents (bằng tiếng Anh). 8 tháng 8 năm 2007. tr. 6. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  27. ^ Bryan Konietzko and Michael Dante DiMartino (19 tháng 9 năm 2006). Book 1: Water, Box Set (DVD).
  28. ^ “Anime Insider: December 2006” [Anime Insider: tháng12 năm 2006]. Musogato (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2007.
  29. ^ “DreamWorks and Netflix reveal Voltron: Legendary Defender animated series showrunners” [DreamWorks và Netflix tiết lộ những nhà sản xuất loạt phim hoạt hình Voltron: Legendary Defender]. Nerd Reactor (bằng tiếng Anh). ngày 10 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2016.
  30. ^ Castillo, Michelle (ngày 15 tháng 8 năm 2014). “American-Made Anime From Rooster Teeth Gets Licensed In Japan” [Anime làm bởi người Mỹ của Rooster Teeth được cấp phép tại Nhật Bản]. Adweek (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014.
  31. ^ Lazar, Shira (ngày 7 tháng 8 năm 2013). “Roosterteeth Adds Anime RWBY To YouTube Slate (WATCH)” [Roosterteeth đã đăng anime RWBY lên mục YouTube (Xem)]. HuffPost (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  32. ^ Rush, Amanda (ngày 13 tháng 7 năm 2013). “FEATURE - Inside Rooster Teeth's "RWBY” [Bài nổi bật - Bên trong bộ phim RWBY của Rooster Teeth]. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  33. ^ a b Satomi, Takahashi (ngày 16 tháng 8 năm 2014). “海外3DCGアニメ『RWBY』吹き替え版BD・DVD販売決定! コミケで発表” [Anime 3DCG nước ngoài 'RWBY' đã quyết định mở bán phiên bản lồng tiếng BD・DVD !Công bố tại Comiket]. KAI-YOU (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
  34. ^ Schley, Matt (ngày 11 tháng 5 năm 2015). “Netflix May Produce Anime” [Netflix có thể sản xuất anime]. Otaku USA (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2015.
  35. ^ Cannon, Blair (ngày 25 tháng 2 năm 2016). “Netflix announces its first original anime series, perfect bones” [Netflix công bố loạt phim anime nguyên tác Perfect Bones]. i-D (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2016.
  36. ^ Barder, Ollie (ngày 4 tháng 11 năm 2015). “Netflix Is Interested In Producing Its Own Anime” [Netflix quan tâm đến việc sản xuất anime riêng]. Forbes (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2015.
  37. ^ Oppliger, John (ngày 15 tháng 5 năm 2006). “How should the word Anime be defined?” [Định nghĩa từ anime như thế nào?]. AnimeNation (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
  38. ^ Kandy K (ngày 20 tháng 10 năm 2016). “Tranh cãi kịch liệt về định nghĩa Anime là gì?”. Gamek. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2016. Reddit đưa ra định nghĩa của họ, anime là những loạt phim hoạt hình được sản xuất, trình chiếu và định hướng cho khán giả Nhật Bản
  39. ^ Price, Shinobu (ngày 10 tháng 9 năm 2009). “Cartoons from Another Planet: Japanese Animation as Cross‐Cultural Communication” [Phim hoạt hình từ hành tinh khác: Hoạt hình Nhật Bản như truyền thông giao thoa văn hóa]. Wiley. Journal of American and Comparative Cultures (bằng tiếng Anh). Volume24, Issue1‐2; Spring/Summer 2001. doi:10.1111/j.1537-4726.2001.2401_153.x. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2009. [...] Lỗi phổ biến nhất mà mọi người mắc phải là phân loại nó như một phong cách hoạt hình... Trên thực tế, điều duy nhất phân loại anime cũng như sự thật là anime được sản xuất tại Nhật Bản bởi các họa sĩ Nhật Bản trong bối cảnh Nhật Bản.
  40. ^ “An exclusive interview with Glen Keane” [Bài phỏng vấn độc quyền với Glen Keane]. RadioFree (bằng tiếng Anh). 24 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2010.
  41. ^ “Interview with Up Director Peter Docter” [Phỏng vấn đạo diễn Up Peter Docter]. KPBS (bằng tiếng Anh). 29 tháng 5 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009.
  42. ^ “DeBlois, Arnold Talk Up DWA's 'How to Train Your Dragon 2' [DeBlois, Arnold nói về 'Bí kíp luện rồng 2' của DreamWorks Animation]. Variety (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
  43. ^ Anders, Ella (ngày 13 tháng 2 năm 2016). “Winx Club to Receive Live-Action Film” [Winx Club đón nhận phim người đóng]. BSC Kids (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2016.
  44. ^ Bellerby, Grace. "The History of Magical Girl Anime: Sparkles Without Cullens" Đại học Keele (ngày 15 tháng 8 năm 2012). Địa chỉ URL được truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2017
  45. ^ Cutler, Jacqueline (ngày 6 tháng 2 năm 2005). “FOR YOUNG VIEWERS; Growing Up Galactic” [Dành cho người trẻ xem, thiên hà lớn lên]. The New York Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018 – qua NYTimes.com.
  46. ^ “Animators' Hall of Fame” [Sảnh danh vọng của các họa sĩ diễn hoạt]. Agni Animation (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018.
  47. ^ “Disney's journey to the teen heart” [Hành trình đến trái tim thanh thiếu niên của Disney]. Tefen (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2018.
  48. ^ “Promotional document for Garage Kids” [Tài liệu quảng bá cho Garage Kids] (PDF) (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 1 năm 2007. tr. 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2019.
  49. ^ Rogers, Troy. “Aaron McGruder - The Boondocks Interview” [Aaron McGruder - Bài phỏng vấn trên mục The Boondocks]. UnderGroundOnline (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007. Chúng ta hãy nhìn Samurai ChamplooCowboy Bebop để làm bộ phim này cho thể loại hài đen và nó sẽ là một điều đáng chú ý.
  50. ^ Turczyn, Coury (ngày 13 tháng 10 năm 2004). “Ten Minutes with 'Megas XLR' [Mười phút với 'Megas XLR']. G4tv (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2004. [...] Một trong những nguồn cảm hứng lớn cho tôi cho chương trình này là - tôi không biết các bạn đã từng xem Robotech hay Macross chưa [...]
  51. ^ STW (ngày 13 tháng 8 năm 2007). “STW company background summary” [Tóm tắt cơ bản công ty STW]. Sav! the world Productions (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2007.
  52. ^ “Shia wins top prize” [Shia chiến thắng giải thưởng lớn]. Regina Leader-Post (bằng tiếng Anh). 24 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2007.
  53. ^ Imaan Sheikh (ngày 5 tháng 2 năm 2016). “This Is "The Glassworker", Pakistan's First Fully Hand-Drawn Animated Film” [Đây là 'The Glassworker', bộ phim hoạt hình hoàn toàn vẽ tay đầu tiên của Pakistan]. BuzzFeed (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
  54. ^ “Entrevista especial - Os Under-Undergrounds!” [Phỏng vấn đặc biệt - Os Under-Undergrounds!]. Recreio (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 5 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2016.
  55. ^ Fakhruddin, Mufaddal (ngày 9 tháng 4 năm 2013). 'Torkaizer', Middle East's First Anime Show” ['Torkaizer', bộ phim anime đầu tiên của Trung Đông]. IGN (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  56. ^ Green, Scott (ngày 26 tháng 12 năm 2013). “VIDEO: An Updated Look at "Middle East's First Anime" [Video: Một góc nhìn cập nhật về 'anime đầu tiên của Trung Đông']. Crunchyroll (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014.
  57. ^ Ito, Manabu (ngày 25 tháng 9 năm 2016). “Asian partners help anime cast broader spell outside Japan” [Các đối tác châu Á giúp anime mở rộng vai diễn hơn bên ngoài Nhật Bản]. Nihon Keizai Shimbun (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2016. Thị trường anime Nhật Bản đã trưởng thành và đang nhìn thấy nhiều nội dung nhắm vào người lớn. Vì vậy, anime được tạo ra cho thị trường này đang mất dần sức hấp dẫn ở nước ngoài, nơi trẻ em là đối tượng chính.
  58. ^ del Valle, Precious (ngày 29 tháng 7 năm 2018). “First Pinoy anime 'Barangay 143' will show country's love for basketball” [Anime Philippines đầu tiên 'Barangay 143' sẽ thể hiện tình yêu bóng rổ của đất nước]. Rappler (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2018.

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!