Flavius Heraclius Augustus (tiếng Hy Lạp: Φλάβιος ȳράκλειος) khoảng 575 – 11 tháng 2 năm 641) hay còn được biết đến là Heraclius hay Herakleios, là Hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã từ ngày 5 tháng 10 năm 610 đến ngày 11 tháng 2 năm 641.
Ông chịu trách nhiệm đưa Ngôn ngữ Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chính thức của Đông La Mã. Sự vươn tới quyền lực của ông bắt đầu năm 608, khi ông và cha của mình, Heraclius Già, quan trấn phủ tỉnh Africa, lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa chống lại Phocas - một ông vua cướp ngôi mất lòng dân.
Triều đại Heraclius cho thấy nhiều cuộc chiến diễn ra. Năm ông đăng quang ngôi Hoàng đế, biên giới đế quốc bị đe dọa các nước lân bang. Ngay lập tức, ông quyết định nhúng tay vào cuộc chiến tranh đang diễn ra chống lại Đế quốc Sassanid. Trận đánh đầu tiên của chiến dịch kết thúc với thất bại của người La Mã; quân Ba Tư tiếp tục đánh phá sâu vào lãnh thổ Đông La Mã và hành quân cho tới tận Eo biển Bosphorus; tuy nhiên, thành Constantinopolis được bảo vệ bởi những bức tường không thể công phá và được hỗ trợ bởi một lực lượng hải quân hùng mạnh nên Heraclius đã tránh được một thất bại toàn diện. Ngay sau đó, ông bắt đầu cải cách và củng cố lại quân đội. Heraclius bắt đầu đánh vào lãnh thổ Ba Tư từ khu vực Tiểu Á, và tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ địch và giành được chiến thắng quyết định trước chiến thắng quyết định trước nhà Sassanid trong trận Nineveh năm 627. Vua Ba Tư, Khosrau II bị ám sát ngay sau khi hiệp ước hòa bình giữa hai kẻ thù truyền kiếp của nhau được ký kết.
Tuy nhiên, sau khi chiến thắng trước người Ba Tư qua đi chưa lâu, ông đã phải đối mặt với một mối đe dọa mới, các cuộc xâm lược của người Hồi giáo. Nổi lên từ bán đảo Ả Rập, những người Hồi giáo nhanh chóng chinh phục toàn đế chế Ba Tư. Năm 634, người Hồi giáo phát động cuộc xâm lược tỉnh Syria của La Mã, tại đây họ đánh bại em trai của Heraclius là Theodorus. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, người Ả Rập đã chinh phục toàn bộ Lưỡng Hà, Armenia và Ai Cập.
Về vấn đề tôn giáo, Heraclius được biết đến như là người đã ủng hộ việc di cư nhiều tộc người đến bán đảo Balkan. Ông đã thỉnh cầu Giáo hoàng Gioan IV (640-642) gửi các thầy giảng đạo Cơ Đốc đến Dalmatia, tức Tỉnh Croatia, cấm quyền bởi Porga, một người theo đạo đa thần Slavic, và gia tộc của ông ta.
Thân thế
Nguồn gốc
Heraclius là con trai cả của Heraclius Già và Epiphania, một gia đình người Armenia đến từ Cappadocia [A 1][1] Ngoài ra, có ít thông tin cụ thể về tổ tiên của ông. Cha ông là một vị tướng quan trọng trong cuộc chiến tranh của hoàng đế Maurice với Bahram Chobin, kẻ cướp ngôi của đế chế Sassanid, trong năm 590 [2] Sau khi kết thúc chiến tranh, Maurice bổ nhiệm Heraclius Già vào chức vụ thống đốc của Africa.[2]
Khởi nghĩa chống Phocas và lên ngôi
Năm 608, Heraclius Già từ bỏ lòng trung thành với Hoàng đế Phocas, người đã lật đổ Maurice sáu năm trước đó. Quân nổi dậy đã phát hành tiền xu mà trên đó cả hai Heraclii ăn mặc như chấp chính quan, mặc dù đó không phải là một tuyên bố tước hiệu hoàng đế một cách rõ ràng của họ tại thời điểm này [3] Người anh em họ của Heraclius trẻ đã phát động một cuộc xâm lược bằng đường bộ vào Ai Cập, năm 609, ông đã đánh bại tướng Bonosus của Phocas và chiếm lấy tỉnh này. Trong khi đó, Heraclius trẻ đi thuyền về phía đông với một lực lượng xuyên qua Sicilia và Cộng hòa Síp.[3]
Khi ông tiến tới gần Constantinopolis, ông đã liên lạc với các chỉ huy quan trọng và lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công lật đổ các nhà quý tộc trong thành phố, và sớm sắp xếp một buổi lễ nơi ông được trao vương miện và được tôn lên làm Hoàng đế. Khi ông đến kinh đô, lực lượng Excubitor, một đơn vị cận vệ hoàng đế tinh nhuệ được chỉ huy bởi Priscus, con rể của Phocas, đào ngũ tới chỗ Heraclius, và ông đã tiến vào thành phố mà không có sự kháng cự nghiêm trọng nào. Khi Heraclius bắt được Phocas, ông hỏi: "Đây là cách trị vì của ngươi phải không, tên khốn kiếp?" Phocas đáp lời, "Và chắc gì ngươi sẽ cai trị tốt hơn?" Cùng với đó, Heraclius đã trở nên tức giận và ông ra lệnh chặt đầu Phocas tại chỗ.[4] Sau đó, thi hài của Phocas cũng bị Heraclius thiến bởi vì Phocas đã hãm hiếp vợ của Photius, một chính trị gia quyền lực trong thành phố.[5]
Ngày 5 Tháng Mười, năm 610, Heraclius đã đăng quang lần thứ hai, lần này trong nhà nguyện Thánh Stephen bên trong Đại Điện, và vào cùng một thời gian đó, ông kết hôn với Fabia, người đã lấy tên là Eudokia. Sau khi bà qua đời năm 612, ông kết hôn với Martina cháu gái của ông trong năm 613 và cuộc hôn nhân thứ hai này được coi là loạn luân và rất không được lòng dân [6]
Chiến tranh với Ba Tư
Đến bên bờ vực thất bại
Trong chiến dịch Balkan của mình, Hoàng đế Maurice và gia đình của ông đã bị sát hại bởi Phocas vào tháng 11 năm 602 sau một cuộc nổi loạn[7] Vua Khosrau II (Chosroes) của đế quốc Sassanid vốn trước đó được Maurice khôi phục ngai vàng và vẫn là đồng minh của Maurice. [A 2] Nhân cơ hội này, vua Ba Tư đã phát động tấn công đế chế Byzantine, và chiếm lại lãnh các tỉnh của Byzantine ở Mesopotamia, Khosrau cũng tuyên bố rằng, ở trong triều đình của ông có một người con trai của Maurice, tên là Theodosius;[8] và Khosrau yêu cầu rằng Byzantine phải chấp nhận Theodosius này là hoàng đế.
Vào thời gian này, người Ba Tư đã chinh phục vùng Lưỡng Hà và Kavkaz, và năm 611, họ chiếm đóng Syria và tiến vào khu vực Anatolia. Một cuộc phản công lớn được chỉ huy bởi Heraclius hai năm sau đó đã hoàn toàn bị đánh bại bên ngoài Antioch bởi Shahrbaraz và Shahin, và vị thế của người La Mã đã sụp đổ, người Ba Tư tàn phá các vùng của Tiểu Á, và chiếm Chalcedon đối diện với thành Constantinopolis ở phía bên kia Bosporus[9] Trong hơn một thập kỷ tiếp theo, người Ba Tư đã có thể chinh phục Palestine và Ai Cập (vào giữa năm 621, toàn bộ các tỉnh nằm trong tay của họ [10]) và tàn phá Anatolia, [A 3]trong khi người Avar và người Slav đã lợi dụng tình hình để tràn vào khu vực Balkan, đưa đế chế tới bờ vực diệt vong. Năm 613, quân đội Ba Tư đã chiếm Damascus với sự giúp đỡ của người Do Thái, tiếp đó chiếm đóng Jerusalem vào năm 614.
Với việc người Ba Tư đang ở ngay trước các cánh cổng của thành Constantinopolis, Heraclius đã nghĩ tới việc từ bỏ thành phố và dời kinh đô đến Carthage, nhưng Thượng phụSergius đã thuyết phục ông ở lại. An toàn sau các bức tường của Constantinopolis, Heraclius đã có thể cầu hòa và đổi lại hàng năm ông phải cống nạp một ngàn talent vàng, một ngàn talent bạc, một ngàn chiếc áo choàng lụa, một ngàn con ngựa, và một ngàn trinh nữ cho vua Ba Tư[12] Hiệp ước hòa bình này cho phép ông xây dựng lại quân đội của đế quốc bằng cách cắt giảm chi tiêu phi quân sự, phá giá đồng tiền và nấu chảy chúng, với sự ủng hộ của Thượng Phụ Sergius, các kho tàng của Giáo hội đóng góp kinh phí cần thiết để tiếp tục cuộc chiến.[13]
Đế quốc Byzantine đánh trả
Vào ngày 05 tháng 4, năm 622, Heraclius rời Constantinopolis và giao phó thành phố cho Sergius và viên tướng Bonus giữ vai trò là nhiếp chính cho con trai ông. Ông tập hợp quân đội của mình ở Tiểu Á, có thể là ở Bithynia, và sau khi ông khôi phục lại tinh thần bạc nhược của binh lính, ông mới tiến hành một cuộc phản công mà mang tính chất của một cuộc thánh chiến, với một hình ảnh acheiropoietos của Chúa Kitô được mang theo như một cờ hiệu quân đội [13][14][15][16]
Quân đội La Mã tiến quân tới Armenia và đánh tan một đội quân được chỉ huy bởi một tù trưởng Ả Rập, đồng minh của người Ba Tư, và sau đó giành được một chiến thắng trước người Ba Tư dưới quyền Shahrbaraz.[17] Heraclius sẽ tiếp tục tham gia chiến dịch trong nhiều năm nữa.[18][19] Vào ngày 25, tháng 3 năm 624 một lần nữa ông lại rời Constantinopolis với vợ, Martina, và hai người con của mình, sau khi cử hành Lễ Phục Sinh ở Nicomedia vào ngày 15 tháng 4, ông tiến hành chiến dịch ở vùng Caucasus, và giành một loạt chiến thắng ở Armenia trước Khosrau và các vị tướng của ông ta như Shahrbaraz, Shahin, và Shahraplakan.[20][21] Trong năm 626, người Avar và người Xla-vơ bao vây Constantinopolis với sự hỗ trợ bởi một đội quân Ba Tư chỉ huy bởi Shahrbaraz, nhưng cuộc bao vây kết thúc trong thất bại,[22] trong khi một đội quân Ba Tư thứ hai dưới quyền Shahin phải chịu một thất bại tan nát dưới bàn tay của Theodore, em trai của Heraclius.
Với những nỗ lực chiến tranh của người Ba Tư bị nghiền nát, Heraclius đã có thể khiến cho Khả Hãn Tây Đột Quyết, Ziebel, xâm chiếm vùng Transcaucasia của người Ba Tư. Heraclius cũng khai thác sự chia rẽ trong Đế quốc Ba Tư, khiến cho viên tướng Ba Tư Shahrbaraz giữ thái độ trung lập bằng cách thuyết phục ông ta rằng Khosrau đã dần trở nên ghen tị với ông ta và đã ra lệnh hành quyết ông ta. Cuối năm 627, ông đã phát động một cuộc tấn công mùa đông vào Lưỡng Hà, và ở đây bất chấp sự đào ngũ của đồng minh người Thổ, ông đánh bại người Ba Tư dưới quyền Rhahzadh trong trận Nineveh[23] Tiếp tục tiến quân về phía nam dọc sông Tigris, ông cướp phá đại cung điện của Khosrau tại Dastagird và chỉ nhờ vào việc phá hủy những cây cầu trên kênh Nahrawan, thành Ctesiphon mới thoát khỏi một cuộc tấn công của ông. Do sự nhục nhã mà hàng loạt các thất bại này đem lại, Khosrau bị lật đổ và sát hại trong một cuộc đảo chính do con trai của ông, Kavadh II. tiến hành, ông ta cùng lúc đó cũng cầu hòa và đồng ý rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.[24] Vào năm 629, Hercalius đưa cây Thánh Giá Thiêng trở về Jerusalem trong một buổi lễ oai nghiêm.[25][26][27]
Heraclius đã sử dụng danh hiệu Ba Tư cổ đại là "Vua của các vị vua" cho bản thân ông sau chiến thắng trước Ba Tư. Sau đó, bắt đầu từ năm 629, ông tự xưng mình là Basileus, từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "quốc vương", và danh hiệu này đã được sử dụng bởi các hoàng đế La Mã trong 800 năm tới. Lý do để cho Heraclius lựa chọn tước hiệu này thay vì những thuật ngữ La Mã trước đó như Augustus đã được một số học giả quy cho là có liên quan đến nguồn gốc Armenia của ông.[28]
Chiến thắng của Heraclius trước người Ba Tư đã kết thúc một cuộc chiến tranh đã diễn ra liên tục trong gần 400 năm và rời đã khiến cho Đế quốc Ba Tư rơi vào tình trạng hỗn loạn, từ đó nó không bao giờ hồi phục lại nữa. Trong năm 633, nhà nước Hồi giáo mới từ từ nuốt chửng người Ba Tư cho đến tận những cuộc chinh phục Ba Tư của người Hồi giáo và dẫn đến sự kết thúc của đế quốc Sassanid trong năm 644, và triều đại Sassanid trong năm 651.[29]
Vào năm 629, nhà tiên tri Môhammet đã thống nhất toàn bộ các bộ lạc du mục trên bán đảo Ả Rập. Những bộ lạc này trước đây quá chia rẽ, không đủ sức để gây ra sức ép quân sự nghiêm trong đến Đông La Mã hay nước láng giềng Ba Tư. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, họ đã thống nhất và dần dần trở thành quốc gia hùng mạnh nhất cát cứ trong khu vực sau khi cải sang đạo Hồi.[30]Trận Mu'tah vào tháng 9 năm 629 là cuộc xung đột đầu tiên diễn ra giữa người Ả Rập và Đông La Mã. Một toán quân người Hồi giáo nhỏ đã tấn công tỉnh Arabia của Đông La Mã nhưng bị đẩy lùi do số quân giữa hai bên quá chênh lệch. Bởi vì cuộc xung đột này kết thúc với chiến thắng của người Đông La Mã nên, nên họ đã chủ quan và không có lý do gì để phải thay đổi hay cải cách lại quân đội đang đồn trú trong khu vực.[31] Do vậy, một khi họ đã nhận ra được mức độ đe dọa nghiêm trọng của Hồi giáo thì người La Mã lại không có chút kinh nghiệm đối đầu nào với người Ả Rập, thậm chí còn yếu kém hơn người lính kém cỏi nhất trong đoàn quân được liên minh bởi một nhà tiên tri.[32] Ngay cả bộ Strategikon, một tập binh pháp, hướng dẫn cách đánh trận cũng như ca ngợi về các trận đánh với kẻ địch cũng không có đoạn nào đề cập đến xung đột với người Ả Rập.[32]
Năm sau những người Hồi giáo đã phát động một cuộc tấn công vào đồng bằng phía nam hồ Tiberias, chiếm đánh Al Karak. Các cuộc tấn công nhằm thâm nhập khu vực sa mạc Negev tiến xa tới tận Gaza.[33] Các tác phẩm của Hồi giáo ghi lại rằng Heraclius đã nằm mơ về cuộc xâm lược của Ả Rập sắp diễn ra. Sử gia Al-Tabari đã viết rằng Heraclius đã nằm mơ thấy một vương quốc mới của "người đàn ông cắt bao quy đầu" mà sẽ chiến thắng tất cả kẻ thù của nó [34] Sau khi kể về giấc mơ của mình trong buổi thiết chiều, các quý tộc của ông vốn không biết về sự trỗi dậy của Hồi giáo ở Arabia, đã "khuyên ngài ra lệnh hàng chém đầu bất cứ người Do Thái trong vương quốc của mình." [34]
Chỉ khi lời nói của một thương nhân người Bedouin về người đã thống nhất tất cả các bộ lạc trên bán đảo Ả Rập dưới ngọn cờ của một tôn giáo mới tới tai Hoàng đế Heraclius thì chính bản thân ông cùng triều thần của mình nhận ra rằng vương quốc của "người đàn ông cắt bao quy đầu" không phải là người Do Thái như họ nghĩ mà là một đế chế Hồi giáo mới.[34] Khi người Ả Rập Hồi giáo tấn công Syria và Palestina vào năm 634, ông đã không thể tự mình dẫn dắt ba quân chống lại kẻ thù. Mặc dù ông vẫn phụ trách mảng chiến lược, nhưng các tướng lĩnh của ông đã thất bại trong trận đánh. Trận Yarmouk năm 636, với kết quả là một thất bại nặng nề cho quân đội Đông La Mã đông đảo hơn, trong vòng ba năm, khu vực Cận Đông đã bị mất một lần nữa. Vào thời điểm Heraclius bằng hà ở Constantinopolis vào ngày 11 tháng 2 năm 641, hầu hết Ai Cập đều đã bị mất vào tay quân Ả Rập.
Cái nhìn của người Hồi giáo về Hoàng đế
Trong các bộ sử của người Ả Rập hay Hồi Giáo thì Heraclius là vị Hoàng đế La Mã duy nhất được ghi chép.[35] Do vai trò của ông là vị Hoàng đế trong lúc mà người Hồi giáo đang trỗi dậy cho nên ông được ghi chép rất nhiều trong thi ca Ả Rập, cũng như các tác phẩm hadith và sira Hồi giáo. Theo các nguồn ngoài Hồi giáo thì không có bằng chứng cho thấy rằng Heraclius từng nghe người ta nói về Hồi giáo,[36] và có thể là ông và triều thần của ông thực sự coi rằng người Hồi giáo cũng chỉ giống như một giáo phái đặc biệt của người Do Thái mà thôi.[32]
30:2Chắc chắn, người La Mã đã thất bại.3Ở vùng đất gần nhất, sau khi thất bại, họ lại vùng lên và lại giành chiến thắng4Trong vòng một vài năm. Với lời phán của Chúa Trời, nằm trong lời tiên tri đầu tiên lẫn thứ hai. Vào ngày đó, các tín đồ sẽ vui mừng5trong chiến thắng của mình, Thượng đế đã trao chiến thắng cho bất kỳ người nào Ngài muốn. Ngài là Đấng Toàn Năng, từ bi nhất.[37]
Tác phẩm Utendi wa Tambuka bằng tiếng Swahili là một thiên sử thi được sáng tác vào năm 1728 trên đảo Pate (ngày nay thuộc Kenya), mô tả về cuộc chiến giữa người Hồi giáo và Byzantine từ quan điểm cũ, nó còn được gọi là Kyuo kya Hereḳali ("Cuốn sách của Heraclius"). Trong tác phẩm đó, Heraclius được miêu tả như là người đã từ chối lời đề nghị của nhà Tiên tri rằng ông phải từ bỏ niềm tin sai lạc vào Kitô giáo, do đó ông đã bị người Hồi giáo đánh bại.[38] Điều này phản ánh về những ấn tượng đáng kể về vị hoàng đế này được thực hiện bằng chính kẻ thù Hồi giáo của ông. Con người ông vẫn có tác động đáng kể đến người Hồi giáo hơn tận hơn một thiên niên kỷ sau khi ông chết bất chấp khoảng cách địa lý và văn hóa.[39]
Trong văn hóa truyền thống của người Hồi giáo, Heraclius được xem như là một nhà cai trị chứa đầy đạo đức, người mà đã từng va chạm trực tiếp với quân đội Hồi giáo.[40] Học giả thế kỷ 14, Ibn Kathir (mất 1373) thậm chí còn nói rõ thêm rằng "Heraclius là một trong những người khôn ngoan nhất và một trong những người cương quyết, thông minh, sâu sắc và độc đoán nhất. Ông cai trị người La Mã với tài lãnh đạo tuyệt vời và lộng lẫy."[35] Các sử gia như Nadia Maria El-Cheikh và Lawrence Conrad thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng, Heraclius đã từng công nhận Môhammet là nhà tiên tri và tuyên bố ông là sứ giả của Thượng đế.[41][42][43]
Các sử gia Hồi giáo thường trích dẫn một lá thư mà họ coi là Heraclius đã viết cho Môhammet, đại khái như sau: "Ta đã nhận được thư của ông từ tay sư giả của ông và ta làm chứng rằng ông chính là sứ giả của Thượng đế, người đã xuất hiện trong Tân Ước của chúng tôi. Giêsu, con trai của Maria, kính gửi." Theo các nguồn tin Hồi giáo như bản báo cáo của El-Cheikh, Heraclius đã từng cố gắng để thay đổi giai cấp thống trị trong đế quốc, nhưng ông đã bị triều thần phản đối mạnh mẽ khi cho rằng ông đang đi ngược lại với hướng đi của mình và cho rằng ông chỉ thử theo Đạo Cơ đốc chứ không phải là một tín đồ thực sự.[44] El-Cheikh còn lưu ý rằng, bức thư của Heraclius nằm trong "một trong những điều chúng ta còn chưa biết" về hoàng đế, hay đúng hơn, đây là một phần quan trọng trong "Kerygma Hồi giáo", với mục đích hợp pháp hóa việc Môhammet là một nhà tiên tri thực sự.[45]
Trị quốc
Trong nước, Heraclius đã gặp phải nhiều khó khăn khi đối mặt với những vấn đề về nhóm Monosphysis, và ông đã không thành công trong việc nối lại tình đoàn kết giữa các Giáo hội: những vấn đề của câu hỏi trọng tâm về việc Chúa Giêsu chỉ có một hay hai nhân vật được pha trộn lại với nhau, đã phải đối phó với nghi lễ Ekthesis vốn được quan niệm,[46] theo Chúa Giêsu trong mọi trường hợp chỉ có một ý chí. Tuy nhiên, thất bại ngay cả giải pháp thỏa hiệp này, vì đa số trên cả hai bên vẫn kiên quyết từ chối và thiết kế này. Nói cách khác, vấn đề đoàn kết tôn giáo sau đó đã bị giải thể từ bên ngoài khi người Ả Rập chinh phục các tỉnh không có tín đồ theo đạo Chính thống.
Di sản
Nhìn nhận lại triều đại của Heraclius, các học giả đã ghi nhận nhiều thành tựu của ông. Ông đã mở rộng đế quốc và tổ chức lại chính quyền cùng quân đội với những thành công tuyệt vời. Những nỗ lực nhằm hòa hợp tôn giáo của ông đã thất bại, nhưng ông đã thành công trong việc đem cây Thập giá Đích thực trở về Jerusalem, một trong những thánh tích thiêng liêng nhất của Kitô giáo.
Thành tựu
Mặc dù những vùng đất giành được nhờ vào chiến thắng của ông trước người Ba Tư đã bị mất theo đà tiến quân của những người Hồi giáo, Heraclius vẫn được coi là một trong những hoàng đế La Mã vĩ đại nhất. Những cải cách cho bộ máy chính quyền của ông đã làm giảm tình trạng tham nhũng vốn đã lan tràn khắp triều đại của Phocas, ông còn tái tổ chức lại quân đội với thành công lớn. Cuối cùng, quân đội cải cách của đế quốc cũng đã ngăn chặn được người Hồi giáo ở Tiểu Á và giữ được thành Carthage thêm 60 năm nữa, bảo vệ được khu vực trung tâm của đế quốc mà từ đó sức mạnh của đế quốc có thể được xây dựng lại.[47]
Sự khôi phục lại những vùng đất ở phía đông của Đế quốc La Mã từ tay người Ba Tư một lần nữa đã gây nên những vấn đề về sự thống nhất tôn giáo xoay quanh quan niệm về bản chất thật sự của Jesus. Hầu hết cư dân của những tỉnh này là người theo thuyết đơn thần vốn không chấp thuận Công Đồng Chalcedon[48]
Một trong những di sản quan trọng nhất của Heraclius đó là việc thay đổi ngôn ngữ chính thức của đế quốc từ tiếng La tinh sang tiếng Hy Lạp vào năm 620.[49] Những người Croatia và người Serb ở tỉnh Dalmatia của Đông La Mã cũng bắt đầu quan hệ ngoại giao và phụ thuộc với Heraclius.[50] Những người Serb trước đó đã sinh sống một thời gian ngắn ở Macedonia, đã trở thành foederati và đã được cải đạo theo yêu cầu của Heraclius (trước năm 626) [50][51] Theo yêu cầu của ông, Giáo hoàng Gioan IV (năm 640-642) đã phái những nhà giảng đạo Kitô và các nhà truyền giáo cho ông tước Porga và người Croatia của ông ta, vốn đang theo đa thần giáo Xla-vơ[52] Ông cũng tạo ra chức quan sakellarios, một người quản lý ngân khố.[53]
^Thường được nhắc đến là Khosrow II, Chosroes II, hay Xosrov II trong các thư tịch cổ, đôi lúc cũng được gọi là Parvez, "Vạn thắng vương" – in Persian: خسرو پرویز)
^The mint of Nicomedia ceased operating in 613, and Rhodes fell to the invaders in 622/623.[11]
^Vgl. Christian Lange: Mia Energeia: Untersuchungen zur Einigungspolitik des Kaisers Heraclius und des Patriarchen Sergius von Constantinopel. Tübingen 2012, tr. 531ff.
^ abKaegi, tr. 319 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Kaegi319” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
^De Administrando Imperio, ch. 32 [Of the Serbs and of the country they now dwell in.]: "the emperor brought elders from Rome and baptized them and taught them fairly to perform the works of piety and expounded to them the faith of the Christians."
Alexander, Suzanne Spain (1977). “Heraclius, Byzantine Imperial Ideology, and the David Plates”. Medieval Academy of America. 52 (2): 217–237. JSTOR2850511.
Bellinger, Alfred Raymond; Grierson, Philip. Catalogue of the Byzantine coins in the Dumbarton Oaks Collection and in the Whittemore Collection, Volume 2, Parts 1–2 (ấn bản thứ 1992). Dumbarton Oaks. ISBN0-88402-024-X.
Bury, John Bagnell. A history of the later Roman empire from Arcadius to Irene (ấn bản thứ 2005). Adamant Media Corporation. ISBN1-4021-8368-2. - Total pages: 579
Cameron, Averil (1979). “Images of Authority: Elites and Icons in Late Sixth-century Byzantium”. Past and Present. 84: 3. doi:10.1093/past/84.1.3.
Conrad, Lawrence I (2002). Heracluius in early Islamic Kerygma In "The reign of Heraclius (610-641): crisis and confrontation" (ấn bản thứ 2002). Peeters Publishers. ISBN978-90-429-1228-1. - Total pages: 319
Dodgeon, Michael H. (2002). The Roman Eastern Frontier and the Persian Wars (Part I, 226–363 AD). Greatrex, Geoffrey; Lieu, Samuel N. C. Routledge. ISBN0-415-00342-3.
El-Cheikh, Nadia Maria (1999). “Muḥammad and Heraclius: A Study in Legitimacy”. Studia Islamica. Maisonneuve & Larose. 62 (89): 5–21. ISSN0585-5292.
Olster, David Michael. The politics of usurpation in the seventh century: rhetoric and revolution in Byzantium (ấn bản thứ 1993). A.M. Hakkert. - Total pages: 209
Spatharakis, Iohannis (1976). The portrait in Byzantine illuminated manuscripts (ấn bản thứ 1976). Brill Archive. ISBN90-04-04783-2. - Total pages: 287
Speck, Paul (1984). “Ikonoklasmus und die Anfänge der Makedonischen Renaissance”. Varia 1 (Poikila Byzantina 4). Rudolf Halbelt. tr. 175–210.
Tarasov, Oleg (2004). Icon and Devotion: Sacred Spaces in Imperial Russia . Reaktion Books. ISBN1-86189-118-0. - Total pages: 448
Theophanes the Confessor — Cyril Mango (trans.) & Roger Scott (trans.). The Chronicle of Theophanes Confessor . Oxford University Press. ISBN0-19-822568-7. - Total pages: 848
В Википедии есть статьи о других людях с фамилией Гласс. Луи Гласс Основная информация Дата рождения 23 марта 1864(1864-03-23)[1][2] Место рождения Копенгаген, Дания Дата смерти 22 января 1936(1936-01-22) (71 год) Место смерти Копенгаген, Дания Страна Дания Профессии ко...
В Википедии есть статьи о других людях с фамилией Дэвис. Чарли Дэвис Общая информация Полное имя Чарльз Десмонд Дэвис Родился 25 июня 1986(1986-06-25)[1][2][…] (37 лет)Манчестер, Нью-Гэмпшир, США Гражданство США Гамбия Рост 178 см Позиция нападающий Молодёжные клубы 2004—2006 Босто
iNews MakassarPT Sun Televisi MakassarMakassar, Sulawesi SelatanIndonesiaSaluranDigital: 40 UHFSloganInspiring and InformativePemrogramanBahasaBahasa IndonesiaBahasa MakassarJaringan televisiiNewsKepemilikanPemilikMedia Nusantara Citra (2009-2023)[1]iNews Media Group (2023-sekarang)RiwayatSiaran perdana14 Januari 2009Bekas tanda panggilSUN TV MakassariNews TV MakassarBekas nomor kanal31 UHF (analog)51 UHF (analog)Informasi teknisOtoritas perizinanKementerian Komunikasi dan Informatika...
Stasiun Teradomari寺泊駅Stasiun Teradomari pada Juli 2004LokasiTeradomari-Takemori, Nagaoka-shi, Niigata-ken 959-0161JepangKoordinat37°37′13.46″N 138°48′49.62″E / 37.6204056°N 138.8137833°E / 37.6204056; 138.8137833Koordinat: 37°37′13.46″N 138°48′49.62″E / 37.6204056°N 138.8137833°E / 37.6204056; 138.8137833Pengelola JR EastJalur■ Jalur EchigoLetak dari pangkal39.0 km dari KashiwazakiJumlah peron1 peron samping + 1 p...
Czech figure skater Michaela Lucie HanzlíkováBorn (1999-10-29) 29 October 1999 (age 24)Karlovy Vary, Czech RepublicHometownOstrov (Karlovy Vary District)Height1.63 m (5 ft 4 in)Figure skating careerCountryCzech RepublicCoachMonika ŠkorničkováSkating clubSKK Karlovy VaryBegan skating2008 Michaela Lucie Hanzlíková (born 29 October 1999) is a Czech figure skater. She is the 2017 Czech national champion and has competed in the final segment at two ISU Championships. Per...
Ya'qub al-Jarkhi Ya'qub al-Jarkhi merupakan salah satu penerus Syekh Muhammad 'Alauddin Al-Aththar Al-Bukhary Al-Khawarizmy dalam silsilah Naqsyabandiyah. Beliau lahir di kota Jarkh, sebuah wilayah di luar kota besar bernama Garnin yang terletak di antara 2 buah kota yaitu Kandahar dan Kabul di Transoxiana. Saat usia belia beliau pergi ke Kota Herat untuk bersekolah. Kemudian pergi ke Mesir, disinilah beliau mempelajari ilmu-ilmu syara’a dan logika. Beliau dapat mengingat Kitab Suci Al-Qur...
Family of birds For other uses, see Flamingo (disambiguation). Pink flamingo redirects here. For the film, see Pink Flamingos. For the lawn ornament, see Plastic flamingo. FlamingosTemporal range: 25–0 Ma PreꞒ Ꞓ O S D C P T J K Pg N Late Oligocene – Recent James's flamingos (P. jamesi) Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Aves Order: Phoenicopteriformes Family: PhoenicopteridaeBonaparte, 1831 Genera †Elornis? †Harrisonarvis †...
A Thing of State US first editionAuthorAllen DruryCountryUnited StatesLanguageEnglishGenrePolitical novelPublisherScribnerPublication dateSeptember 18, 1995Media typePrint (hardcover & paperback)Pages384ISBN0-684-80702-5 A Thing of State is a 1995 political novel by Allen Drury which follows the U.S. State Department's response to a crisis in the Middle East.[1][2][3] It is a standalone work set in a different fictional timeline from Drury's 1959 novel Advise ...
2003 studio album by The Blackeyed SusansShangri-LaStudio album by The Blackeyed SusansReleasedJuly 21, 2003RecordedSing-Sing Studios, Melbourne (2002)GenreRock / Folk rockLength56:14LabelTeardropProducerPhil Kakulas, Craig PilkingtonThe Blackeyed SusansThe Blackeyed Susans chronology Dedicated to the Ones We Love(2001) Shangri-La(2003) Close Your Eyes And See(2017) Professional ratingsReview scoresSourceRatingOz Music Project[1] Shangri-La is the sixth studio album by The Bla...
Species of mammal White-nosed coati at Tikal, Guatemala Conservation status Least Concern (IUCN 3.1)[1] Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Mammalia Order: Carnivora Family: Procyonidae Genus: Nasua Species: N. narica Binomial name Nasua narica(Linnaeus, 1766) Subspecies[2] N. n. narica (Linnaeus, 1766) N. n. molaris Merriam, 1902 N. n. nelsoni Merriam, 1901 N. n. yucatanica J. A. Allen, 1904 The native range of ...
لمعانٍ أخرى، طالع عدن (توضيح). هذه المقالة عن محافظة عدن. لمعانٍ أخرى، طالع مدينة عدن. محافظة عدن - محافظة - موقع محافظة عدن تقسيم إداري البلد اليمن[1][2] العاصمة عدن الإقليم الفدرالي إقليم عدن المسؤولون المحافظ أحمد حامد لملس نائب المحافظ (...
Indonesian company PT Bank Permata TbkFormerly Bank Persatuan Dagang Indonesia (1954–1971) Bank Bali (1971–2002) TypePublicTraded asIDX: BNLIIndustryBankingFinancial servicesFounded17 December 1954; 68 years ago (1954-12-17)HeadquartersJakarta, IndonesiaKey peopleMeliza Musa Rusli(CEO)Number of employees7,248 ParentBangkok BankWebsitewww.permatabank.com Permata Bank (or Bank Permata) is a bank in Indonesia, headquartered in the capital city Jakarta. It has offi...
Church in Kirkebygda, NorwayEnebakk ChurchEnebakk kirkeEnebakk ChurchLocation of the churchShow map of Viken (county)Enebakk ChurchEnebakk Church (Norway)Show map of Norway59°45′43″N 11°8′48″E / 59.76194°N 11.14667°E / 59.76194; 11.14667LocationKirkebygdaCountryNorwayDenominationChurch of NorwayChurchmanshipEvangelical LutheranHistoryStatusParish churchArchitectureFunctional statusActiveCompleted1104SpecificationsCapacity320[1]MaterialsStoneAdminist...
1999 book by Michael Warner The Trouble with Normal AuthorMichael WarnerCountryUnited StatesLanguageEnglishSubjectSame-sex marriagePublisherThe Free PressPublication date1999Media typePrint (hardcover and paperback)ISBN978-0-684-86529-4 The Trouble with Normal: Sex, Politics, and the Ethics of Queer Life is a book by Michael Warner, in which the author discusses the role of same-sex marriage as a goal for gay rights activists. First published in 1999 by The Free Press, an imprint of Simo...
2004 American film directed by Paul McGuigan This article's lead section may be too short to adequately summarize the key points. Please consider expanding the lead to provide an accessible overview of all important aspects of the article. (March 2017) Wicker ParkTheatrical release posterDirected byPaul McGuiganScreenplay byBrandon BoyceBased onL'Appartementby Gilles MimouniProduced byAndre LamalMarcus ViscidiTom RosenbergGary LucchesiStarring Josh Hartnett Rose Byrne Diane Kruger Matthew Lil...
Highway in North Carolina This article is about the section of Interstate 74 in North Carolina. For the entire route, see Interstate 74. Interstate 74I-74 highlighted in red; future sections in blue; unbuilt future sections in orangeRoute informationMaintained by NCDOTLength124.91 mi[1][2][3][4] (201.02 km)Existed1997–presentNHSEntire routeMajor junctionsWest end I-77 at the Virginia state lineMajor intersections I-77 near Mount Airy US...
Town in the state of Utah, United States Town in Utah, United StatesGlenwood, UtahTownLocation in Sevier County and the state of Utah.Coordinates: 38°45′44″N 111°59′22″W / 38.76222°N 111.98944°W / 38.76222; -111.98944CountryUnited StatesStateUtahCountySevierFounded1863Named forRobert Wilson GlennArea[1] • Total0.52 sq mi (1.35 km2) • Land0.52 sq mi (1.35 km2) • Water0.00 sq ...
Kementerian Informasi dan PenyiaranIndiaInformasi lembagaWilayah hukumPemerintah IndiaKantor pusatNew DelhiPejabat eksekutifArun Jaitley, Menteri KabinetRajyavardhan Singh Rathore, Menteri NegaraSitus webwww.mib.gov.in Kementerian Informasi dan Penyiaran adalah sebuah cabang dari Pemerintah India yang merupakan badan untuk pembentukan dan pengurusan peraturan dan penyaringan dan hukum yang berkaitan dengan informasi, penyiaran, pers dan perfilman di India.[1] Kementerian tersebut bert...
American politician and lawyer (1859–1930) Thomas H. RobinsonRobinson in 1905 newspaperAttorney General of MarylandIn office1923–1930GovernorAlbert RitchiePreceded byAlexander ArmstrongSucceeded byWilliam Preston Lane Jr.Member of the Maryland SenateIn office1902–1904Preceded byStevenson A. WilliamsSucceeded byWilliam Benjamin BakerConstituencyHarford CountyIn office1892Preceded byBenjamin Silver Jr.Succeeded byWilliam Benjamin BakerConstituencyHarford County Personal detailsBornThomas ...