Đừng dịch những nội dung không đáng tin hay chất lượng thấp. Nếu được, bạn hãy tự kiểm chứng các thông tin bằng các nguồn tham khảo có trong bài gốc.
Bạn phảighi công bản quyền bài gốc trong tóm lược sửa đổi bài dịch. Chẳng hạn, bạn có thể ghi như sau, miễn là trong đó có một liên kết đa ngôn ngữ đến bài gốc Dịch từ Japanese bài gốc bên Wikipedia [[:ja:変体仮名]]; xin hãy xem lịch sử bài đó để biết ai là tác giả.
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.
Hentaigana (Kanji: 変体仮名 (變體假名), Kana: へんたいがな, Hán Việt: Biến thể giả danh) là hệ thống chữ viết tương đương với kiểu chữ kana tiêu chuẩn trong tiếng Nhật. Kiểu chữ này là sự kế thừa từ hệ thống man'yōgana - hệ thống có thể dùng nhiều ký tự kanji để biểu diễn cùng một âm tiết. Do sau đó chữ viết man'yōgana ngày càng trở nên đơn giản đi để phù hợp với lối viết thảo, kết quả là cho ra đời hentaigana và hiragana.
Hentaigana có thể được hoán đổi cho nhiều hay ít với các ký tự hiragana trong một bài viết, và tồn tại cơ bản độc lập cho đến năm 1900, khi các sách học vần hiragana được tiêu chuẩn hóa để dùng chỉ một ký tự với mỗi mora (âm tiết). Hentaigana hiện đã có trên Unicode trên những block Kana Supplement và Kana Extended-A với sự ra mắt của Unicode 10.0 vào tháng 6 năm 2017
Sự phát triển của âm tiết "n" trong hiragana
Âm tiết "n" (ん) ra đời từ một kiểu viết thảo của ký tự 无. Cách phát âm cải cách từ năm 1900 chia ra 2 cách, trong đó ký tự む chỉ được dùng cho âm tiết /mu/ và ký tự ん chỉ được dùng cho âm tiết cuối /n/. Trước đó, khi thiếu ký tự biểu diễn âm tiết cuối /n/, âm được đánh vân (những không phải phát âm) một cách đồng nhất là /mu/, và người đọc phải dựa vào văn cảnh để hiểu dụng ý đề cập của nó. Sự phức tạp này dẫn đến một số cách diễn đạt hiện đại dựa trên kiểu phát âm đánh vần. Ví dụ, iwan to suru (thử nói) có âm tiết cuối vốn phải phát âm la /n/ hay bị nhầm thành mu. (Mẫu câu tiếng Nhật hiện đại 言おう (iō) vốn là mẫu câu 言はむ (ihamu) trước đó chuyển thành. Ngoài ra còn một số mẫu câu khác.)
Sử dụng ngày nay
Hentaigana là hệ thống không còn được dùng trong văn viết hiện đại, nhưng vẫn còn một số ít được dùng tới ngày nay dưới các hình thức khác. Ví dụ, nhiều cửa hàng soba ở Nhật sử dụng hentaigana để đánh vần từ kisoba trong các ký hiệu của họ. Hentaigana cũng được dùng trong một số tài liệu viết tay mang tính trang trọng, đặc biệt là trong các giấy chứng nhận của các tổ chức văn hóa cổ Nhật (như các trường võ thuật, trường dạy nghi lễ, các tổ chức tôn giáo, vân vân). Ngoài ra, hentaigana còn đôi khi được dùng trong các văn bản tiếng Nhật cổ được viết lại. Tuy nhiên, hầu hết người Nhật không đọc được chữ hentaigana, hoặc chỉ có thể nhận biết được một số rất ít được dùng ở các dấu hiệu ở các cửa hàng, hoặc các hình vẽ của chúng.
Cần chú ý từ hentai (変体 - "biến thể") ở đây khác với từ hentai (変態 - "biến thái") mang nghĩa xấu (trong tiếng Nhật mang nghĩa: đồi trụy, khiêu dâm,...).