Tháng 11 năm 1974, chính phủ Trung Quốc đặt ra nhu cầu đối với phương tiện vận tải hạng nhẹ hai động cơ. Trước đó vào tháng 4 năm 1974, Y-11 được đề xuất, và bắt đầu thiết kế tháng 1 năm 1975. Dưới sự chỉ đạo của Xiong Wenjie, bản thiết kế mẫu máy bay này hoàn thành tại Cáp Nhĩ Tân vào tháng 6 năm 1975, việc chế tạo nguyên mẫu diễn ra ngay sau đó. Ngày 3 tháng 4 năm 1977 bắt đầu sản xuất số lượng lớn với ít nhất 50 chiếc đã được chế tạo trước khi ngừng sản xuất để nhường chỗ thay thế bằng Harbin Y-12.[1]
Biến thể
Y-11 : Máy bay vận tải đa dụng STOL hai động cơ,[1] được thiết kế cho nông nghiệp và khảo sát địa chất.
Y-11B : Kiểu I trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và động cơ sáu piston làm mát bằng không khí Teledyne-Continental TSIO-550-B cung cấp sức mạnh 350 mã lực.[1] Kiểu II đã bị hủy bỏ. Sau đó, chiếc duy nhất có thể bay được sử dụng để khảo sát địa chất.
Máy bay nông nghiệp Y-11 : Trang bị phễu hoặc thùng chứa trong cabin, phun hóa chất thông qua thiết bị rải bụi, thanh phun hoặc thiết bị phun sương ở các mép đuôi cánh.[1]
Máy bay khảo sát địa chất Y-11 : Ít nhất một máy bay được trang bị cảm biến hình xuyến lớn ở đầu cánh bên trái và cảm biến hình điếu xì gà ở đầu cánh bên phải.[1]
Y-11T : Tên gọi ban đầu của nguyên mẫu Harbin Y-12, một chiếc máy bay được thiết kế lại, trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PT6A-11 dẫn động cho các cánh quạt ba cánh Hartzell HC-B3TN-3B.[1]
CAAC Airlines khai thác 41 chiếc Y-11 từ năm 1976 đến 1988.
Sự cố
Ngày 19 tháng 6 năm 1999, một chiếc Harbin Y-11 do Xinjiang General Aviation (Hàng không Tổng hợp Tân Cương) vận hành đã hạ cánh trong tình trạng hư hỏng sau khi nó va vào dây cáp điện khi đang làm nhiệm vụ phun thuốc cho cây trồng.
Thông số kỹ thuật
Dữ liệu lấy từ Jane's All The World's Aircraft 1982–1983[2]
Đặc điểm tổng quát
Phi hành đoàn: 2 người
Sức chứa: 7–8 hành khách, hoặc 900 kg (1.984 lb) hóa chất, hoặc 900 lít hóa chất