Từ thành phố Hòa Bình theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, đi theo đường 12A đến ngã ba Xưa, sau đó rẽ trái đường 12B khoảng 8 km, tiếp tục rẽ trái theo đường liên xã Tân Lập khoảng 4 km là đến di tích. Hang nằm ở phía đông sườn núi khu Trại [3][4].
Hang Xóm Trại nằm ở độ cao 15 m so với thung lũng, cửa hang rộng 8 m quay theo hướng đông.[4] Lòng hang rộng, trần hang lõm sâu vào như hai quả trứng gà dính liền nhau.[5] Cửa hang cao 10 m, hang ăn sâu vào trong khoảng 13 m.
Đặc biệt hơn, lẫn trong lối đi vào và trên vách hang có vô số vỏ ốchóa thạch từ nghìn năm trước bám chặt vào đá. Theo các nhà khảo cổ, chỉ một diện tích nhỏ khoảng một mét khối đã có đến 40000 con ốchóa thạch chen chút dày đặc.[6]
Tháng 7/1980 đoàn Viện Khảo cổ học Việt Nam và đoàn địa chất 203 đã phối hợp tiến hành khảo sát địa điểm Hang Xóm Trại. Qua cuộc khảo sát này, các nhà khảo cổ đã tìm được 108 hiện vật đá và xương động vật các loại.[4]
Tháng 5/1981 các nhà khảo cổViệt Nam đã tiến hành khai quật di chỉ Hang Xóm Trại. Trong lần khai quật này đã phát hiện thêm 1150 hiện vật, bao gồm công cụ đá và xương.[4]
Những năm sau đó, Hang Xóm Trại liên tục được khai quật nhưng mãi đến năm 2008 các nhà khảo cổ mới có một phát hiện cự kỳ quan trọng. Sau khi đào sâu xuống lòng đất khoảng 4 m, các nhà khảo cổ đã tìm ra được lối đi cổ.[8] Lối đi này đã được công nhận là lối đi cổ xưa nhất thế giới.[6][9]
Qua nhiều lần khai quật, kết quả đã cho thấy Hang Xóm Trại vừa là nơi sinh sống lâu dài vừa là xưởng chế tác công cụ của cư dân văn hóa Hòa Bình. Đây là di chỉ có niên đại sớm nhất cách đây 21 nghìn năm và được xem là di tíchkhảo cổ tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á.[7][10]
Tham khảo
^Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
^Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48- . Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.