Hajj

Những người hành hương tại Masjid al-Haram vào bắt đầu Hajj năm 2008

Hajj (tiếng Ả Rập: حج Ḥaǧǧ "hành hương", cũng viết là hajhadj) là cuộc hành hương đến Mecca, Ả Rập Saudi. Đây là một trong các cuộc hành hương lớn nhất trên thế giới, và là cột trụ thứ năm của Hồi giáo, một bổn phận tôn giáo phải được thực hiện ít nhất một lần trong cuộc đời của người Hồi giáo nếu họ có khả năng làm như vậy.[1] Hajj là một minh chứng cho sự đoàn kết của người Hồi giáo, và lòng quy phục của họ trước Thượng đế (Allah trong tiếng Ả Rập).[2]

Cuộc hành hương diễn ra từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12 của Dhu al-Hijjah, tháng thứ 12 và là tháng cuối cùng trong lịch Hồi giáo. Bởi lịch Hồi giáo là một loại âm lịch, ngắn hơn 11 ngày so với lịch Gregory, ngày Gregory của Hajj thay đổi từ năm này qua năm khác. Ihram là tên dùng để chỉ trạng thái tinh thần đặc biệt của những người Hồi giáo trong cuộc hành hương.

Hajj được liên hệ với cuộc sống của nhà tiên tri Muhammad từ thế kỷ thứ VII, song nghi thức hành hương đến Mecca được người Hồi giáo coi là đã kéo dài trong hàng nghìn năm từ thời Abraham (Ibrahim). Hàng trăm nghìn người hành hương tham gia tham gia diễu hành, họ cùng lúc đổ về Mecca trong tuần lễ Hajj, và thực hiện một loạt các nghi thức: Mỗi người đi bộ ngược chiều kim đồng hồ bảy lần xung quanh Kaaba, cấu trúc hình khối và là nơi những người hành hương hướng tới để cầu nguyện, chạy qua lại giữa các ngọn đồi Al-Safa và Al-Marwah, uống nước từ giếng Zamzam, đi đến vùng đồng bằng sát núi Arafat để thức thâu đêm, và ném đá trong một nghi thức Ném đá của Ma quỷ. Những người hành hương sau đó cạo đầu, thực hiện một nghi lễ hiến tế động vật, và kỉ niệm lễ hội toàn cầu kéo dài ba ngày là Eid al-Adha.[3][4]

Những người hành hương mặc áo choàng trắng đơn sơ, bất kể giàu nghèo. Điều này tượng trưng cho đức tin của Hồi giáo cho rằng mọi người đều bình đẳng trước Chúa. Người hành hương không đeo trang sức hay xức nước thơm. Họ phải gạt bỏ phù hoa để tìm kiếm sự tha thứ, dẫn dắt và cứu rỗi linh hồn từ Thượng đế Allah.

Thời điểm Hajj

Tương ứng với dương lịch:

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
5 tháng 11[5] 25 tháng 10 14 tháng 10[6][7] 3 tháng 10[8] 23 tháng 9[9] 11 tháng 9[10]

Số khách hành hương theo năm

Theo Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud, số khách hành hương đến Ả Rập Saud mỗi năm để thực hiện Hajj là:[11]

  • 1920 - 58.584
  • 1921 - 57.255
  • 1922 - 56.319
  • 1996 - 1.080.465[12]
  • 1997 - 1.168.591[13]
  • 1998 - 1.132.344[14]
  • 2001 - 1.363.992[15]
  • 2005 - 1.534.759[16]
  • 2006 - 1.654.407[17]
  • 2007 - 1.707.814[18]
  • 2008 - 1.729.841[19]
  • 2009 - 1.613.000[20]
  • 2010 - 1.799.601[21]
  • 2011 - 1.828.195[22]

Chú thích

  1. ^ Berkley Center for Religion, Peace, and World Affairs - Islam Lưu trữ 2011-10-02 tại Wayback Machine See drop-down essay on "Islamic Practices"
  2. ^ Dalia Salah-El-Deen, Significance of Pilgrimage (Hajj) Lưu trữ 2009-06-06 tại Wayback Machine
  3. ^ Karen Armstrong (16 tháng 1 năm 2002). Islam: A Short History. tr. 10–12. ISBN 0-8129-6618-X.
  4. ^ BBC - Religion & Ethics - Eid el Azha[liên kết hỏng]
  5. ^ Penprase, Bryan E (2010). The Power of Stars: How Celestial Observations Have Shaped Civilization. Springer Science & Business Media. tr. 142. ISBN 9781441968036.
  6. ^ “Hajj celebrated by Muslims in Mecca - video”. The Guardian. ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  7. ^ “Hajj today”. The Daily Star. ngày 14 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  8. ^ “Islamic State militants are enemies of humanity: Saudi Grand Mufti”. Dawn. ngày 3 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  9. ^ “Hajj Performed: 2 million pilgrims pray for world peace”. The Daily Star. ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2015.
  10. ^ “Principal Islamic Days of Observance according to Umm al-Qura Calendar”. The Umm al-Qura Calendar of Ả Rập Xê Út. 2014. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2014.
  11. ^ “The Hajj: the Muslim pilgrimage to... - F. E. Peters - Google Books”. Books.google.com. ngày 22 tháng 12 năm 1995. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011.
  12. ^ “Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2012.
  13. ^ “Record number of pilgrims arrive for 1417 Hajj”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 15 tháng 4 năm 1997. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.
  14. ^ “Final statistics for Hajj 1418 pilgrims”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 8 tháng 4 năm 1998. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.
  15. ^ “Successful culmination of Hajj 1421”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 9 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.
  16. ^ “Prince Abdulmajeed declares Hajj 1425 a success”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 25 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.
  17. ^ “More than 2.3 million pilgrims perform the Hajj this year”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 30 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.
  18. ^ “More than 1.7 million pilgrims have arrived in Ả Rập Xê Út for the Hajj”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.
  19. ^ “Record number of pilgrims arrive for Hajj”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 6 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.
  20. ^ “2,521,000 million pilgrims participated in Hajj 1430”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 29 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
  21. ^ “2.8 million pilgrims participated in Hajj 1431”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 18 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
  22. ^ “2,927,717 pilgrims performed Hajj this year”. Đại sứ quán Hoàng gia Ả Rập Saud. ngày 6 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2012.

Tham khảo

Đọc thêm

Liên kết ngoài


Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!