Hẹp thực quản

Hẹp thực quản
Hình ảnh nội soi của thực quản bị hẹp
Chuyên khoakhoa tiêu hóa
ICD-10K22.2
ICD-9-CM530.3
DiseasesDB31502
MedlinePlus000207
eMedicinearticle/175098
MeSHD004940

Hẹp thực quản lành tính,[1] còn gọi là hẹp đường tiêu hóa, là hiện tượng thực quản bị thu hẹp hoặc thắt chặt gây ra khó nuốt.

Dấu hiệu và triệu chứng

Các triệu chứng của hẹp thực quản bao gồm ợ nóng, miệng có vị đắng hoặc chua, nghẹn, ho, hụt hơi, thường xuyên ợ hơi hoặc nấc cục, đau hoặc khó nuốt, nôn ra máu, hoặc sút cân.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của hẹp thực quản có thể là do hoặc liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày, viêm thực quản, rối loạn chức năng cơ vòng thực quản dưới, rối loạn nhu động thực quản, nuốt phải dung dịch kiềm ăn da, hoặc mắc chứng sa ruột dưới. Tình trạng co hẹp cũng có thể được hình thành sau khi phẫu thuật thực quản và các phương pháp điều trị khác như điều trị bằng laser hoặc điều trị bằng quang động học. Quá trình lành lại tạo ra một vết sẹo khiến mô bị kéo và thắt chặt, dẫn đến khó nuốt.

Chẩn đoán

Chứng hẹp thực quản có thể được chẩn đoán bằng phương pháp chụp X quang thực quản nuốt bari, chụp cắt lớp vi tính, sinh thiết [2] hoặc bằng nội soi.

Điều trị

Nếu hẹp thực quản do viêm thực quản gây ra, bệnh được điều trị bằng cách chữa nhiễm trùng (thường sử dụng kháng sinh). Để mở rộng chỗ thắt, bác sĩ phẫu thuật có thể chèn một ống nong để làm giãn các vùng bị co thắt trong thực quản. Đôi khi cũng có thể được điều trị bằng các thuốc khác. Ví dụ, thuốc đối kháng thụ thể H2 (như ranitidine) hoặc thuốc ức chế bơm proton (như omeprazole) có thể điều trị bệnh trào ngược axit tiềm ẩn.[3]

Dịch tể học

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ảnh hưởng đến xấp xỉ 40% người trưởng thành. Chứng hẹp thực quản xuất hiện trong khoảng từ 7 đến 23% số bệnh nhân GERD không được điều trị.[4]

Tham khảo

  1. ^ “Principles of Deglutition”. Springer Science & Business Media. p. 746. ISBN 978-1-4614-3794-9. ngày 27 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 26 Tháng 6 năm 2016. Chronic GERD is the most common etiology of benign esophageal strictures, referred to as peptic strictures. |tên 1= thiếu |tên 1= (trợ giúp)
  2. ^ Craner, David J. “Esophageal Strictue”. Discovery Health.
  3. ^ Ginex, Pamela K., Manjit S. Bains, Jacqueline Hanson, and Bart L. Frazzitta. 100 Questions & Answers About Esophageal Cancer (100 Questions & Answers). New York: Jones and Bartlett, Inc., 2005. Print.
  4. ^ Kumbum, Kavitha (20 tháng 8 năm 2019). “Esophageal Stricture”.

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!