My-Van Films (tiếng Việt: Hãng phim Mỹ Vân) là nhãn hiệu một cơ sở chế tác phát hành điện ảnh độc lập Mỹ, tồn tại từ 1952 tới nay.
Lịch sử
Tiền thân My-Van Films Studio là hãng phim Mỹ Vân có trụ sở tại Việt Nam từ 1952 tới 1975, là trung tâm điện ảnh tư lập hoàn toàn do người Việt Nam làm chủ.
Vì thế, sang đầu thập niên 1950, khi trị an đã tương đối vãn hồi, các gánh hát lớn bắt đầu đua nhau lập hãng phim để bắt kịp xu thế coi hát bóng ở chốn thị thành. Nhưng kì thực, những đoàn ca nhạc này tuy nhân sự lớn nhưng hoàn toàn thiếu kinh nghiệm điện ảnh, phải thuê kĩ sư từ Hương Cảng, Phi Luật Tân và cả Pháp sang thực hiện, sau đó lại gửi phim ra ngoại quốc in tráng. Bởi vậy, chất lượng phim thường rất hạn chế, đa số chiếu vài bữa đã cụt vốn, không cạnh tranh được với các xuất phẩm điện ảnhHollywood và Hương Cảng. Có những gánh hát phải rã đám vì không bù lỗ nổi, băng cũng phải đem hủy.
Năm 1952, doanh gia Lưu Trạch Hưng xin cấp phép thành lập tại Hà NộiViệt-Nam Điện-ảnh Công-ti (gọi tắt Việt-Ảnh Mỹ-Vân), chủ trương nhập cảng máy móc và đào tạo nhân lực để chế tác những cuốn phim nghiêm túc. Nhưng do không sẵn trong tay đội ngũ tài tử như các gánh hát, ông quyết định tuyển mộ giới học sinh rồi tiến hành dạy kĩ năng diễn xuất. Năm đó, Việt Ảnh tiến hành lancet đôi đào Lan Hương và Thanh Hương (bấy giờ cùng theo học trường Đồng Khánh) trên mặt báo để xuất xưởng cuốn phim truyện tiên phong Cô gái Việt[1]. Một phimca nhạc kết hợp thời trang đậm phong cách Skirts Ahoy!, huy động 500 nữ diễn viên quần chúng. Nội dung phim rất trẻ trung đánh vào thị hiếu giới học sinhHà thành, gây nên một không khí hoàn toàn tươi mát giữa thời lửa loạn.
Sang năm 1953 lại nổi lên hãng Việt Films của doanh gia Hà Quang Định và phu nhân Ái Liên, một cơ sở điện ảnh có sẵn đội ngũ tài tửcải lươngtân nhạc ăn khách nhất nhì miền Bắc. Ba hãng Việt Ảnh, Việt Films và Kim Chung tạo nên cuộc cạnh tranh vô cùng hăm hở trên màn ảnh đại vĩ tuyến và cả mặt báo khắp ba miền, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn nghệ miền Bắc vốn đang cần thiết sự cách tân.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy năm, sự kiện Điện Biên gây lại nguy cơ xáo động chính trịViệt Nam. Ngày 05 tháng 05 năm 1954, ông Lưu Trạch Hưng đóng cửa trụ sở Việt Ảnh Hà Nội, đưa gia đình di cư vào Nam. Cuối năm đó, hãng Việt Films xóa bảng hiệu, chỉ giữ lại một phần gánh hát. Còn hãng Kim Chung cũng ngưng làm phim, để một đoàn nhỏ tại Hà Nội, còn nhân sự chủ yếu di cư vào Nam hoạt động cải lương thuần túy.
Trong các năm 1955-6, hãng Mỹ Vân hợp tác với các nghệ sĩNguyễn Thành Châu, Túy Hoa, Anh Lân... sản xuất phimca nhạcQuan Âm Thị Kính, Tình quê ý nhạc, đạt thành tựu ấn tượng về doanh thu, trở thành cơ sở điện ảnh đáng tin cậy và có quy mô lớn nhất miền Nam. Vị thế này chỉ phần nào bớt đi khi Trung tâm Quốc gia Điện ảnh hình thành (1959).
Từ thập niên 1960, khi tiềm lực kỹ thuật và tài chính đều khả quan, hãng Mỹ Vân thường xuyên hợp tác với chính quyền thông qua Trung tâm Quốc gia Điện ảnh dưới nhãn hiệu Liên-Ảnh Công-ti[3] (gọi tắt Liên-Phim) để sản xuất những phim có tầm vóc lớn cả về kinh phí và nghệ thuật nhằm đưa điện ảnh Việt Nam ra thị trườngquốc tế, tận thâu một khoản ngân sách lớn cho quốc gia. Bằng hình thức này, phía Mỹ Vân tận dụng được nguồn kỹ thuật cùng khí tài khổng lồ từ quyết sách bảo trợ văn nghệ của chính phủ, đồng thời có đủ uy tín mời các nhà thầu. Báo giới đương thời thường gọi hãng Mỹ Vân là "Warner BrosViệt Nam", bởi nhân sự chủ chốt hầu hết là người cùng gia đình, nhưng điểm trọng yếu là chất lượng thẩm mỹ cao tới từng mét phim mà hiếm hãng nào cạnh tranh nổi.
Giai đoạn này, hãng Mỹ Vân xây cất một phim trường khá lớn tại xa lộ Biên Hòa, đủ sức thực hiện những cuốn phim cần bối cảnh sâu thay vì mượn không gian sẵn rất tốn kém. Nhìn chung đây là giai đoạn khả quan nhất, khi Mỹ Vân Điện ảnh là một trong những cơ sở điện ảnh tư lập hàng đầu Á châu, cho ra được những cuốn phim cạnh tranh được với các nền điện ảnh lớn bấy giờ là Nhật Bản, Hương Cảng, Phi Luật Tân và Ấn Độ, một số cuốn còn tiếp cận được các thị trường khó tính như Pháp và Bắc Mỹ.
Tại sự kiện Ngày Điện Ảnh Việt Nam kì II (29 tháng 02 năm 1970), ông hội trưởng Thái Thúc Nha đọc diễn văn kêu gọi chấn hưng và bảo trợ điện ảnh quốc nội trước cường lực ngoại lai. Từ cuốn phim truyện màu tiên phong Từ Sài Gòn tới Điện Biên Phủ (1967-70), hãng Mỹ Vân bắt đầu khai trương hình thức hợp tác quốc tế để tiếp thu những kỹ thuật tân tiến nhất[5]. Thay vì chế tác mỗi năm một phim như trước, trung bình mỗi năm hãng tăng lên 3 phim, phân ra nhiều thể loại để tiếp cận nhiều đối tượng khán giả hơn, ở thời điểm trình độ điện ảnh đại chúng đã tăng cao. Thời gian này, hãng cũng đầu tư sản xuất những cuốn phim tài liệu dài, chủ yếu khai thác tận gốc cuộc Chiến tranh Việt Nam đang hồi quyết liệt.
Mùa hè năm 1971, xuất phẩm Chân trời tím ra mắt khán giả toàn quốc, đạt doanh thu 100 triệu đồng (so với tổng kinh phí 14 triệu) riêng tại Việt Nam, chưa tính thị trường hải ngoại. Cuốn phim tình cảm chiến tranh lâm li bi đát này là đề án do 7 hãng phim lớn nhất miền Nam đầu tư, huy động 600 tài tử cùng lượng khí tài khổng lồ của 3 binh chủng. Đích thân tổng thốngNguyễn Văn Thiệu đã trao giải thưởng văn nghệ toàn quốc cho tổng giám chế Quốc Phong tại Dinh Độc Lập[6], đồng thời, phim giành giải vàng tại Liên hoan phim Á Châu Đài Bắc. Cho tới hết thế kỷ XX vẫn được báo giới quốc tế bình chọn là phimđiện ảnh về chiến tranh đồ sộ và hay nhất Á châu. Đây cũng là tác phẩm hay nhất trong sự nghiệp đạo diễn Lê Hoàng Hoa.
Những năm sau, hãng Mỹ Vân liên tục gặt thành tựu với loạt phim hành động hài Bất đắc dĩ (Lê Mộng Hoàng và Lê Hoàng Hoa đạo diễn). Riêng cuốn Năm vua hề về làng (1974) thắng lớn tại các phòng vé Á châu, thậm chí được nhiều hãng khác quan tâm học hỏi để hình thành một phong cách điện ảnh đặc sắc Á Đông. Cũng năm 1974, hãng Mỹ Vân và hãng Alpha kết hợp Bộ Văn Hóa chuẩn bị tiến hành một đợt chấn hưng điện ảnh nữa với hi vọng đưa Việt Nam vươn tầm thế giới, phát động phong trào "người Việt xem phim Việt"[7]. Nhưng chưa kịp thực hiện thì xảy ra sự kiện tháng tư đen.
Ở Mỹ, ông bà Lưu Trạch Hưng đăng ký nhãn hiệu mới My-Van Films Studio (thường gọi My-Van Films hoặc Trung-tâm Mỹ-Vân) có trụ sở tại thành phố San Jose, California. Tuy nhiên, thị hiếu Bắc Mỹ phân hóa rất cao, lại không tìm được nguồn diễn viên xứng tầm, nên nhà Mỹ Vân thu nhỏ hoạt động lại thành cơ sở phát hành băng video (sau này là DVD), mà chủ yếu là phim truyện, hài kịch, ca nhạc...