Giáo hội được cấu trúc lại theo sau Cách mạng Mỹ với việc phân ly khỏi Giáo hội Anh vốn yêu cầu giáo sĩ phải tuyên thệ Quân chủ Anh Quốc là Người Quản trị Tối thượng của Giáo hội Anh. Giáo hội Giám nhiệm coi mình là "Kháng Cách, nhưng Công giáo",[1] và tự nhận có tính tông truyền. Sách Cầu nguyện Chung có vai trò thiết yếu trong phụng vụ Giám nhiệm cũng như trong các Giáo hội Anh giáo khác.
Về mặt lịch sử, các thành viên của Giáo hội đã đóng vai trò lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực của đời sống Mỹ, bao gồm chính trị, kinh doanh, khoa học, nghệ thuật, và giáo dục. Giáo hội Giám nhiệm tích cực tham gia vào phong trào Phúc âm Xã hội cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.[2] Kể từ các thập niên 1960 và 1970, giáo hội ngả theo chiều hướng thần học tự do và thần học cấp tiến. Điều này dẫn tới các chia rẽ nội bộ; một số thành viên và giáo xứ đã rời bỏ giáo hội để tham gia thành lập phong trào Anh giáo Tiếp diễn (Continuing Anglican movement), và gần đây là Giáo hội Anh giáo tại Bắc Mỹ.
Podmore, Colin (2008). “A Tale of Two Churches: The Ecclesiologies of The Episcopal Church and the Church of England Compared”. International Journal for the Study of the Christian Church. 8 (2): 124–154. doi:10.1080/14742250801930822.
Reeder, Kathleen E. (2006). “Whose Church Is It, Anyway? Property Disputes and Episcopal Church Splits”. Columbia Journal of Law and Social Problems. 40 (2): 125–171.