Fluorit hay huỳnh thạch, còn được phiên âm thành fluorit hay fluorspat, là một khoáng vật có công thức hóa học CaF2. Tên gọi fluorit xuất phát từ tiếng La Tinh fluor- "dòng chảy", bởi khi cho thêm fluorit vào quặng nấu chảy sẽ làm xỉ chảy ra. Kết quả là dễ dàng loại bỏ chúng. Những người thợ mỏ Saoxony thời xưa gọi khoáng vật này là " hoa quặng " bởi vì chúng luôn ở bên cạnh quặngđá quý.
Ở Nga fluorurit còn được gọi là plavik, ngọc lục bảo Transvaal, ngọc lục bảo Nam Phi hay ngọc lục bảo giả (fluorit Châu Phi màu xanh lá cây)
Tính chất
Fluorit là calci fluoride, đặc biệt phong phú về màu sắc, có những sắc thái rất khác nhau: hồngvàng ánh kim, xanh lá cây lục bảo, xanh biruza và tím. Fluorurit thường gặp ở dạng tinh đám, dạng đất, tinh thể lập phương, cát khai khối tám mặt hoàn chỉnh.
Tính chất chữa bệnh: Các nhà am hiểu về đá cho rằng, fluorit là loại đá huyền bí có khả năng loại bỏ stress, giải thoát khỏi trầm uất và giận dữ. Các nhà thạch học trị liệu hiện đại dùng fluorit để chữa các bệnh về não bộ và hệ tim mạch. Người ta nói rằng fluorit có thể chống lại loại bệnh sơ cứng lan tỏa và bệnh động kinh.
Wikipedia tiếng Việtkhông bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Tính chất khác: Trong yogaẤn Độ, fluorit được coi là một trong những khoáng vật huyền bí có sức mạnh nhất. Nó giúp điều chỉnh tư duy đạt tới trạng thái yên tĩnh tâm hồn. Đồ trang sức bằng fluorit làm tăng khả năng phân tích của người chủ. Rất thú vị là các nhà ma thuật thời xưa cũng như thời nay thường sử dụng quả cầu bằng fluorit để tiên đoán. Người ta nghi nhận khả năng kỳ lạ của fluorit trong lúc thiền định là dường như nó "hấp thụ" những âm thanh của âm nhạc và sau đó đưa chúng trở lại với con người. Không xác định sự tương ứng chính xác của fluorit trong cung hoàng đạo, năng lượng chiếu xạ của dương có tác dụng tới luân xa vùng đỉnh đầu: nuôi dưỡng các tuyến của não bộ; Luân xa này giúp phát triển tinh thần, tín ngưỡng và các mối liên hệ với sức mạnh tối cao của vũ trụ. Đối với luân xa vùng trán: tác động tới các cơ quan ở vùng đầu; luân xa này cũng có liên lạc tới kinh lạc bàng quang và ruột, giúp thực hiện ý tưởng, kích thích sự năng động tích cực.
Nguồn gốc và phân bố
Fluorurit thường được tạo ra từ các quá trình nhiệt dịch. Nó thường là khoáng vật phụ đi theo các quặng dạng mạch, cộng sinh với rất nhiều khoáng vật khác nhau và có nguồn gốc nhiệt dịch. Những tinh thể trong suốt lớn nhất với khối lượng vài chục và thậm chí vài trăm kg đã được khai thác trên lãnh thổ Kazatan.
Fluorit có thể có mặt trong các tích tụ mạch đặc biệt đi cùng với các khoáng vậtkim loại như galen, barit, thạch anh, và canxít, thường nó ở dạng quặng đuôi. Nó là khoáng vật chính trong đá granit và các đá mácma khác, và là khoáng vật phụ trong đá vôi và dolostone.
Trong công nghiệp, tùy thuộc vào độ tinh khiết của fluorit, mà nó được chia thành ba cấp. Fluorit cấp thấp được sử dụng trong luyện kim như là chất gây chảy để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của vật liệu trong sản xuất thép, nhôm. Fluorit cấp trung bình được sử dụng trong sản xuất thủy tinh, men và dụng cụ gia đình (bếp). Fluorit cấp cao được sử dụng để sản xuất acid fluorhydric từ fluorit và acid sunfuric. acid fluorhydric cũng được dùng để vẽ hình lên kính. Fluorurit trong suốt để làm các loại thấu kính và lăng kính cho các dụng cụ quang học.
Trong bài báo năm 1852 về "khả năng khúc xạ" (thay đổi bước sóng) của ánh sáng, George Gabriel Stokes đã mô tả khả năng của fluorit (huỳnh thạch) và thủy tinh urani trong việc thay đổi ánh sáng không nhìn thấy vượt ra ngoài khoảng tím của quang phổ thành ánh sáng xanh lam. Ông đặt tên cho hiện tượng này là fluorescence (huỳnh quang) khi viết rằng: "I am almost inclined to coin a word, and call the appearance fluorescence, from fluor-spar [i.e., fluorite], as the analogous term opalescence is derived from the name of a mineral." (Tôi gần như nghiêng về việc đặt ra một từ, và gọi biểu hiện này là huỳnh quang, từ huỳnh thạch [tức là fluorit], giống như thuật ngữ tương tự vẻ bạch thạch phát sinh từ tên gọi của một khoáng vật.)[1] Tên gọi huỳnh quang phát sinh từ khoáng vật huỳnh thạch (fluorit), do một số mẫu vật của khoáng vật này chứa europi hóa trị hai ở dạng dấu vết, và nó có vai trò của tác nhân kích hoạt huỳnh quang để phát ra ánh sáng xanh lam. Trong một thí nghiệm then chốt, ông sử dụng một lăng kính để cô lập bức xạ cực tím từ ánh nắng và quan sát thấy ánh sáng xanh lam phát ra bởi dung dịchquinin trong ethanol bị bức xạ cực tím chiếu vào.[2]
^Stokes G. G. (1852). “On the Change of Refrangibility of Light”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. 142: 463–562. doi:10.1098/rstl.1852.0022. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2017. Từ trang 479, chú thích cuối trang: "I am almost inclined to coin a word, and call the appearance fluorescence, from fluor-spar, as the analogous term opalescence is derived from the name of a mineral."
^Stokes (1852), trang 472–473. Trong ghi chú tại trang 473, Stokes thừa nhận rằng vào năm 1843, Edmond Becquerel đã quan sát thấy quinin acid sulfat hấp thụ mạnh bức xạ tia cực tím (nghĩa là bức xạ mặt trời nằm xa hơn dải H của Fraunhofer trong quang phổ mặt trời). Xem: Edmond Becquerel (1843) "Des effets produits sur les corps par les rayons solaires"Lưu trữ 2013-03-31 tại Wayback Machine (Về các tác động sinh ra trên các chất bởi các tia mặt trời), Comptes rendus, 17: 882–884; tại trang 883, Becquerel dẫn quinin acid sulfat ("sulfate acide de quinine") như là chất hấp thụ mạnh ánh sáng cực tím.