Florence (trò chơi điện tử)

Florence
Áp phích của trò chơi
Nhà phát triểnMountains
Nhà phát hànhAnnapurna Interactive
Giám đốcKen Wong
Âm nhạcKevin Penkin
Công nghệUnity
Nền tảng
Phát hành
  • iOS
  • 14 tháng 2 năm 2018
  • Android
  • 14 tháng 3 năm 2018
Thể loạiTiểu thuyết tương tác, Minigames
Chế độ chơiMột người chơi

Florence là một trò chơi điện tử có nội dung tương tác do hãng trò chơi Úc Mountains phát triển và Annapurna Interactive phát hành. Trò chơi ra mắt ngày 14 tháng 2 năm 2018 trên hệ điều hành iOS và ngày 14 tháng 3 năm 2018 cho hệ điều hành Android. Florence xoay quanh câu chuyện về cô gái 25 tuổi Florence Yeoh với mong ước trở thành một họa sĩ, nhưng đang phải vùi đầu vào công việc buồn chán, cho tới khi cô gặp Krish, một nhạc công cello với ước mơ được biểu diễn trên sân khấu lớn. Trò chơi không có nhiều lời thoại mà chủ yếu kể câu chuyện của Florence qua một loạt các chương truyện tranh. Trò chơi hướng người chơi khám phá câu chuyện bên trong thông qua trò xếp hình cơ bản nhằm ghép lại những mảnh ghép của cuộc đời Florence.

Thiết kế chính Ken Wong muốn được tạo ra những trò chơi không mang yếu tố bạo lực và coi chính tác phẩm Monument Valley của anh là nguồn cảm hứng để tạo ra các trải nghiệm về nội dung cốt truyện xen kẽ với thể loại ghép hình. Florence nhận được nhiều ý kiến tích cực từ giới phê bình cho phong cách nghệ thuật, âm nhạc và lối kể chuyện trong trò chơi.

Cách chơi

Florence được chia thành 20 chương, với mỗi chương khắc họa một giai đoạn trong cuộc đời của Florence Yeoh.[1] 20 chương này lại được chia thành sáu màn, thể hiện tổng quát sáu giai đoạn chính trong sự trưởng thành và thay đổi của Florence. Với mạch truyện tuyến tính, trò chơi cần những yếu tố đầu vào từ người chơi qua các minigame ngắn, nhờ đó suy nghĩ và hành động của Florence dần được hé lộ.[1] Sáu màn chơi của trò chơi mang những nội dung chính: Florence với cuộc sống trưởng thành, Florence bắt đầu hẹn hò Krish, Florence và Krish tìm hiểu nhau, Florence và Krish hạnh phúc bên nhau, Florence và Krish cãi nhau và rời xa nhau, và cuộc sống mới của Florence sau khi chia tay Krish. Một lần chơi của Florence mất khoảng 30 phút.[1]

Nội dung

Trò chơi theo chân Florence Yeoh, một cô gái 25 tuổi sống một mình với các thói quen lặp lại hằng ngày cả ở nhà lẫn ở công ty, thi thoảng vô thức sử dụng điện thoại để lên mạng xã hội tương tác.[2] Một buổi sáng, điện thoại của cô bị sập nguồn, cô đi theo tiếng đàn cello mà mình nghe thấy và gặp được Krish, một nghệ sĩ đường phố.[2] Krish kết bạn với cô và họ bắt đầu hẹn hò.[2][3] Sau nhiều lần hẹn, họ hôn nhau và mối quan hệ thở nên dần nghiêm túc hơn. Krish chuyển tới sống với Florence và được cô động viên đi theo con đường trở thành nhạc công cello. Để cảm ơn, Krish tặng Florence một bộ màu nước và Florence bắt đầu mơ tưởng tới việc theo đuổi đam mê trở thành họa sĩ của mình.

Cặp đôi bắt đầu cãi nhau sáu tháng sau đó tại một của hàng thực phẩm, tuy nhiên cả hai đã làm hòa.[4] Sau một năm yêu nhau, cả hai dần rơi vào những thói quen thường ngày và ngày một tách xa nhau.[2] Sau một cuộc cãi vã khác, Krish chuyển đi. Florence quyết định thôi công việc hiện tại để theo đuổi đam mê làm họa sĩ, và cuối cùng đã gặt hái được nhiều thành công.

Phát triển

Ken Wong, nhà thiết kế chính cho Florence, wanted to create a game that eschewed violence.[5]

Sau thành công của Monument Valley, nhà thiết kế trò chơi Ken Wong cảm thấy rằng mình đã cống hiến đủ cho hãng trò chơi Ustwo, và muốn được tự thành lập một hãng trò chơi riêng.[6] Anh lựa chọn trở lại quê nhà tại Úc sau khi nhìn thấy tiềm năng phát triển của công việc làm trò chơi tại Melbourne.[6] Wong thành lập công ty mới tại Melbourne, lấy tên Mountains.[6][7]

Sau khi giải quyết vấn đề nhân sự, Mountains hoàn toàn không có định hướng về thể loại trò chơi mà họ muốn tạo ra.[6] Cách tiếp cận của Wong là tuyển nhân sự trước rồi mới tới sáng tạo trò chơi.[6] Khi những người trong đội bắt đầu bàn luận về việc phim điện ảnh và văn học thường hay khai thác đề tài tình yêu và cảm xúc con người, nhưng dường như thị trường trò chơi lại đang thiếu những điều đó và đây có thể là một "thách thức hay."[6] Họ lựa chọn đi theo ý tưởng này và bắt đầu tạo nên Florence.[6] Đây là trò chơi đầu tiên mà Wong thực hiện kể từ Monument Valley.[8]

Wong và đội ngũ làm trò chơi mong muốn được tạo ra những trò chơi không mang yếu tố bạo lực.[5] Wong nói, "Tôi muốn khai thác những câu chuyện mà chúng tôi có thể tạo ra mà không cần tới bạo lực."[5] Mountains quyết định thực hiện trò chơi này trên nền tảng di động nhằm giúp trò chơi trở nên dễ tiếp cận nhất có thể.[5] Mục tiêu của cả đội là tạo ra một trò chơi nơi người chơi có thể tập trung khám phá những cảm xúc thay vì phải cố gắng để đạt được một mục tiêu nào đó.[8] Điều này hoàn toàn đối lập với Monument Valley, khi mà Wong muốn được tạo ra một trải nghiệm giống với một cuốn truyện tranh hoặc một bộ phim câm khi mà người chơi sẽ tập trung nhiều hơn vào phần cốt truyện.[5] Với Florence, Wong và đội ngũ làm trò chơi đã lấy cảm hứng từ nhiều phim điện ảnh, trong đó có 500 ngày yêu, Eternal Sunshine of the Spotless Mind Titanic.[5][9]

Các nhà phát triển muốn biến trò chơi này trở thành một trải nghiệm tuyến tính ngay từ những ngày đầu thực hiện dự án vì họ cho rằng những người chơi trải đời hơn sẽ đưa ra được những lựa chọn "chính xác" hơn.[10] Mountains bị ảnh hưởng bởi mỗi liên kết cảm xúc giữa con người và các phương tiện thông tin đại chúng và muốn đem những cảm xúc đó vào trò chơi điện tử.[8] Cả đội quyết định sẽ sử dụng âm nhạc thay cho các đoạn hội thoại xuyên suốt trò chơi, với tiếng cello tượng trung cho Krish và tiếng piano tương trưng cho Florence.[11] Mountains sử dụng nhạc nền cho các nhân vật sau khi vô tình tạo ra những bản nhạc trong quá trình phát triển chương thứ 9, "Cửa hàng thực phẩm", khi Krish và Florence có cuộc cãi vã đầu tiên.[10] Wong lựa chọn cái tên Florence vì nhân vật được thiết kế là một cô gái người Úc gốc Hoa bị cha mẹ đặt cho một "cái tên lỗi thời" khi họ nhập cư.[11]

Tiếp nhận

Polygon ghi tên trò chơi vào danh sách các trò chơi hay nhất thập kỷ.[12]

Năm Giải thưởng Hạng mục Kết quả Nguồn
2018 Golden Joystick Awards Trò chơi điện thoại của năm Đề cử [13][14]
The Game Awards 2018 Trò chơi tạo ảnh hưởng lớn Đề cử [15][16]
Trò chơi điện thoại xuất sắc nhất Đoạt giải
Trò chơi độc lập ra mắt xuất sắc nhất Đề cử
Gamers' Choice Awards Trò chơi điện thoại yêu thích nhất Đề cử [17]
Australian Games Awards Trò chơi do người Úc phát triển của năm Đề cử [18]
2019 New York Game Awards Giải A-Train cho trò chơi điện thoại xuất sắc nhất Đoạt giải [19][20]
Annual D.I.C.E. Awards lần thứ 22 Thành tựu nổi bật trong cốt truyện Đề cử [21][22]
Thành tựu nổi bật cho trò chơi độc lập Đề cử
Trò chơi cầm tay của năm Đoạt giải
Thành tựu nổi bật trong định hướng trò chơi Đề cử
National Academy of Video Game Trade Reviewers Awards Trò chơi, nguyên tác phiêu lưu Đề cử [23]
Trò chơi, hạng đặc biệt Đề cử
SXSW Gaming Awards Cách dẫn truyện xuất sắc Đề cử [24]
Trò chơi điện thoại của năm Đề cử
Game Developers Choice Awards Màn ra mắt xuất sắc nhất Đoạt giải [25][26]
Trò chơi điện thoại xuất sắc nhất Đoạt giải
Giải Sáng chế Đề cử
Cách dẫn truyện xuất sắc nhất Đề cử
British Academy Games Awards lần thứ 15 Trò chơi ra mắt Đề cử [27][28]
Trò chơi vượt ra ngoài tính giải trí Đề cử
Trò chơi điện thoại Đoạt giải
Cách dẫn truyện Đề cử
Âm nhạc Đề cử
Nguyên tác Đề cử
Italian Video Game Awards Trò chơi điện thoại xuất sắc nhất Đoạt giải [29]
Trò chơi vượt ra ngoài tính giải trí Đề cử
Webby Awards 2019 Định hướng nghệ thuật xuất sắc nhất Đề cử [30][31]
Thiết kế trò chơi xuất sắc nhất Đoạt giải
Thiết kế âm nhạc/âm thanh xuất sắc nhất Đề cử
Kịch bản xuất sắc nhất Đề cử
Games for Change Awards Cách chơi xuất sắc nhất Đề cử [32]

Tham khảo

  1. ^ a b c Fogel, Stefanie (ngày 19 tháng 2 năm 2018). 'Florence' Is a Short, Bittersweet and Relatable Tale About First Love”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ a b c d Donlan, Christian (ngày 19 tháng 2 năm 2018). “Florence is so much more than a love story”. Eurogamer. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ Parkin, Simon (ngày 3 tháng 3 năm 2018). “Florence review – girl meets boy meets iPhone game”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ Webster, Andrew (ngày 14 tháng 2 năm 2018). “With just a few taps, Florence shows you how it feels to fall in love”. The Verge. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ a b c d e f Webster, Andrew (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “Florence is a game about love from the designer behind Monument Valley”. The Verge. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ a b c d e f g Dealessandri, Marie (ngày 14 tháng 3 năm 2018). “Florence: How game design can tell love stories”. MCV. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018.
  7. ^ Conditt, Jessica (ngày 14 tháng 2 năm 2018). 'Florence' turns falling in love into a video game”. Engadget. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  8. ^ a b c Findling, Deborah (ngày 11 tháng 2 năm 2018). “The designer of 'Monument Valley' has a new game where users explore relationships, without prizes or big thrills”. CNBC. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  9. ^ Frank, Allegra (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “Monument Valley lead's next game, Florence, is like Eternal Sunshine of the Spotless Mind”. Polygon. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018.
  10. ^ a b Valentine, Rebekah (tháng 2 năm 2018). “Interview: Ken Wong, and breaking with what a game 'should be' in Florence”. App Trigger. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ a b Weber, Rachel (ngày 14 tháng 2 năm 2018). “Fall in love with Florence, the new game from Monument Valley's designer”. Games Radar. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  12. ^ “The 100 best games of the decade (2010–2019): 50–11”. Polygon (bằng tiếng Anh). ngày 4 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  13. ^ Hoggins, Tom (ngày 24 tháng 9 năm 2018). “Golden Joysticks 2018 nominees announced, voting open now”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  14. ^ Sheridan, Connor (ngày 16 tháng 11 năm 2018). “Golden Joystick Awards 2018 winners: God of War wins big but Fortnite gets Victory Royale”. GamesRadar+. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  15. ^ McWhertor, Michael (ngày 13 tháng 11 năm 2018). “The Game Awards 2018 nominees led by God of War, Red Dead Redemption 2”. Polygon. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  16. ^ Grant, Christopher (ngày 6 tháng 12 năm 2018). “The Game Awards 2018: Here are all the winners”. Polygon. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  17. ^ Glyer, Mike (ngày 19 tháng 11 năm 2018). “2018 Gamers' Choice Awards Nominees”. File 770. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  18. ^ “Your 2018 Winners”. Australian Games Awards. ngày 19 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  19. ^ Keyes, Rob (ngày 3 tháng 1 năm 2019). “2018 New York Game Awards Nominees Revealed”. Screen Rant. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2019.
  20. ^ Meitzler, Ryan (ngày 23 tháng 1 năm 2019). “The New York Game Awards Reveals 2019 Winners; God of War Earns the Top Prize”. DualShockers. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  21. ^ Makuch, Eddie (ngày 10 tháng 1 năm 2019). “God Of War, Spider-Man Lead DICE Awards; Here's All The Nominees”. GameSpot. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  22. ^ McWhertor, Michael (ngày 14 tháng 2 năm 2019). “God of War wins big at DICE Awards 2019”. Polygon. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  23. ^ “Nominee List for 2018”. National Academy of Video Game Trade Reviewers. ngày 11 tháng 2 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  24. ^ Trent, Logan (ngày 11 tháng 2 năm 2019). “Here Are Your 2019 SXSW Gaming Awards Finalists!”. South by Southwest. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  25. ^ Good, Owen S. (ngày 4 tháng 1 năm 2019). “Red Dead Redemption 2 tops list of Game Developers Choice nominees”. Polygon. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  26. ^ Williams, Mike (ngày 20 tháng 3 năm 2019). “God of War Wins Another GOTY at 2019 Game Developers Choice Awards”. USGamer. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  27. ^ Fogel, Stefanie (ngày 14 tháng 3 năm 2019). 'God of War,' 'Red Dead 2' Lead BAFTA Game Awards Nominations”. Variety. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  28. ^ “BAFTA Games Awards winners 2019”. BAFTA. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  29. ^ “Italian Video Game Awards Nominees and Winners”. Italian Video Game Awards. ngày 11 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  30. ^ Liao, Shannon (ngày 23 tháng 4 năm 2019). “Here are all the winners of the 2019 Webby Awards”. The Verge. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2019.
  31. ^ “2019 Winners”. The Webby Awards. ngày 23 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  32. ^ McAloon, Alissa (ngày 30 tháng 5 năm 2019). “Detroit: Become Human, Nintendo Labo among Games for Change Awards finalists”. Gamasutra. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!