Bài này viết về thể loại âm nhạc. Đối với trung tâm giải trí, xem discothèque. Đối với thể loại disco hiện đại, xem Nu-disco. Đối với các định nghĩa khác, xem Disco (định hướng).
Disco là một thể loại âm nhạc có chứa các yếu tố của funk, soul, pop, salsa và psychedelic, thịnh hành nhất vào giữa và cuối thập niên 1970 cho dù ngày nay vẫn tiếp tục được biết đến rộng rãi.[8] Tên của thể loại này được bắt nguồn cụm từ tiếng Pháp discothèque (tạm dịch: "thư viện của bản ghi máy quay đĩa") nhưng sau đó được sử dụng để chỉ những hộp đêm tại Paris.[9] Âm thanh của disco thường đi cùng chất giọng cao vút và vang dội thông qua nhịp "four-on-the-floor" đều đặn, một mẫu nốt móc đơn hoặc bán móc đơn cùng một dòng guitar bass nhấn lệnh. Trong hầu hết các bài hát, bộ dây, bộ hơi, piano điện và guitar điện thường tạo nên một âm thanh nền mờ ảo. Các nhạc cụ thính phòng như sáo thường được dùng trong các giai điệu đơn và guitar chính thường ít xuất hiện trong disco hơn rock. Nhiều bài hát disco thường sử dụng nhạc cụ điện tử như máy tổng hợp.
David Mancuso, một DJ tại thành phố New York, được cho là người khởi xướng các câu lạc bộ theo phong cách disco, khi thành lập The Loft, một câu lạc bộ nhảy chỉ dành cho thành viên tại chính ngôi nhà của mình vào tháng 2 năm 1970.[10][11] Bài báo đầu tiên được viết về thể loại này được viết vào tháng 9 năm 1973 bởi Vince Aletti cho tạp chí Rolling Stone.[12] Vào năm 1974, đài phát thanh WPIX-FM của thành phố New York trình làng chương trình phát thanh disco đầu tiên.[11] Khán giả ban đầu của thể loại này là những người chuyên đến hộp đêm mang dòng máu Mỹ Phi,[nb 1] người Mỹ gốc Ý,[13] người Latinh và cộng đồng psychedelic tại thành phố New York và Philadelphia vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Disco còn được xem là phản ứng chống lại sự nở rộ của dòng nhạc rock và trước sự kỳ thị với dòng nhạc dance bởi cộng đồng phi văn hóa trong thời điểm này. Ngoài phụ nữ, thể loại này còn lan rộng đến các cộng đồng gặp thiệt thòi khác vào thời gian đó.[14][15][16][17][18][19][13][20]
Các nghệ sĩ disco nổi danh cuối thập niên 1970 bao gồm ABBA, Giorgio Moroder, Donna Summer, The Bee Gees, KC and the Sunshine Band, The Trammps, Gloria Gaynor và Chic. Nhiều nhà phê bình khẳng định Kraftwerk, một ban nhạc điện tử chơi tiên phong dòng nhạc disco cũng như âm thanh điện tử, là một yếu tố lớn của disco. Trong khi các nghệ sĩ và ca sĩ tìm được sự chú ý từ công chúng, các nhà sản xuất đứng đằng sau cũng có những đóng góp đáng kể đến dòng nhạc này, khi họ thường xuyên sáng tác và chế tạo những âm thanh cải tiến và kỹ thuật sản xuất góp phần tạo nên "âm thanh disco".[21]
Disco là phong trào âm nhạc phổ biến lớn cuối cùng của thế hệ sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi nhiều nghệ sĩ thuộc thể loại khác cũng thu âm những bài hát disco trong lúc thể loại này đang thịnh hành và những bộ phim như Saturday Night Fever hay Thank God It's Friday góp phần giúp disco đạt đến độ phổ biến chủ đạo.[22] Khi còn là một hiện tượng trên toàn cầu, disco lại bị khán giả Hoa Kỳ khước từ vào cuối thập niên 1970. Vào ngày 12 tháng 7 năm 1979, một cuộc phản đối disco tại Chicago mang tên "Disco Demolition Night" cho thấy sự xung đột gay gắt chống lại dòng nhạc disco và văn hóa của nó lan rộng khắp Hoa Kỳ. Thời gian sau đó, nhiều nghệ sĩ quen thuộc với dòng nhạc này không thể đưa âm nhạc của họ trở lại sóng phát thanh Hoa Kỳ, trong khi những rắc rối tương tự không hề diễn ra tại các quốc gia khác. Một ít nghệ sĩ vẫn có những bài hát disco thịnh hành vào đầu thập niên 1980, nhưng cụm từ "disco" lại trở nên lỗi thời và được thay thế bởi "nhạc nhảy" hay "nhạc pop nhảy". Dù các kỹ thuật sản xuất đã thay đổi, nhiều nghệ sĩ thành công kể từ thập niên 1970 vẫn giữ nguyên nhịp disco cơ bản và các câu lạc bộ nhảy vẫn còn thịnh hành.[23] Disco vẫn được nhiều lớp nghệ sĩ sau này tái hiện, như album Confessions on a Dance Floor của Madonna vào năm 2005 hay các nghệ sĩ khác như ban nhạc Daft Punk, Nile Rodgers), Justin Timberlake, Breakbot và Bruno Mars tiếp tục đưa disco xuất hiện trên các bảng xếp hạng pop tại Liên hiệp Anh và Mỹ.[8]
Tham khảo
^(2000) Last Night a DJ Saved My Life, ISBN 978-0-8021-3688-6, p.127: "Its [disco] music grew as much out of the psychedelic experiments... as from... Philadelphia orchestrations"
^(2008) The Pirate's Dilemma: How Youth Culture is Reinventing Capitalism, ISBN 978-1-4165-3218-7, p.140: "Disco, which emerged from the psychedelic haze of flower power infused with R&B and social progress that was being cooked up at the Loft ..."
^Disco Double TakeLưu trữ 2015-01-30 tại Wayback Machine by The Village Voice: "And the scene's combination of overwhelming sound, trippy lighting, and hallucinogens was indebted to the late-60s psychedelic culture." Retrieved on ngày 29 tháng 11 năm 2008
^(2001) American Studies in a Moment of Danger, ISBN 978-0-8166-3948-9, p.145: "It has become general knowledge by now that the fusion of Latin rhythms, Anglo-Caribbean instrumentation, North American black "soul" vocals, and Euro-American melodies gave rise to the disco music"
^ ab(2003) The Drummer's Bible: How to Play Every Drum Style from Afro-Cuban to Zydeco, ISBN 978-1-884365-32-4, p.67: "Disco incorporates stylistic elements of Rock, Funk and the Motown sound while also drawing from Swing, Soca, Merengue and Afro-Cuban styles"
^ ab(2006) A Change is Gonna Come: Music, Race & the Soul of America, ISBN 978-0-472-03147-4, p.207: "A looser, explicitly polyrhythmic attack pushes the blues, gospel, and soul heritage into apparently endless cycle where there is no beginning or end, just an ever-present "now"."
^ abShapiro, Peter. "Turn the Beat Around: The Rise and Fall of Disco", Macmillan, 2006. p.204–206: " 'Broadly speaking, the typical New York discotheque DJ is young (between 18 and 30), Italian, and gay,' journalist Vince Lettie declared in 1975...Remarkably, almost all of the important early DJ were of Italian extraction...Italian Americans have played a significant role in America's dance music culture...While Italian Americans mostly from Brooklyn largely created disco from scratch..." [1].
^(2007) The 1970s, ISBN 978-0-313-33919-6, p.203–204: "During the late 1960s various male counterculture groups, most notably gay, but also heterosexual black and Latino, created an alternative to Rockefeller, which was dominated by white—and presumably heterosexual—men. This alternative was disco"
^(1998) "The Cambridge History of American Music", ISBN 978-0-521-45429-2, ISBN 978-0-521-45429-2, p.372: "Initially, disco musicians and audiences alike belonged to marginalized communities: women, gay, black, and Latinos"
^(2002) "Traces of the Spirit: The Religious Dimensions of Popular Music", ISBN 978-0-8147-9809-6, ISBN 978-0-8147-9809-6, p.117: "New York City was the primary center of disco, and the original audience was primarily gay African Americans and Latinos."
^(1976) "Stereo Review", University of Michigan, p.75: "[..] and the result—what has come to be called disco—was clearly the most compelling and influential form of black commercial pop music since the halcyon days of the "Motown Sound" of the middle Sixties."
^Khán giả là những người đồng tính nam (đặc biệt là nam giới Mỹ Phi và La Tinh). Đọc thêm: Generalist, David A. (ngày 10 tháng 9 năm 2012). Routledge International Encyclopedia of Queer Culture. Routledge. tr. 153. ISBN9781136761812.
Brewster, Bill and Broughton, Frank (1999). Last Night a DJ Saved My Life: The History of the Disc Jockey. Headline Book Publishing Ltd. ISBN 978-0-7472-6230-5.
Campion, Chris (2009). "Walking on the Moon:The Untold Story of the Police and the Rise of New Wave Rock". John Wiley & Sons. ISBN 978-0-470-28240-3
Echols, Alice (2010). Hot Stuff: Disco and the Remaking of American Culture. W. W. Norton and Company, Inc. ISBN 978-0-393-06675-3.
Gillian, Frank (May 2007). "Discophobia: Antigay Prejudice and the 1979 Backlash against Disco". Journal of the History of Sexuality, Volume 15, Number 2, pp. 276–306. Electronic ISSN1535-3605, print ISSN1043-4070.
Hanson, Kitty (1978) Disco Fever: The Beat, People, Places, Styles, Deejays, Groups. Signet Books. ISBN 978-0-451-08452-1.
Jones, Alan and Kantonen, Jussi (1999). Saturday Night Forever: The Story of Disco. Chicago, Illinois: A Cappella Books. ISBN 978-1-55652-411-0.
Lawrence, Tim (2004). Love Saves the Day: A History of American Dance Music Culture, 1970–1979. Duke University Press. ISBN 978-0-8223-3198-8.