Từ năm 1790 đến năm 1876, tất cả các bản in khắc gỗ đều phải qua kiểm duyệt bởi các nhà kiểm duyệt được ủy quyền chính thức, và được đánh dấu bằng con dấu của họ
Chūban (中判,Chūban?); bản in khổ trung bình, từ 26 × 19 cm (10,2 × 7,5 in)
Chū-tanzaku (中短冊判,Chū-tanzaku?); bản in khổ thẻ, từ 38 × 13 cm (15,0 × 5,1 in)
Thời kỳ Edo (江戸時代,Edo jidai?); tồn tại từ năm 1603 đến năm 1868, thời kỳ mà xã hội Nhật Bản nằm dưới sự cai trị của mạc phủ Tokugawa
Ishizuri-e (石摺絵,Ishizuri-e?); một loại hình giống với in khắc đá, với những dòng chữ hoặc hình ảnh trắng (không mực) trên nền tối
Ita-bokashi (板ぼかし,Ita-bokashi?); "tạo khối bóng" một kỹ thuật cho phép tạo ra sự chuyển màu, đạt được bằng cách chà nhám hoặc mài các cạnh của họa tiết khắc
Kakemono-e (掛物絵,Kakemono-e?); một bức tranh khổ ōban được xếp bên trên bức khác (quải trục)
Kappazuri (合羽摺,Kappazuri?); các bản in được sản xuất hoàn toàn bằng khuân tô, không có mộc bản. Chúng đơn màu (thường là màu đen) và được tô bằng khuôn.
Tate-e (縦絵,Tate-e?); bản in theo định dạng dọc hoặc có thể là "chân dung"
Cải cách Tenpō (天保の改革,Tenpō no kaikaku?); một loạt các chính sách kinh tế được đưa ra vào năm 1842 bởi Mạc phủ Tokugawa, tiền thân của Minh Trị Duy tân
Yoko-e (横絵,Yoko-e?); bản in theo định dạng ngang hay có thể là "phong cảnh"
Yokohama-e (横浜絵,Yokohama-e?); các bản in mô tả người ngoại quốc không thuộc Đông Á, và cũng như các cảnh của Yokohama.
Kích thước in
Các thuật ngữ tiếng Nhật cho bản họa định dạng dọc (dọc) và ngang (ngang) là tate-e (縦絵) và yoko-e (横絵). Sau đây là các khổ in phổ biến trong thời kỳ Tokugawa. Các kích thước khác nhau tùy thuộc theo từng thời kỳ, và những số liệu được đưa ra ở đây là gần đúng, chúng dựa trên kích thước giấy trước khi in và giấy được cắt sau khi in.[1]