Đến năm 1636, vị Hoàng đế thứ hai là Hoàng Thái Cực quyết định đổi quốc hiệu thành Đại Thanh; 大清 và đến năm 1644 tái chiếm và đóng đô ở Bắc Kinh từ tay con cháu nhà Nam Minh. Nhà Thanh tồn tại đến năm 1912, nếu chỉ tính từ khi mang quốc hiệu Đại Thanh thì tồn tại được 276 năm.
Lật đổ chính quyền nhà Minh ở khu vực người Nữ Chân, lên ngôi Đại Hãn nhà Hậu Kim thứ 2, đổi tên người Nữ Chân thành người Mãn, năm 1636 đổi quốc hiệu Đại Kim thành Đại Thanh lên ngôi Hoàng Đế.
Hoàng đế cuối cùng, còn có tên Tây là Henry. Hoàng đế bù nhìn của Mãn Châu Quốc (1934-1945)
Ngày 29 tháng 12 năm 1911, tại Nam Kinh, Tôn Trung Sơn được cử làm Đại tổng thống Lâm thời của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc, nhưng đến ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi mới chính thức thoái vị tại Bắc Kinh.
Hoàng đế được truy tôn
Trong suốt lịch sử Thanh triều để củng cố thêm tính chính danh và chính thống của mình cũng như ghi công tổ tiên của người Mãn nhất là dòng tộc Ái Tân Giác La, các đời Hoàng đế Đại Thanh đã truy phong cho rất nhiều vị, tuy chưa từng là Hoàng đế, tước hiệu cao quý này, dưới đây là danh sách các vị ấy:
Ông là người thủ lĩnh nhà Hậu Kim và đã đặt nền móng trong việc lật đổ nhà Nam Minh và sau đó con trai ông Hoàng Thái Cực đã hoàn thành việc thu phục Mông Cỗ, lên ngôi Hoàng đế nhà Thanh, ông được con cháu nhà Thanh truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ dù ông không giữ ngôi vị Hoàng đế một ngày nào
Ông là Nhiếp chính vương thời Thuận Trị Đế, tước vị Hoàng đế do chính vua Thuận Trị truy cho ông vào năm Thuận Trị thứ 7 (1650) đến năm Thuận Trị thứ 8 (1651) thì bị tước bỏ. Sau này, ông được Càn Long Đế vào năm thứ 43 Càn Long (1778) trao lại tước hiệu Duệ Thân vương thông qua dòng dõi của em ông (Đa Nhĩ Bác, con của Đa Đạc).