Bên trái dưới cùng: Margaret Thatcher là nữ Thủ tướng đầu tiên của Liên hiệp Anh.
Bên phải dưới cùng: Keir Starmer là đương kim Thủ tướng.
Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là người đứng đầu Chính phủ Quốc vương Bệ hạ và Nội các Anh Quốc. Ngày thành lập Văn phòng Thủ tướng vẫn còn là một ẩn số vì vị trí này không được "tạo ra" mà thay vào đó tiến hóa theo thời gian trên cơ sở sáp nhập trách nhiệm và quyền hạn của nhiều văn phòng khác.[1] Thuật ngữ này thường được sử dụng bởi Robert Walpole một cách không chính thống trước thập niên 1730.[2] Nó bắt đầu được sử dụng bởi Viện Thứ dân vào những năm 1805,[3] và trở thành một thuật ngữ phổ biến trước những năm 1880,[4] mặc dù không được công nhận chính thức cho đến tận năm 1905, khi Arthur Balfour đang là Thủ tướng.
Các sử gia hiện đại hầu hết công nhận Robert Walpole, người đứng đầu chính phủ Vương quốc Anh trong hơn 20 năm kể từ 1721,[5] là Thủ tướng đầu tiên. Chiếu theo đó, Walpole cũng đồng thời là Thủ tướng Anh tại vị lâu nhất.[6] Cũng theo đó, Thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland là William Pitt the Younger sau sự thành lập của Liên hiệp này vào ngày 1 tháng 1 năm 1801.[7] Người đầu tiên chính thức sử dụng danh vị Thủ tướng là Benjamin Disraeli, người ký Hiệp ước Berlin với tư cách là "Thủ tướng của Nữ vương Bệ hạ Anh Quốc" năm 1878.[8]
Sau George I lên ngôi vào năm 1714, sự thành lập một ủy ban gồm các Quan thần Ngân khố (thay vì một Đại thần Thủ quỹ) trở thành cố định.[19] Trong ba năm sau đó, Chính phủ được quản lý bởi Charles Townshend, Tử tước Townshend đệ nhị, người được bổ nhiệm làm Thượng thư Miền Bắc.[20] Sau đó, Lãnh chúa Stanhope và Sunderland cùng điều hành Chính phủ,[21] với Stanhope phụ trách đối ngoại còn Sunderland phụ trách đối nội.[21] Stanhope mất vào tháng 2 năm 1721 và Sunderland từ chức hai tháng sau đó;[21] Townshend và Robert Walpole sau đó được mời thành lập một Chính phủ mới.[22] Từ thời điểm này, người giữ vị trí Đệ nhất Đại thần thường (thậm chí là không chính thức) giữ vị trí Thủ tướng. Mãi đến tận Kỷ nguyên Edward thì vị trí thủ tướng mới được luật pháp công nhận.[23] Các thủ tướng sau đó vẫn giữ vị trí Đệ nhất Đại thần Ngân khố theo Đại hội Hiến pháp,[24] với một số ngoại lệ là Lãnh chúa Chatham (1766–1768) và Lãnh chúa Salisbury (1885–1886, 1886–1892, 1895–1902).[25]
^ abTừ chức vào ngày 10 tháng 2 năm 1746, tái bổ nhiệm bởi George II vào ngày 12 tháng 2 năm 1746.
^Pitt là Nghị viên từ Bath trong 5 ngày đầu Nhiệm kỳ Thủ tướng của mình (30 Tháng 7 – 4 Tháng 8 1766). Ông sau đó từ bỏ ghế trong Viện thứ dân của mình để tham gia Viện Quý tộc, mở đường cho việc ông nhận chức Quan chưởng ấn.
^Disraeli tham gia Viện Quý tộc vào năm 1876, 2 năm sau khi nhậm chức Thủ tướng. Vì lẽ đó, ông từ bỏ ghế tại Viện thứ dân của mình và từ chức Nghị viên từ Buckinghamshire.
^Douglas Home từ bỏ tước hiệu quý tộc của mình, Bá tước xứ Home, vào ngày 23 tháng 10 năm 1963. Ông được bầu vào Viện Thứ dân vào ngày 7 tháng 11 năm 1963.
Các Thủ tướng không chính thống
Do sự phát triển từ từ của vị trí Thủ tướng, các "Thủ tướng" đầu tiên trên thực tế được các sử gia sau này "gán" danh vị "Thủ tướng" cho mà chưa bao giờ thực sự giữ vị trí này;[23] điều thỉnh thoảng làm dấy lên những tranh cãi giữa các học giả. William Pulteney, Bá tước xứ Bath đệ nhất và James Waldegrave, Bá tước Waldegrave đệ nhị thỉnh thoảng được coi là Thủ tướng.[99] Bath được mời thành lập một chính phủ bởi George II khi Henry Pelham từ chức vào năm 1746,[100] tương tự với Waldegrave vào năm 1757 sau khi sự phế truất của William Pitt the Elder,[101] người thống trị Chính phủ trong Chiến tranh Bảy Năm. Cả hai ông đều không thu hút đủ sự ủng hộ của Quốc hội để thành lập một Chính phủ thực sự; Bath từ chức chỉ sau 2 ngày[99] và Waldegrave sau 4 ngày.[101] Các sử gia hiện đại thống nhất coi cả hai người này chưa thực sự giữ vị trí Thủ tướng;[102] vì thế nên họ được liệt kê riêng biệt.
Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2024, có 8 cựu Thủ tướng còn sống. Cựu Thủ tướng còn sống cao tuổi nhất là John Major và trẻ tuổi nhất là Rishi Sunak và cựu Thủ tướng qua đời gần đây nhất là Margaret Thatcher vào ngày 8 tháng 4 năm 2013 ở tuổi 87. Dưới đây là danh sách các cựu Thủ tướng còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:
John Major (1990 – 1997) 29 tháng 3, 1943 (81 tuổi)
Tony Blair (1997 – 2007) 2 tháng 5, 1953 (71 tuổi)
Gordon Brown (2007 – 2010) 20 tháng 2, 1951 (73 tuổi)
David Cameron (2010 – 2016) 9 tháng 10, 1966 (58 tuổi)
Theresa May (2016 – 2019) 1 tháng 10, 1956 (68 tuổi)
Boris Johnson (2019 – 2022) 19 tháng 6, 1964 (60 tuổi)
^Clarke 1999, tr. 266Lỗi sfnm: không có mục tiêu: CITEREFClarke1999 (trợ giúp); Hennessy 2001, tr. 39–40Lỗi sfnm: không có mục tiêu: CITEREFHennessy2001 (trợ giúp).