DIAC là một diode bán dẫn có quá trình chuyển sang dẫn dòng ngay khi điện áp rơi đạt mức đánh thủng VBO. Thuật ngữ DIAC là viết tắt của Diode for alternating current (diode cho dòng điện xoay chiều).[1]
Nguyên lý hoạt động
Khi điện áp 2 đầu đủ lớn thì DIAC dẫn điện. DIAC hoạt động như zener 2 chiều.
Điện áp đánh thủng ký hiệu là VBO (break out). Sau khi bị đánh thủng, điện áp rơi trên DIAC sẽ sụt giảm đột ngột, giảm một khoảng ΔV.
So sánh với Zener và TRIAC
So với Zener: DIAC hoạt động như hai con zener đấu ngược, hoạt động cả hai chiều, với điện áp đánh thủng VBO. Điểm khác biện là sau khi dẫn, thì DIAC sụt áp xuống khoảng ∆ V (Kí hiệu là Delta_V trong Datasheet. Trị số lớn hay nhỏ tùy vào từng loại DIAC). Vd: DIAC DB3 (có VBO 35V) sau khi nâng điện áp lên 35V nó sẽ dẫn điện như 1 diode zener 3-5V).
So với TRIAC: thì DIAC không có cực điều khiển nên được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt vào hai cực. DIAC không dẫn điện cho đến khi điện áp được nâng cao đến mức nhất định, thường được gọi là điện áp breakover có giá trị khoảng 30V.
- Trong các ứng dụng ở mạch điện xoay chiều AC, DIAC sử dụng như một zener 2 chiều, nó được kích hoạt mỗi nửa chu kỳ của điện AC, và sau đó tắt ở cuối nửa chu kỳ khi dòng điện đảo ngược cực.
- Đặc tính sụt áp đột ngột được ứng dụng một số mạch dao động, trong đó DIAC đóng vai trò như kích.
Các tham số đặc trưng
Điện áp đánh thủng VBO: 20~200 V
Điện áp ngõ ra: Vo, Vf: điện áp khi DIAC dẫn, đo ở 10mA.
Điện áp đánh thủng động ΔV= VBO-Vf: ±5, 10, 20V... tùy thuộc DIAC. Con số này thường không chính xác, datasheet chỉ đưa ra giá trị nhỏ nhất.