Leptoscarus vaigiensis là loài cá biển duy nhất thuộc chi Leptoscarus trong họ Cá mó. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1824.
Từ nguyên
Từ định danh của chi được ghép bởi hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại: leptós (λεπτός, "mảnh khảnh") và skáros (σκάρος, "cá mó"), hàm ý đề cập đến cơ thể thon dài của chúng so với những loài cá mó trong họ[2].
Từ định danh của loài được đặt theo tên của đảo Waigeo của Indonesia (còn có tên gọi khác là Vaigiou), nơi mẫu định danh được thu thập (–ensis: hậu tố chỉ nơi chốn)[2].
Môi trường sống phổ biến của L. vaigiensis là các thảm cỏ biển hoặc nền đáy cứng có tảo phát triển phong phú, được tìm thấy trong những đầm phá và vịnh, độ sâu tối thiểu được ghi nhận là 15 m[3].
Mô tả
L. vaigiensis có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 35 cm. L. vaigiensis không có sự khác biệt đáng kể giữa cá đực và cá cái[3].
L. vaigiensis có màu ô liu hoặc xanh lụcnâu, thường lốm đốm các vệt sẫm hoặc sáng màu. Cá đực có sọc trắng ở giữa thân và nhiều chấm màu xanh lam sáng trên cơ thể và các vây. Vây đuôi bo tròn[3][4][5].
Số gai vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 13–14[3][4][5].
Sinh thái học
Thức ăn của L. vaigiensis trưởng thành chủ yếu là cỏ biển và tảo, trong khi cá bột ăn các loài giáp xác chân chèo[6]. Cá bột có thể sống trong các bụi tảo trôi nổi của chi Sargassum (tảo mơ)[6].
L. vaigiensis thường sống theo từng nhóm nhỏ[1]. Không như những loài cá mó trong họ, L. vaigiensis không phải là loài lưỡng tính tiền nữ (cá cái chuyển đổi giới tính thành cá đực)[7].
^ abItaru Ohta; Katsunori Tachihara (2004). “Larval development and food habits of the marbled parrotfish, Leptoscarus vaigiensis, associated with drifting algae”. Ichthyological Research. 51 (1): 63–69. doi:10.1007/s10228-003-0197-z.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)