Tại Trung Quốc, tước Chiêu nghi được đặt ra từ thời Hán Nguyên Đế Lưu Thích[1]. Từ "Chiêu nghi" mang ý nghĩa [Chiêu kì nghi; 昭其儀][2]. Trong thời kỳ này, Chiêu nghi là chức danh cao nhất của phi tần, bổng lộc ngang Thừa tướng, tước vị ngang tước Vương của Chư hầu.
Thời nhà Tấn, do kiêng húy Tư Mã Chiêu mà không lập tước vị này. Từ thời Ngũ Hồ thập lục quốc mới đặt lại. Thời Bắc Ngụy, hậu cung thiết lập [Tả chiêu nghi; 左昭儀] và [Hữu chiêu nghi; 右昭儀], địa vị chỉ sau Hoàng hậu[3].
Thời nhà Đường, tước Chiêu nghi đặt dưới Hoàng hậu cùng 4 tước Phi, thuộc hàng Chính nhị phẩm, trong đó ước Chiêu nghi đứng đầu hàng Cửu tần[4]. Sang đời nhà Tống, tước vị này đứng thứ 8 trong số 17 bậc cung tần ở thuộc hàng Chính nhị phẩm[5]. Từ cuối thời nhà Minh, nhà Thanh trở đi không đặt tước vị Chiêu nghi nữa.
Việt Nam
Vào thời Lê sơ, Lê Thánh Tông định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:
Dương Thị Bí - phi tần của Lê Thái Tông, sinh thai long phụng Lệ Đức hầu Lê Nghi Dân và Vệ Quốc Trưởng Công chúa Lê Ngọc Đường. Vốn phong Phi, sau giáng làm Chiêu nghi,cuối cùng bị phế làm thứ nhân.
Hồ Thị Hoa - nguyên phối của Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng Đế, sinh Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị Đế. Mất trước khi Minh Mạng lên ngôi,thụy ban đầu là Thuận Đức chiêu nghi (順德昭儀).