Chủ nghĩa Hồi giáo

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan (tiếng Anh: Islamism;tiếng Urdu: اسلام پرستی‎; tiếng Ả Rập: إسلاموية‎), là tên gọi theo cái nhìn của phương Tây cho các phong trào, ý thức hệ Hồi giáo, mà cho là đạo Hồi là kim chỉ nam cho các hoạt động xã hội và chính trị cũng như trong đời sống riêng tư.[1] Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là một quan niệm gây nhiều tranh cãi không phải chỉ vì nó khẳng định vai trò chính trị của đạo Hồi mà cũng vì những người ủng hộ nó cho là quan điểm của đạo Hồi thì ưu việt hơn các tôn giáo khác, và cho ý tưởng đạo Hồi có thể phi chính trị là một sai lầm. Quan điểm Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nhấn mạnh sự thi hành luật Shari'a, một liên minh chính trị hồi giáo thống nhất, và loại bỏ những gì họ cho là phi hồi giáo đặc biệt là các ảnh hưởng quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội hay văn hóa phương Tây, mà họ cho là không thể thỏa hiệp được với văn hóa Hồi giáo.[2]

Lịch sử

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bắt nguồn từ những nỗ lực cải cách đạo Hồi vào phần sau nửa thế kỷ 19, tổ chức đầu tiên được thành lập là Tổ chức Anh em Hồi giáoAi Cập vào năm 1928.

Đặc điểm

Nhà khoa học chính trị Armin Pfahl-Traughber trong bài viết 2011 trong trang mạng giáo dục chính trị của liên bang Đức Bundeszentrale für politische Bildung cho những điểm sau đây là tiêu biểu cho Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan:

  1. Chỉ có giáo điều Hồi giáo là trật tự cho lối sống và trật tự nhà nước
  2. Chính danh không phải là nhân dân mà là Allah
  3. Sự ao ước kiểm soát và lãnh đạo toàn xã hội
  4. Nhân danh đạo Hồi tạo nên một trật tự xã hội thống nhất
  5. Chối từ một nhà nước có hiến pháp dân chủ
  6. Có khuynh hướng quá khích, sẵn sàng gây bạo động.[3]

Tham khảo

  1. ^ Berman, Sheri (2003). “Islamism, Revolution, and Civil Society”. Perspectives on Politics. 1 (2): 258. doi:10.1017/S1537592703000197.
  2. ^ Qutbism: An Ideology of Islamic-Fascism by DALE C. EIKMEIER From Parameters, Spring 2007, pp. 85-98. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2012
  3. ^ “Islamismus”. Truy cập 18 tháng 7 năm 2015.

Đọc thêm

  • Ayubi, Nazih (1991). Political Islam. London: Routledge.
  • Esposito, John (1998). Islam and Politics . Syracuse NY: Syracuse University Press.
  • Yazbeck Haddad, Yvonne; Esposito, John (eds.) (1998). Islam, Gender, and Social Change. New York: Oxford University Press.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Halliday, Fred (2003). Islam and the Myth of Confrontation (ấn bản thứ 2). London, New York: I.B. Tauris.
  • Hassan, Riaz (2002). Faithlines: Muslim Conceptions of Islam and Society. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2015.
  • Hassan, Riaz (2008). Inside Muslim Minds. Melbourne University Press.
  • Mandaville, Peter (2007). Transnational Muslim Politics. Abingdon (Oxon), New York: Routledge.
  • Martin, Richard C.; Barzegar, Abbas (eds.) (2010). Islamism: Contested Perspectives on Political Islam. Stanford University Press.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Mura, Andrea (2014). “Islamism Revisited: A Lacanian Discourse Critique”. European Journal of Psychoanalysis. 1 (1): 107–126.
  • Rashwan, Diaa (ed.) (2007). The spectrum of Islamist movements. Schiler.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Sayyid, S. (2003). A Fundamental Fear: Eurocentrism and Emergence of Islamism (ấn bản thứ 2). London, New York: Zed Press.
  • Strindberg, Anders; Wärn, Mats (2011). Islamism. Cambridge, Malden MA: Polity Press.
  • Teti, Andrea; Mura, Andrea (2009). Jeff Haynes (biên tập). Sunni Islam and politics. Routledge Handbook of Religion and Politics. Abingdon (Oxon), New York: Routledge.
  • Volpi, Frédéric (2010). Political Islam Observed. Hurst.
  • Volpi, Frédéric (ed.) (2011). Political Islam: A Critical Reader. Routledge.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Kepel, Gilles (2002). Jihad: The Trail of Political Islam. Harvard University Press.

Liên kết ngoài