Cử tạ

Cử tạ
Lực sĩ Lasha Talakhadze cử đẩy với mức tạ 258 kg tại Thế vận hội Mùa hè 2016 in Rio, Brazil
Cơ quan quản lý cao nhấtLiên đoàn Cử tạ Thế giới
Đặc điểm
Va chạmKhông
Giới tính hỗn hợpKhông
Hình thứcThể thao thiên về sức mạnh
Hiện diện
Quốc gia hoặc vùngToàn cầu
OlympicNam: 1896, 1904, 1920–nay; Nữ: 2000– nay

Cử tạ Olympic, hay gọn hơn là Cử tạ, là một môn thể thao trong đó vận động viên thi đấu (gọi là lực sĩ hay đô cử) cố gắng nâng một vật bao gồm thanh tạ được gắn với các đĩa tạ, mỗi lần nâng là một cú nâng sao cho khối lượng vật nâng là cao nhất. Một cuộc thi đấu cử tạ bao gồm hai phần thi theo thứ tự là Cử giậtCử đẩy. Cử giật bao gồm một động tác duy nhất và tay nắm xa nhau. Cử đẩy bao gồm hai động tác nối tiếp và tay nắm gần nhau. Trong mỗi phần thi, một lực sĩ được tiến hành ba lần nâng tạ, và tổng khối lượng tạ của hai lần nâng thành công cao nhất ứng với hai phần thi được tính là thành tích tổng của lực sĩ đó. Cử tạ phân nội dung thi đấu theo các hạng cân, các hạng cân của nam và nữ khác nhau và chúng thay đổi theo thời gian. Nếu lực sĩ nào không hoàn thành nổi một lần nâng nào trong mỗi nội dung thì sẽ bị coi là thất bại trong cuộc thi đó. Động tác cử tạ không chỉ được dùng trong thi đấu cử tạ đơn thuần, mà còn được coi là bài tập để luyện tập sức mạnh cho nhũng người chơi các môn thể thao khác, cùng với các bài tập khác dùng tạ.

Lịch sử

Trước Olympic

Các cuộc thi nhằm tìm ra người có thể nâng được vật nặng nhất đã được ghi nhận qua các nền văn minh, trong đó ghi chép sớm nhất về môn thi này được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại, Trung Hoa, Ấn ĐộHy Lạp cổ đại. Nguồn gốc của môn Cử tạ hiện đại được truy về các cuộc thi tài ở Châu Âu trong thế kỉ XIX. Chức vô địch cử tạ thế giới của nam được trao giải lần đầu tiên năm 1891, tuy nhiên các lực sĩ lúc đó chưa được chia hạng cân, còn giải thế giới cho nữ chưa từng tồn tại cho đến năm 1987.

Tại Thế vận hội

Nội dung thi đấu Cử tạ xuất hiện ngay ở Thế vận hội mùa hè đầu tiên tại Athens năm 1896, nhưng khi đó Cử tạ là nội dung tổ chức trong sân giành cho môn Điền kinh và chỉ dành cho Nam. Tuy nhiên tại Thế vận hội Mùa hè 1900 lại không có cử tạ. Cử tạ trở lại vào năm 1904 nhưng lại bị bỏ sót vào Đại hội 1908 và 1912. Trong 2 kì Đại hội có thi đấu Cử tạ nói trên đó, người ta đặt ra hai nội dung khác nhau là "Cử tạ một tay" và "Cử tạ hai tay". Trong Thế vận hội 1896, người thắng cuộc "Cử tạ một tay" là Launceston Elliot, còn nhà vô địch của nội dung kia là Viggo Jensen. Cử tạ trở lại đấu trường Olympic vào Thế vận hội Mùa hè 1920 và giờ nó đã trở thành một bộ môn được tổ chức thi đấu riêng. Cũng từ đại hội 1920, các nội dung Cử tạ được phân theo hạng cân và các lực sĩ phải thi đấu bằng cả hai tay. Từ Thế vận hội Mùa hè 2000, các nội dung Cử tạ dành cho Nữ được đưa vào thi đấu. Tính đến hết Thế vận hội Mùa hè 2016, 64 đoàn thể thao đã từng giành huy chương Cử tạ tại Thế Vận hội, trong đó 3 đoàn dẫn đầu là Liên Xô (39 HCV, 21 HCB, 2 HCĐ), Trung Quốc (31 HCV, 15 HCB, 8 HCĐ) và Mĩ (16 HCV, 16 HCB, 12 HCĐ). Đoàn Thể thao Việt Nam giành 1 HCB tại Thế vận hội Mùa hè 2008 bởi lực sĩ Hoàng Anh Tuấn và 1 HCĐ tại Thế vận hội Mùa hè 2012 bởi lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn, đều ở nội dung dưới 56 kg của Nam.

Kĩ thuật thi đấu

Cử giật

Cử giật

Thanh đòn tạ được đặt nằm ngang phía trước cẳng chân người lực sĩ. Lực sĩ nắm chắc đòn tạ, lòng bàn tay hướng xuống dưới và bằng một động tác duy nhất giật tạ từ sàn lên trên đầu, hai tay giơ thẳng, trong khi đó dạng chân hoặc khuỵu gối. Trong quá trình chuyển động liên tục này, thanh đòn lướt dọc theo đùi và phần bụng. Trong quá trình giật tạ, ngoài hai bàn chân, không một bộ phận nào của cơ thể được chạm sàn. Sau khi nâng tạ lên phải giữ bất động, chân và tay thẳng, hai bàn chân thẳng hàng nhau cho đến khi có tín hiệu của trọng tài cho hạ xuống sàn. Lực sĩ có thể nghỉ lấy sức trong phạm vi thời gian cho phép, lúc đứng dạng chân hoặc ở tư thế ngồi xổm, và kết thúc với hai bàn chân trên một đường thẳng, song song với mặt phẳng tạo bởi thân người và đòn tạ. Trọng tài phát lệnh hạ tạ khi thấy tất cả các bộ phận cơ thể lực sĩ đã bất động.[1]

Cử đẩy

Lên ngực

Đưa tạ lên ngực trong Cử đẩy

Thanh đòn tạ được đặt nằm ngang phía trước cẳng chân lực sĩ. Lực sĩ nắm chắc đòn tạ, lòng bàn tay hướng xuống dưới và bằng một động tác duy nhất giật tạ từ sàn lên trên vai, trong khi đó dạng chân hoặc khuỵu gối. Trong quá trình chuyển động liên tục này, thanh đòn tạ lướt qua đùi và phần bụng. Thanh đòn không được chạm vào phần ngực trước tư thế cuối cùng. Sau đó, đòn tạ có thể được đặt trên xương đòn, hoặc phần ngực từ mức núm vú trở lên, hoặc được giữ trên cánh tay đã co gấp hoàn toàn. Hai bàn chân phải được thu về trên cùng một đường thẳng, chân đứng thẳng trước khi thực hiện phần nâng tạ. Lực sĩ có thể nghỉ lấy sức trong phạm vi thời gian cho phép và kết thúc là hai bàn chân đặt trên đường thẳng song song với mặt phẳng tạo bởi đòn tạ và thân người.[1]

Đẩy tạ

Động tác đẩy tạ trong Cử đẩy

Lực sĩ gập khớp gối để tạo đà đẩy tạ lên, chân đứng thẳng lên và cánh tay giơ lên cao hết mức theo phương thẳng đứng. Sau đó thu hai chân về trên cùng một đường thẳng, chân và tay duỗi thẳng hoàn toàn, chờ lệnh trọng tài cho phép hạ tạ. Trọng tài phát lệnh hạ tạ ngay sau khi nhận thấy tất cả bộ phận cơ thể lực sĩ đã bất động.[1]

Các tình huống bị tính phạm quy

Tình huống phạm quy của Cử giật

Trong Cử giật, nếu lực sĩ dừng tạ trong quá trình giật tạ lên hay chạm đầu vào thanh tạ sẽ bị tính phạm quy.

Tình huống phạm quy của Cử đẩy

Có hai tình huống được coi là phạm quy trong phần lên ngực:

  • Đặt đòn tạ lên ngực trước khi xoay khuỷu tay.
  • Khuỷu tay hoặc cánh tay chạm vào đùi hoặc đầu gối.

Có hai tình huống được coi là phạm quy trong phần đẩy:

  • Biểu lộ rõ nỗ lực đẩy tạ nhưng không hợp lệ bao gồm cả động tác cong gối hoặc hạ thấp trọng tâm cơ thể.
  • Cố ý rung tạ để tăng lợi thế. Thân thể vận động viên và tạ phải bất động trước khi bắt đầu đẩy tạ.

Tình huống phạm quy của cả hai động tác

Mười một tình huống được coi là phạm quy của cả hai nội dung lần lượt là:

  • Kéo tạ từ tư thế treo tạ
  • Chạm bất kỳ bộ phận nào của cơ thể xuống sàn, trừ hai bàn chân.
  • Khi kết thúc động tác hai tay không duỗi thẳng hoàn toàn hoặc không đều nhau.
  • Có dừng khi duỗi thẳng.
  • Kết thúc động tác bằng một động tác ấn xuống.
  • Cong và duỗi khuỷu tay trong khi đứng thẳng - thu chân
  • Vượt ra ngoài bục khi thực hiện động tác nghĩa là chạm bất kỳ phần nào của cơ thể vào địa phận ngoài sàn thi.
  • Hạ tạ xuống sàn trước hiệu lệnh của trọng tài.
  • Ném tạ sau khi có hiệu lệnh của trọng tài.
  • Kết thúc động tác, hai bàn chân không đặt trên đường thẳng song song với mặt phẳng của thân người.
  • Không hạ toàn bộ tạ xuống sàn thi, có nghĩa là toàn bộ tạ phải chạm sàn trước

Trang thiết bị

Tạ

Chỉ có tạ đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và đã được IWF phê chuẩn mới được sử dụng trong các cuộc thi Cử tạ trong phạm vi quyền lực của IWF.

Đòn tạ

Đòn tạ là một thanh dài hình trụ làm bằng kim loại có tác dụng đỡ các đĩa tạ và là nơi cầm tay của lực sĩ khi nâng tạ. Trên đòn tạ có các vạch tương ứng vị trí cầm tay của Cử giật và Cử đẩy.

Các thông số kĩ thuật của đòn tạ dùng cho các nội dung của từng giới được thể hiện chi tiết trong bảng sau

Tên thông số Nam Nữ
Khối lượng 20 kg 15 kg
Chiều dài đòn tạ 2200mm với dung sai ± 1mm 2010mm với dung sai ± 1mm
Đường kính đòn tạ tại đoạn giữa 28mm với dung sai ± 0,03mm 25mm với dung sai ± 0,03mm
Đường kính đòn tạ tại hai đầu 50mm với dung sai ± 0,02mm 50mm với dung sai ± 0,02mm
Độ dài đoạn giữa đòn tạ 1310mm với dung sai ± 0,05mm 1310mm với dung sai ± 0,05mm
Chiều rộng vành trong khoá tạ bao gồm cả khoá của 2 đầu 30mm với dung sai ± 1mm 30mm với dung sai ± 1mm

Đĩa tạ

Phần lớn khối lượng tạ thi đấu trong Cử tạ được dồn cho các đĩa tạ hình tròn được lắp vào đòn tạ sao cho cân bằng về khối lượng ở hai đầu tạ. Đĩa tạ có khối lượng khác nhau (từ 0,25 kg đến 25 kg) được sơn màu khác nhau và phải ghi số chỉ khối lượng lên đĩa tạ. Đĩa tạ lớn nhất và nặng nhất phải lắp vào trong cùng, những đĩa tạ nhẹ hơn được lắp theo thứ tự giảm dần ra phía ngoài. Đĩa tạ được lắp sao cho trọng tài có thể đọc được số ghi trọng lượng trên mỗi đĩa và chúng phải được ghim chặt vào đòn tạ bằng khoá tạ. Đường kính đĩa tạ lớn nhất theo luật là 450 mm. Các đĩa tạ nhỏ hơn 10 kg có thể hoàn toàn làm bằng thép. Bảng sau cho biết màu sơn của đĩa tạ ứng với khối lượng đĩa tạ:

Khối lượng 25 kg 20 kg 15 kg 10 kg 5 kg 2,5 kg 1,25 kg 0,5 kg 0,25 kg
Màu sắc Đỏ Xanh da trời Vàng Xanh lá cây Trắng Đen Crom Crom Crom

Khoá tạ

Để giữ chặt đĩa vào đòn tạ, mỗi đòn tạ phải có hai khoá tạ, mỗi chiếc nặng 2,5 kg giành cho nam và nữ.

Sàn thi đấu

Sàn thi đấu là khu vực diễn ra tất cả mọi động tác thi đấu Cử tạ. Sàn thi đấu có hình vuông cạnh 4m, được làm bằng gỗ, chất dẻo hoặc bằng bất kỳ vật liệu rắn chắc khác và có thể được phủ lớp chất liệu chống trơn. Chiều cao sàn thi khoảng 50mm đến 150mm. Nếu lực sĩ chạm ra khu vực ngoài sàn sẽ bị tính phạm quy.

Trang phục của lực sĩ

Quần áo

Khi thi đấu Cử tạ, các lực sĩ phải mặc đồ bó sát cơ thể bằng vải sạch sẽ, có thể là áo liền quần hay hai mảnh nhưng phải che kín phần thân thể quy định. Áo cử tạ không có cổ, tay áo không được trùm quá khuỷu tay. Quần cử tạ không được trùm quá đầu gối. Màu sắc của trang phục cử tạ là tùy ý. Lực sĩ được phép mặc áo phông bên trong trang phục thi đấu nhưng không được phép mặc áo phông và quần đùi thay cho trang phục cử tạ khi thi đấu. Ngoài ra, lực sĩ được phép đi tất nhưng không được cao đến đầu gối.

Đai lưng

Đai lưng được các lực sĩ đeo khi thi đấu có độ rộng không quá 120 mm, và có tác dụng giảm áp lực cho lưng và nén ổ bụng. Lực sĩ không được đeo đai bên trong trang phục thi đấu.

Giầy

Lực sĩ phải đi giầy khi thi đấu (gọi là giầy cử tạ) để bảo vệ bàn chân và tạo thế đứng ổn định, vững vàng trên sàn thi. Luật cử tạ không quy định hình dạng và chất liệu của giầy tuy nhiên giầy không được hỗ trợ thêm tính năng nào khác tính năng được nói ở trên.

Tổ chức thi đấu

Môn Cử tạ được điều hành bởi Liên đoàn Cử tạ Quốc tế, viết tắt là IWF. IWF thành lập năm 1905, trụ sở đóng tại Lausanne, Thuỵ Sĩ.

Hạng cân

Các đô cử tham gia thi đấu được phân nội dung dựa theo khối lượng cơ thể của lực sĩ. Từ năm 2018, IWF chấp nhận các hạng cân hiện tại, mỗi giới có 10 hạng cân trong đó có 7 hạng cân được đưa vào Thế vận hội.

Danh sách hạng cân Cử tạ của nam

  • 55 kg (không có trong Olympic)
  • 61 kg
  • 67 kg
  • 73 kg
  • 81 kg
  • 89 kg (không có trong Olympic)
  • 96 kg
  • 102 kg (không có trong Olympic)
  • 109 kg
  • + 109 kg

Danh sách hạng cân Cử tạ của nữ

  • 45 kg (không có trong Olympic)
  • 49 kg
  • 55 kg
  • 59 kg
  • 64 kg
  • 71 kg (không có trong Olympic)
  • 76 kg
  • 81 kg (không có trong Olympic)
  • 87 kg
  • + 87 kg

Thủ tục chính thức

Trong mỗi hạng cân, các lực sĩ đều phải tranh tài trong cả cử giật và cử đẩy với ba lần cử cho mỗi nội dung. Giải thưởng thường được trao cho các lực sĩ dẫn đầu trong mỗi nội dung hay trong thành tích tổng. Khi thi đấu, các lực sĩ đăng kí mức tạ nhẹ nhất được xếp đấu trước và chỉ có một lực sĩ nâng tạ chính thức trong một thời điểm. Nếu lực sĩ nào không thực hiện thành công mức tạ đã đăng kí, lực sĩ đó sẽ phải thực hiện lại mức tạ đó hoặc thử sức với mức tạ cao hơn sau khi các lực sĩ khác thực hiện các mức tạ nhẹ hơn mức tạ mới của lực sĩ cử hỏng đó (tuy nhiên lực sĩ không được phép đăng kí lại mức tạ thấp hơn). Trong cuộc thi đấu, tạ được lắp với khối lượng có xu hướng tăng dần và phải là số tự nhiên (tính theo đơn vị kg). Nếu hai lực sĩ có thành tích tổng cử như nhau, lực sĩ nào có khối lượng cơ thể nhẹ hơn thì sẽ có thứ hạng cao hơn.

Trong các cuộc thi chính thức của Cử tạ, bao giờ nội dung Cử giật cũng được tiến hành trước, sau đó là Cử đẩy, ở giữa hai nội dung là một khoảng thời gian tạm nghỉ. Nếu lực sĩ nào thất bại ở cả 3 lần ở Cử giật sẽ bị loại và không được thi Cử đẩy và nếu lực sĩ nào dự thi Cử đẩy mà thất bại cả 3 lần sẽ không được tính tổng cử. Đội ngũ trọng tài bao gồm 3 người, hai người ngồi hai bên và người còn lại ngồi phía trước mặt lực sĩ đang thi đấu. Họ sẽ cùng quyết định màn nâng tạ của các lực sĩ là "thành công" hay "thất bại" dựa vào luật lệ của IWF và bằng tín hiệu đèn - đèn trắng ứng với "thành công" và đèn đỏ ứng với "thất bại". Màn nâng tạ của lực sĩ được coi là thành công khi có tối thiểu hai trọng tài chấp nhận.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Read other articles:

Koi to UsoGambar sampul manga volume pertama恋と嘘(Koi to Uso)GenreRomantis[1] MangaPengarangMusawoPenerbitKodanshaPenerbit bahasa InggrisNA Kodansha USAImprintShōnen Magazine ComicsMajalahManga BoxDemografiShōnenTerbitAgustus 2014 – sekarangVolume12 Seri animeSutradaraSeiki TakunoSkenarioNatsuko TakahashiMusikMasaru YokoyamaNobuaki NobusawaStudioLiden FilmsPelisensiNA Sentai FilmworksUK MVM FilmsSA/SEA Muse CommunicationSaluranasliTokyo MX, Sun TV, KBS Kyoto, BS11, tvk, AT-XSa...

 

Verwackeltes Foto eines stehenden Objekts:Belichtungsdauer: 1/2 SekundeBlendenzahl: 14Brennweite: 85 mm (KB äquivalent) Eine fotografische Aufnahme gilt als verwackelt, wenn das gesamte Bild durch Bewegung der Kamera – meistens unbeabsichtigt – unscharf abgebildet worden ist. Ursache Verwackeln entsteht, wenn die Kamera während der Aufnahme bewegt wird. Die Lichtstrahlen, die das Objektiv auf die Filmebene oder den Sensor bündelt, wandern deshalb während der Aufnahme und hin...

 

Montañas Buzău La comuna de Brăești, Buzău, en las montañas de Buzău.Cordillera The Sub CarpathiansCoordenadas 45°28′41″N 25°29′23″E / 45.4780362, 25.4896278Localización administrativaPaís RumaniaCaracterísticas generalesMapa de localización Montañas Buzău Ubicación en Rumania. [editar datos en Wikidata]Mapa de los Cárpatos orientales, con las montañas Buzău en el extremo sur Las montañas Buzău son un conjunto de seis cadenas montañosas ...

غوبيو    شعار الاسم الرسمي (بالإيطالية: Gubbio)‏    الإحداثيات 43°21′06″N 12°34′38″E / 43.3517882°N 12.5772674°E / 43.3517882; 12.5772674[1]  [2] تقسيم إداري  البلد إيطاليا[3][4]  التقسيم الأعلى مقاطعة بِرُوجَة  خصائص جغرافية  المساحة 525.78 كيلومتر مربع (9 أك...

 

Ця стаття є частиною Проєкту:Населені пункти України (рівень: невідомий) Портал «Україна»Мета проєкту — покращувати усі статті, присвячені населеним пунктам та адміністративно-територіальним одиницям України. Ви можете покращити цю статтю, відредагувавши її, а на стор...

 

This is a list of Australian rugby league stadiums by capacity. National Rugby League stadiums Main article: List of National Rugby League stadiums This list includes all regular home grounds of National Rugby League clubs. Some of these venues have also hosted the Australian or New Zealand national rugby league teams. NRL club venues Stadium Image City State Capacity Tenants Accor Stadium Sydney Olympic Park, Sydney  New South Wales 84,000 NRL Grand Final Canterbury-Bankstown Bulldogs S...

P. VasuVasu pada 2014LahirVasudevan Peethambaran15 September 1955 (umur 68)[1]Kerala, IndiaNama lainP.VasuPekerjaanSutradara, penulis, produser, aktorTahun aktif1981 – sekarangSuami/istriShanthiAnakShakthi VasudevanAbirami VasudevanSitus webhttp://www.pvasu.com/ P. Vasu (lahir dengan nama Vasudevan Peethambharan) adalah seorang sutradara, penulis dan aktor asal India yang bekerja dalam film-film Tamil, Kannada, Telugu, Hindi, dan Malayalam. Dalam karier yang telah mem...

 

Cuban guitarist, composer and poet (1913–1996) Celedonio Romero - An Evening of Guitar MusicCeledonio Romero (2 March 1913 – 8 May 1996) was a guitarist, composer and poet, perhaps best known as the founder of The Romeros guitar quartet. Biography Celedonio Romero was born in Cienfuegos, Cuba,[1] while his parents were on a business trip to the island. He began playing the guitar at the age of 5, and eventually studied music theory, harmony, composition, and counterpoint at th...

 

Mysore Srinivas SathyuM. S. Sathyu pada 2010Nama asalಮೈಸೂರು ಶ್ರೀನಿವಾಸ ಸತ್ಯುLahirMysore, Kerajaan MysoreKebangsaanIndiaPekerjaanSutradara film Perancang PanggungSutradara SeniDikenal atasGaram Hawa Mysore Shrinivas Sathyu (lahir di Mysore, Karnataka) adalah seorang sutradara seni, perancang panggung, dan sutradara film utama dari India. Ia paling dikenal karena film penyutradaraannya Garam Hawa (1973) yang berdasarkan pada peristiwa partisi India.&#...

Parlamento da CroáciaHrvatski sabor Tipo Tipo Unicameral Liderança Gordan Jandroković Estrutura Assentos 151 Local de reunião Zagreb, Croácia Website www.sabor.hr O Parlamento da Croácia (em croata: Hrvatski sabor, Parlamento croata) é a legislatura unicameral da Croácia. Sob os termos da Constituição da Croácia, o Sabor, como é conhecido, representa o povo e é investido com o poder legislativo. O Sabor é composto por um número de legisladores que varia de 100 a 160, eleitos co...

 

This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: What It Is PSD album – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (November 2011) (Learn how and when to remove this template message) 1999 studio album by PSDWhat It IsStudio album by PSDReleasedOctober 5, 1999Recorded1999GenreWest Coast Hip Hop, Gangsta RapLabelS...

 

Vaccine to prevent poliomyelitis Polio vaccineVaccine descriptionTargetPoliomyelitisVaccine typeIPV: inactivatedOPV: attenuatedClinical dataTrade namesIpol, Poliovax, othersAHFS/Drugs.comMonographMedlinePlusa601177License data US DailyMed: Ipol Pregnancycategory AU: B2[1] Routes ofadministrationIPV: parenteralOPV: oralATC codeJ07BF01 (WHO) J07BF02 (WHO) J07BF03 (WHO) J07BF04 (WHO)Legal statusLegal status US: ℞-only IdentifiersCAS Number10...

1976 mass shooting in Fullerton, California, US 1976 California State University, Fullerton massacrePart of mass shootings in the United States and school shootings in the United StatesLocationFullerton, California, U.S.DateJuly 12, 1976 (1976-07-12), 46 years agoTargetCalifornia State University, FullertonAttack typeMass shooting, school shooting, mass murderWeapons.22 caliber semi-automatic rifleDeaths7Injured2PerpetratorEdward Charles Allaway The California State University,...

 

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Kaum De Heere – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2020) (Learn how and when to remove this template message) 2014 Indian filmKaum De HeereTheatrical release posterDirected byRavinder RaviStory byRavinder RaviProduced bySatish KatyalStarringRaj K...

 

Pour les articles homonymes, voir M1. Ligne M1 TSOL Bem 4/6 558 212-7 quittant la station de la Bourdonnette pour Malley. Réseau Métro de Lausanne Terminus Lausanne-Flon - Renens-Gare Communes desservies 4 (Lausanne, Chavannes-près-Renens, Écublens, Renens) Histoire Mise en service 2 juin 1991 Exploitant TL Infrastructure Conduite (système) Manuelle (Block automatique de ligne) Exploitation Matériel utilisé Bem 4/6 Be 4/6 Dépôt d’attache Garage-atelier d'Écublens Points d’arrêt...

The Accidental Gangster and the Mistaken CourtesanPoster teatrikalSutradara Yeo Kyun-dong Produser Cha Seung-jae Kim Mi-hee Ditulis oleh Lee Hwa-seong Yeo Kyun-dong PemeranLee Jung-jaeKim Ok-binKim Suk HoonDistributorSidus FNHTanggal rilis 03 Desember 2008 (2008-12-03) Durasi103 menitNegara Korea Selatan Bahasa Korea Pendapatankotor$1,417,267[1] The Accidental Gangster and the Mistaken Courtesan (Hangul: 1724 기방난동사건; RR: 1724 Gibang-nandong sageo...

 

2014 single by Cash OutShe TwerkinSingle by Cash Outfrom the album Let's Get It ReleasedFebruary 25, 2014 (2014-02-25)Recorded2013GenreDirty rap, trapLength2:52LabelBases Loaded, eOneSongwriter(s)John GibsonGary Rafael HillDavid CunninghamProducer(s)DJ SpinzDun DealCash Out singles chronology Hold Up (2012) She Twerkin (2014) She Twerkin (originally titled The Twerk Song) is a song by American rapper Cash Out. It was released on February 25, 2014, as the lead single for his...

 

Italian socialite and writer (1941–2018) Marina Ripa di MeanaRipa di Meana in Venice, 2003BornMaria Elide Punturieri(1941-10-21)21 October 1941Reggio Calabria, ItalyDied5 January 2018(2018-01-05) (aged 76)Rome, ItalyOccupation(s)Writer, actress, director, stylist, activist TV personality, noblewomanYears active1970–2017Spouses Alessandro Lante della Rovere ​ ​(m. 1964, divorced)​ Carlo Ripa di Meana ​(m. 1982)...

County in South Dakota, United States County in South DakotaHamlin CountyCountyHamlin County Courthouse in Hayti in 1974Location within the U.S. state of South DakotaSouth Dakota's location within the U.S.Coordinates: 44°41′N 97°12′W / 44.68°N 97.2°W / 44.68; -97.2Country United StatesState South DakotaFounded1873 (created)1878 (organized)Named forHannibal HamlinSeatHaytiLargest cityEstellineArea • Total538 sq mi (1,390 km2)...

 

19-pound (8.6 kg) Flashbombs are loaded into a photo-reconnaissance De Havilland Mosquito at Melsbroek, Belgium. c.1944 A photoflash bomb detonates over La Spezia during an air-raid on the night of 13-14 April 1943. It has illuminated the town's dockyard and a berthed battleship (marked with an 'A'). The silhouette of one of the attacking Avro Lancaster bombers can be seen A photoflash bomb, or flash bomb, is explosive ordnance dropped by aircraft, usually military surveillance aircraft,...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!