Năm 1937, Văn phòng Ấn Độ[6] được tổ chức lại, tách Miến Điện thuộc Anh và Tỉnh Aden thành một cơ quan gọi là Văn phòng Miến Điện[7], nhưng cùng được quản lý bởi một Bộ trưởng đứng đầu cả hai văn phòng và một chức danh mới được thành lập gọi là Bộ trưởng Ngoại giao của Bệ hạ cho Ấn Độ và Miến Điện (His Majesty's Principal Secretary of State for India and Burma). Văn phòng Ấn Độ và Bộ trưởng của nó bị bãi bỏ vào tháng 08/1947, khi Vương quốc Anh trao quyền độc lập cho Tiểu lục địa Ấn Độ, thông qua Đạo luật độc lập Ấn Độ 1947[8][9], đạo luật này chia tiểu lục địa thành 2 thực thể tự trị gồm Liên hiệp Ấn Độ và Liên hiệp Pakistan. Miến Điện sớm giành được độc lập vào đầu năm 1948.
^Oxford English Dictionary, 3rd edition (June 2008), on-line edition (September 2011): "spec. In full British Raj. Direct rule in India by the British (1858–1947); this period of dominion."
^Stein, Burton (2010), A History of India, John Wiley & Sons, tr. 107, ISBN978-1-4443-2351-1 Quote: "When the formal rule of the Company was replaced by the direct rule of the British Crown in 1858, […]"
^Lowe, Lisa (2015), The Intimacies of Four Continents, Duke University Press, tr. 71, ISBN978-0-8223-7564-7 Quote: "Company rule in India lasted effectively from the Battle of Plassey in 1757 until 1858, when following the 1857 Indian Rebellion, the British Crown assumed direct colonial rule of India in the new British Raj."
^Wright, Edmund (2015), A Dictionary of World History, Oxford University Press, tr. 537, ISBN978-0-19-968569-1 Quote: "More than 500 Indian kingdoms and principalities […] existed during the 'British Raj' period (1858–1947)".