British Invasion (Cuộc xâm lăng của nước Anh) là khái niệm để chỉ sự xuất hiện và trở nên phổ biến trong âm nhạc Mỹ của các nghệ sĩ tới từ nước Anh vào nửa đầu những năm 60 của thế kỷ 20[2].
Bối cảnh
Rock and Roll và blues trở nên phổ biến với giới trẻ Anh từ những năm 50. Trong khi những nỗ lực về mặt thương mại nhằm xây dựng một hình ảnh rock and roll mang tính Mỹ nhanh chóng thất bại, trad jazz lấy cảm hứng từ nhạc skiffle[3] sớm lấy được lòng người Anh và sau này trở thành hạt nhân của "cuộc xâm lăng". Lonnie Donegan, một nghệ sĩ chơi nhạc skiffle nổi tiếng tại Anh, có ngay một ca khúc "Rock Island Line" nằm trong Top 20 của Mỹ từ những năm 50, sau đó là "Does Your Chewing Gum Lose Its Flavour (On the Bedpost Overnight?)" vào năm 1961[4][5]. Hàng loạt các ban nhạc của Anh ra đời theo phong cách pha trộn giữa âm nhạc Anh và Mỹ. Chúng bùng nổ ở Liverpool, cái nôi của Mersey Beat[1][6][7][8]. Năm 1962, "Telstar" của The Tornado trở thành ca khúc đầu tiên của Anh là đĩa đơn đứng đầu tại Mỹ[9]. Cùng năm đó, tam ca The Springfields với sự góp mặt của Dusty Springfield cũng có mặt tại Top 20[10].
Các nghệ sĩ chủ yếu chia làm 2 phong cách chính: blues kiểu rock, hoặc chơi guitar rock/pop[15]. Làn sóng "xâm lăng" thứ hai sau này của The Who và The Zombies lại có những ảnh hưởng của nhạc pop và nhạc rock Mỹ[15]. Thứ âm nhạc của làn sóng "xâm lăng" đầu tiên, mà The Beatles là đại diện tiêu biểu, thì bị ảnh hưởng bởi rock and roll của Mỹ, một thể loại không thực sự phổ thông và chỉ được biết tới nhiều hơn nhờ "cuộc xâm lăng". Những nghệ sĩ người Anh thực tế đã làm sống lại những thể loại nhạc vốn của người da màu Mỹ[16].
Bộ phim A Hard Day's Night (1964) của The Beatles cùng với những hình ảnh từ con phố mua sắm nổi tiếng Carnaby Street đã khiến người Mỹ đi theo quan điểm âm nhạc và thời trang của người Anh[1]. Thời trang và hình ảnh của The Beatles đã được biết tới sớm bởi thành phần hâm mộ rock and roll tại Mỹ. Phong cách của họ (mặc vest và trang phục lịch lãm) "thách thức phong cách thời trang của đàn ông Mỹ", trong khi âm nhạc của họ thực sự thách thức những ý tưởng ban đầu của rock and roll[17].
The Rolling Stones được công chúng Mỹ đánh giá như một ban nhạc "khùng" và "nguy hiểm". Họ bắt đầu "cuộc xâm lăng" với những ảnh hưởng từ giai điệu của âm nhạc người da màu, như nhạc rhythm và nhạc blues. Hình ảnh họ tạo ra nhằm tạo nên sự đối lập với những chàng trai của The Beatles – những người xây dựng hình ảnh ban nhạc pop dễ gần và thân thiện. The Stones được ưa chuộng nhiều ở những vùng ngoại ô, chủ yếu là tầng lớp trẻ; họ thường phổ biến thứ giai điệu của nhạc R&B của những người da màu vốn đã bị công chúng Mỹ phớt lờ từ những năm 50[17].
Sự phổ biến rộng khắp toàn thế giới của nhạc Rock vào khoảng năm 1967 chính thức chấm dứt thời kỳ "xâm lăng"[1].
Ảnh hưởng
"Cuộc xâm lăng của nước Anh" tạo nên rất nhiều ảnh hưởng rộng khắp. Nó góp phần mang rock and roll phổ biến ở mọi nơi, đưa nước Anh trở thành trung tâm của âm nhạc thế giới[18], và mở ra thời kỳ thành công vang dội cho vô vàn các nghệ sĩ Anh sau này[15]. Tại Mỹ, "cuộc xâm lăng" chính thức chấm dứt kỷ nguyên của nhạc surf (âm nhạc solo nhạc cụ), các girl group tiền-Motown, nhạc folk, và thứ âm nhạc teen thống trị các bảng xếp hạng trong giai đoạn cuối thập niên 50 đầu thập niên 60[19]. Nó cũng làm hỏng sự nghiệp của vài nghệ sĩ R&B, như Fats Domino hay Chubby Checker, thậm chí làm gián đoạn sự thống trị của vài nghệ sĩ thành danh, chẳng hạn như Elvis Presley[20]. Nó thúc đẩy việc các ban nhạc nghiệp dư đi theo phong cách của "cuộc xâm lăng" – hoàn cảnh của rất nhiều nghệ sĩ Mỹ nhiều thập kỷ sau[21]. "Cuộc xâm lăng" góp phần tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa các thể loại của nhạc rock, cùng với đó là đóng khung hình ảnh của một ban nhạc rock, với guitar và trống làm nhạc cho những sáng tác của chính họ[22].
Dù rằng khá nhiều nhân vật liên quan tới "cuộc xâm lăng" không tạo ảnh hưởng quá rõ rệt, song rất nhiều trong số họ trở thành những biểu tượng của nhạc rock[15]. Nhiều nghệ sĩ Mỹ có phong cách chơi nhạc vốn tương đồng các nghệ sĩ từ Anh, có thể kể tới The Beach Boys. Nó cũng là chủ đề gây tranh cãi khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nghiệp của nhiều nghệ sĩ Mỹ-Phi cũng như các nghệ sĩ nữ tại đây[23]. Khá nhiều nghệ sĩ Mỹ cũng tạo ra thứ âm nhạc giống "cuộc xâm lăng", song họ cũng nhấn mạnh không phải ngẫu nhiên mà âm nhạc Anh trở thành thứ gốc rễ cơ bản. Roger McGuinn của The Byrds nói rằng người Mỹ mắc nợ những nghệ sĩ Anh "họ đã chơi nhạc folk như thứ nhạc mà chúng ta vẫn đang chơi"[24].
^Cooper, Laura E and B. Lee "The Pendulum of Cultural Imperialism: Popular Music Interchanges Between the United States and Britain", Journal of Popular Culture, Jan. 1993
^ abCooper, L and B, Journal of Popular Culture, 93
^J. M. Curtis, Rock eras: interpretations of music and society, 1954-1984 (Popular Press, 1987), p. 134.
^K. Keightley, "Reconsidering rock" in, S. Frith, W. Straw and J. Street, eds, The Cambridge companion to pop and rock (Cambridge: Cambridge University Press, 2001), p. 117.
^F. W. Hoffmann, Encyclopedia of recorded sound, Volume 1 (CRC Press, 2nd edn., 2004), p. 132.
^R. Shuker, Popular music: the key concepts (Routledge, 2nd edn., 2005), p. 35.
^K. Keightley, "Reconsidering rock" S. Frith, W. Straw and J. Street, eds, The Cambridge companion to pop and rock (Cambridge: Cambridge University Press, 2001), các trang 117-8.
^Holmes, Tim "US and Them: American Rock's Reconquista" Popular Music and Society, Vol.30, July 07