Breaking tại Thế vận hội Mùa hè 2024

Breaking
tại Thế vận hội lần thứ XXXIII
Tập tin:Breaking – Paris 2024.svg
Địa điểmPlace de la Concorde
Thời gian9–10 tháng 8 năm 2024
Số nội dung2 (1 nam, 1 nữ)
Số vận động viên33 từ 16 quốc gia

Breakdance tại Thế vận hội Mùa hè 2024 diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 8 tại Place de la Concorde, đánh dấu sự ra mắt chính thức của môn thể thao này trong chương trình thi đấu và là môn khiêu vũ thể thao đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Thế vận hội Mùa hè.[1][2] Sau lần ra mắt thành công tại Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018Buenos Aires, breaking đã được xác nhận là một trong ba môn thể thao bổ sung, cùng với leo núi thể thaolướt sóng, được chấp thuận cho Paris 2024.[3][4] Giải đấu có tổng cộng ba mươi ba vận động viên (mười sáu b-boy và mười bảy b-girl) tham gia các trận đấu đơn đối kháng trực tiếp.[5] Chủ tịch IOC Thomas Bach cho biết việc bổ sung breaking là một phần trong nỗ lực thu hút sự quan tâm của giới trẻ đến Thế vận hội.

Sự bổ sung

Breaking được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 2024 ở Paris như một môn thể thao tùy chọn (tạm thời). Mặc dù Hoa Kỳ là nơi khai sinh của breakdance, nhưng môn thể thao này không được đưa vào Thế vận hội Mùa hè 2028 tại Los Angeles; về việc loại bỏ bộ môn này trong kỳ Thế vận hội kế tiếp, giám đốc thể thao của IOC Kit McConnell cho rằng "mỗi ủy ban tổ chức địa phương phải tự quyết định môn thể thao [bổ sung] nào phù hợp với tầm nhìn của họ về Thế vận hội. Rõ ràng là breaking phù hợp với tầm nhìn của Paris về một sự gắn kết đô thị tập trung vào giới trẻ."[6] Đối với LA 2028, bóng chày, bóng mềm, cricket, bóng bầu dục giật cờ, lacrossebóng quần đã được chấp thuận. Liên đoàn Khiêu vũ thể thao Thế giới (WDSF), cơ quan quản lý môn thể thao này, được cho là đang nỗ lực thúc đẩy việc đưa breaking vào Thế vận hội Mùa hè 2032 ở Brisbane.[6]

Thể thức

Giải đấu breaking bao gồm hai nội dung tranh huy chương theo giới tính (một dành cho nam và một dành cho nữ) với mười sáu B-Boy và mười sáu B-Girl cùng tranh tài với nhau.

Cuộc thi bắt đầu bằng giai đoạn đấu vòng tròn tính điểm. 16 breaker tham gia được chia thành bốn bảng và thi đấu nhảy cùng những người khác trong bảng của mình trong thời gian một phút. Hai breaker có kết quả tốt nhất từ mỗi bảng tiến vào vòng loại trực tiếp, nơi những người tham gia sẽ bị loại khỏi cuộc thi nếu thua trong trận đấu một đối một.[7][8][9]

Chấm điểm

Người chiến thắng được xác định bởi một hội đồng gồm chín giám khảo, những người chấm điểm cho mỗi trận đấu dựa trên năm tiêu chí, mỗi tiêu chí chiếm một phần năm số điểm tối đa. Các tiêu chí bao gồm:[7][8][10][11]

  • Kỹ thuật: Thực hiện chính xác các động tác, cũng như tính thể thao, kiểm soát cơ thể, động lực, kiểm soát không gian, hình thức, đường nét và hình dạng.[7]
  • Sự đa dạng: Số lượng và sự đa dạng của các động tác. Một số điểm cao đòi hỏi phải thực hiện nhiều động tác khác nhau ở nhiều tư thế. Các động tác được nhóm thành toprock (các yếu tố nhảy được thực hiện khi đứng), downrock (xoay tròn trên sàn, kết hợp với các bước chân, thả người và chuyển tiếp) và freeze (dừng lại ở tư thế nhào lộn).[7]
  • Cách thể hiện: Việc thực hiện các động tác một cách gọn gàng và phân biệt các động tác với nhau sao cho chúng trôi chảy nhưng không hòa lẫn vào nhau.[7]
  • Khả năng cảm thụ âm nhạc: Cách breaker phản ứng và thể hiện âm nhạc, do DJ của giải đấu cung cấp và các vận động viên không được biết trước trận đấu.[7]
  • Tính độc đáo: Người nhảy "gây ấn tượng" cho khán giả bằng cách biến điệu nhảy thành của riêng họ.[7]

Vòng loại

Tổng cộng có 32 suất (chia đều cho các B-Girl và B-Boy) dành cho các vũ công đủ điều kiện tham gia tranh huy chương lần đầu tiên ở môn breakdance. Các NOC có thể cử tối đa bốn vận động viên (hai người cho mỗi giới tính) trong hai nội dung tranh huy chương.[5][12]

Hơn tám mươi phần trăm tổng số suất được phân bổ cho một số lượng lớn breaker thông qua lộ trình vòng loại ba bên. Đầu tiên, Giải vô địch thế giới WDSF 2023, diễn ra từ ngày 23 đến 24 tháng 9 tại Leuven (Bỉ), đã trao cho nhà vô địch B-Boy và B-Girl một suất tham dự trực tiếp tại Paris 2024. Thứ hai, năm cặp suất tham dự được phân bổ cho những vận động viên đủ điều kiện có thứ hạng cao nhất (một B-Boy và một B-Girl) tham gia tranh tài ở mỗi giải đấu châu lục được chỉ định (châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại Dương). Những vận động viên còn lại đã được trao cơ hội cuối cùng để giành suất đến Paris 2024 thông qua vòng loại Thế vận hội kéo dài bốn tháng, được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2024 tại nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới.[13]

Nước chủ nhà Pháp được dành một suất cho một B-Boy và một B-Girl trong các nội dung tương ứng của mình, trong khi bốn suất nữa (hai suất cho mỗi giới tính) được trao cho các NOC đủ điều kiện quan tâm cho các vận động viên của mình tham gia tranh tài tại Paris 2024 thông qua diện đặc cách. Để được đăng ký một suất theo diện đặc cách, các vận động viên phải nằm trong top 32 của các nội dung tương ứng trên bảng xếp hạng cuối cùng của vòng loại Thế vận hội.[13]

Các giám khảo và DJ

Các giám khảo của cuộc thi bao gồm:[14]

Tên Biệt danh NOC Vai trò
Martin Gilian MGbility  Slovakia Trưởng ban giám khảo
Judes Ferdinand Abdoul Dom:k  France Giám khảo
Dae Kyun Hwang Virus  South Korea Giám khảo
Moises Rivas Moy  United States Giám khảo
Messias Chardison Pereira Migaz  Brazil Giám khảo
Andrii Kurnosov Intact  Ukraine Giám khảo
Jess Heredia Rodriguez Jess  Spain Giám khảo
Kazuhiro Arakaki Kazuhiro  Japan Giám khảo
Friederike Frost Frost  Germany Giám khảo
Jiulong Lian Kowloon  China Giám khảo

Các DJ của nội dung này là Plash One đến từ Ba Lan và DJ người Mỹ Fleg. João Mário Oliveira Freitas (Max) và Malik Ali Moujouil (Malik) là những người dẫn chương trình.[14]

Lịch thi đấu

Chú giải
Q Vòng loại F Chung kết
A = Nội dung buổi sáng, bắt đầu lúc 16:00 giờ theo giờ địa phương (15:00 UTC).
E = Nội dung buổi tối, bắt đầu lúc 20:00 giờ theo giờ địa phương (19:00 UTC).
Lịch thi đấu[15]
Nội dung ↓ / Ngày → T6
9
T7
10
B-Boy Q F
B-Girl Q F

Tóm tắt huy chương

Bảng huy chương

  Đoàn chủ nhà ( Pháp)
HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1 Nhật Bản1001
 Canada1001
3 Pháp0101
 Litva0101
5 Trung Quốc0011
 Hoa Kỳ0011
Tổng số (6 đơn vị)2226

Danh sách huy chương

[16][17]

Nội dung Vàng Bạc Đồng
B-Boys
chi tiết
Philip Kim
Phil Wizard
 Canada
Danis Civil
Dany Dann
 Pháp
Victor Montalvo
Victor
 Hoa Kỳ
B-Girls
chi tiết
Ami Yuasa
Ami
 Nhật Bản
Dominika Banevič
Nicka
 Litva
Liu Qingyi
671
 Trung Quốc

Tranh cãi

Sự kiện đã phần nào bị lu mờ và bị ảnh hưởng bởi tranh cãi phát sinh trên mạng xã hội về màn trình diễn và lựa chọn trang phục của vận động viên người Úc Rachael Gunn, bao gồm cả một thời gian dài bị bắt nạt trực tuyến sau khi thông tin sai lệch về quá trình tuyển chọn được lan truyền.[18][19][20][21][22][23]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Paris 2024 – Breaking”. Paris 2024. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “Breaking officially added to Olympic Games Paris 2024”. World DanceSport Federation. 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ West, Jenna (7 tháng 12 năm 2020). “Breaking to Make Its Olympic Debut in Paris in 2024”. Sports Illustrated. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ Wharton, David (7 tháng 12 năm 2020). 'Breaking' news: Breakdancing added as an event for 2024 Paris Olympics”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ a b Martín, Marta (13 tháng 12 năm 2022). “How to qualify for breaking at Paris 2024. The Olympics qualification system explained”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ a b Swaim, Kyler (10 tháng 8 năm 2024). “Will breaking be at the 2028 Olympics in Los Angeles?”. cbs42.com. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ a b c d e f g Topping, Alexandra (9 tháng 8 năm 2024). “Breaking for beginners: all you need to know about Olympics' newest sport”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ a b Ansari, Aarish (2 tháng 11 năm 2021). “Explained: Breaking rules, moves and format”. Olympics.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ News, V. T. C. (9 tháng 8 năm 2024). “Breaking: Môn thể thao Olympic mới toanh gợi nhớ trào lưu hip hop”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Olmedo, Alonzo (11 tháng 8 năm 2024). “How does Olympic breaking work? Format, rules, judging and more”. ESPN.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ ONLINE, TUOI TRE. “Vì sao breaking được đưa vào tranh tài tại Olympic 2024?”. muctim.tuoitre.vn. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ “Qualification System – Games of the XXXIII Olympiad – Breaking (PDF). World DanceSport Federation. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  13. ^ a b “Road to Paris 2024 – WDSF announces 2023 Breaking calendar”. World DanceSport Federation. 16 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  14. ^ a b “Breaking Results Book” (PDF). Paris 2024. 11 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.
  15. ^ “Paris 2024 Olympic Competition Schedule – Breaking” (PDF). Paris 2024. tr. 17. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023.
  16. ^ Bachar, Zach (9 tháng 8 năm 2024). “Olympic Breakdancing 2024 Results: Women's Breaking Medal Winners and Highlights”. Bleacher Report. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.
  17. ^ Peters, Andrew (10 tháng 8 năm 2024). “Olympic Breakdancing 2024 Results: Men's Breaking Medal Bracket Winners, Highlights”. Bleacher Report. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.
  18. ^ “Raygun hits back at online hate as breaking moves at the Olympics go viral”. The Independent (bằng tiếng Anh). 10 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  19. ^ Maguire, Ken (11 tháng 8 năm 2024). “Breaking community defends b-girl Raygun and is hopeful for return to Olympic program”. AP News. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.
  20. ^ “Breaking community shows support for viral b-girl Raygun, says she was trying to be original”. KUSA.com. 9 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2024.
  21. ^ “Paris 2024: Officials support Australian breakdancer Rachael Gunn” (video). BBC Sport. 12 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  22. ^ “Raygun: Australian breakdancer Rachael Gunn calls Olympic performance backlash "devastating". BBC Sport. 15 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
  23. ^ “No, Raygun's Olympic selection not an inside job”. AAP Factcheck. 13 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2024.

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!