Bộ Cánh màng

Bộ Cánh màng
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Trias – Nay 251–0 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Liên ngành (superphylum)Ecdysozoa
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Phân lớp (subclass)Pterygota
Phân thứ lớp (infraclass)Neoptera
Liên bộ (superordo)Endopterygota
Bộ (ordo)Hymenoptera
Các phân bộ

Bộ Cánh màng (danh pháp khoa học: Hymenoptera) bao gồm các loài như ong, kiến. Tên gọi này là do đặc điểm các cánh màng của chúng, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ ὑμήν (hymen): màng và πτερόν (pteron): cánh. Các cánh sau của chúng được nối với các cánh trước bằng một chuỗi các móc bám. Trên thế giới đã định danh được 150.000 loài thuộc bộ này, và nhiều loài nữa chưa được biết đến.

Đặc điểm chung

Kích thước thân thể từ rất nhỏ (vài mm) đến lớn (vài dm)[cần dẫn nguồn]

  • Đầu các loài đều hướng xuống dưới.
  • Râu đầu có nhiều dạng khác nhau: hình đầu gối, hình răng lược, hình lông chim.
  • Miệng có hai kiểu gặm nhai và gặm hút.
  • Có 2 đôi cánh, cánh trước lớn hơn cánh sau. Một số loài cánh ngắn (kiến).
  • Bàn chân có 5 đốt, là chân đi (trừ chân sau của ong thợ là chân lấy phấn).
  • Con cái có ống đẻ trứng rất phát triển, đôi khi dài hơn thân thể và một số loài biến thành kim đốt.
  • Các loài thuộc bộ cánh màng thường sống trên cây, trong đất và trong cơ thể các loài côn trùng.

Giá trị sử dụng

  • Một số loài có vai trò thụ phấn cho hoa và cho các sản phẩm quý như mật ong, sáp ong.
  • Nhiều loài ký sinh ăn thịt các loài côn trùng khác giúp cho con người phòng trừ sâu hại.
  • Một số loài ăn lá, đục thân phá hoại cây cối trong lâm nông nghiệp.

Phân loại

Bộ cánh màng có các họ sau:

Cephidae Megalodontoidea Megalodontidae Pamphilidae Orussidae
Siricidae Argidae Blasticotomidae Cimbicidae Diprionidae
Pergidae Tenthredinidae Anaxyelidae Xyelidae Xiphydriidae
Ampulicidae Andrenidae Apidae Colletidae Crabronidae
Halictidae Heterogynaidae Megachilidae Melittidae Sphecidae (ong tò vò)
Stenotritidae Ceraphronidae Megaspilidae Agaonidae Aphelinidae
Chalcididae Eucharitidae Eulophidae Eupelmidae Eurytomidae
Leucospidae Mymaridae Ormyridae Perilampidae Pteromalidae
Rotoitidae Signiphoridae Tanaostigmatidae Tetracampidae Torymidae
Trichogrammatidae Bethylidae Chrysididae Dryinidae Embolemidae
Plumariidae Sclerogibbidae Scolebythidae Austrocynipidae Cynipidae
Figitidae Ibaliidae Liopteridae Aulacidae Evaniidae
Gasteruptiidae Braconidae Ichneumonidae Megalyridae Mymarommatidae
Platygastridae Scelionidae Austroniidae Diapriidae Heloridae
Monomachidae Pelecinidae Peradeniidae Proctorenyxidae Proctotrupidae
Roproniidae Vanhorniidae Stephanidae Trigonalyidae Bradynobaenidae
Formicidae Mutillidae (Ong kiến) Pompilidae (ong nhện) Rhopalosomatidae Sapygidae
Scoliidae (ong lỗ) Sierolomorphidae Tiphiidae Vespidae

Chú thích

Tham khảo

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!