Đau đớn ở giáp xác

Một con tôm hùm sống

Đau đớn ở giáp xáctrải nghiệm đau đớn được cho là có ở các loài giáp xác như là một biểu hiện của đau đớn ở động vật, đây là vấn đề còn có nhiều quan điểm khác nhau với câu hỏi là động vật giáp xác có cảm thấy đau đớn hay không. Gần đây, quy định pháp lý của một số nước đã đề cập đến các trường hợp giết mổ, chế biến không gây đau đớn cho các loài giáp xác, nhất là tômcua.

Đại cương

Có một số bằng chứng cho thấy các loài thập túc giáp xác (như cua và tôm hùm) có những biểu hiện phản ứng hành vi và sinh lý học cho thấy chúng có thể có trải nghiệm đau đớn[1][2][3] Các peptide opioid và các thụ thể opiate thấy xuất hiện tự nhiên ở động vật giáp xác[4][5] Sự hiện diện của opioid trong động vật giáp xác đã được giải thích như là một dấu hiệu cho thấy rằng tôm hùm có thể có trải nghiệm đau[6][7] Các nhà hoạt động bảo vệ động vật ở Thụy Sĩ đã nhiều lần chỉ trích cách làm tôm phổ biến tại các nhà hàng nước này. Họ cho rằng tôm hùm và các loài giáp xác khác có hệ thần kinh phức tạp, do đó sẽ cảm nhận đau đớn nhiều hơn nếu bị luộc sống[8].

Pháp lý

Một số quốc gia đã quy định cấm việc luộc sống tôm hùm mà phải gây mê trước

Tòa tối cao Ý đã ra lệnh cấm ướp đá tôm hùm tại nhà hàng bởi chúng có thể khiến con vật chịu đau đớn khôn xiết trước khi bị giết và lên bàn ăn phục vụ thực khách. Chính phủ Thụy Sĩ cũng thông qua quy định bảo vệ động vật mới, dưới áp lực từ các nhóm hoạt động bảo vệ động vật. Quy định bảo vệ động vật mới của Thụy Sĩ cấm luộc sống tôm hùm hay ướp đá chúng trong quá trình vận chuyển, cho rằng điều đó là tàn ác và sẽ khiến con vật đau đớn. Việc nhúng tôm hùm vào nước sôi phổ biến ở các nhà hàng sẽ bị cấm. Các loài giáp xác còn sống, như tôm hùm, sẽ không được phép ướp đá hoặc bỏ vào nước đá trong quá trình vận chuyển. Phải gây mê các loài giáp xác trước khi giết chúng, chỉ cho phép chích điện hoặc dùng máy hủy não như là cách để khiến tôm hùm bất tỉnh trước khi luộc[8].

Trái chiều

Có lập luận rằng hầu hết các động vật không xương sống không cảm thấy đau[9][10][11] Một lý do để bác bỏ trải nghiệm đau ở động vật không xương sống là bộ não của chúng quá nhỏ. Tuy nhiên, kích thước bộ não không nhất thiết phải tương đương với sự phức tạp của chức năng.[12] Nhìn chung, đây cũng là tranh cãi chung về việc có hay không sự đau đớn của động vật nói chung, trong đó nhiều quan điểm cho rằng động vật bậc thấp thì không có cảm giác đau đớn như các động vật bậc cao hơn.

Chú thích

  1. ^ Sherwin, C.M. (2001). Can invertebrates suffer? Or, how robust is argument-by-analogy? Animal Welfare, 10(supplement): 103-118
  2. ^ Elwood, R.W., (2011). Pain and suffering in invertebrates? Institute of Laboratory Animal Resources Journal, 52(2): 175-84 [1] Lưu trữ 2012-04-07 tại Wayback Machine
  3. ^ Fiorito, G. (1986). Is there ‘‘pain’’ in invertebrates? Behavioural Processes, 12(4): 383-388
  4. ^ Lozada, M., Romano, A. and Maldonado, H., (1988). Effect of morphine and naloxone on a defensive response of the crab Chasmagnathus granulatus. Pharmacology, Biochemistry and Behavior, 30: 635–640
  5. ^ Maldonado, H. and Miralto, A., (1982). Effects of morphine and naloxone on a defensive response of the mantis shrimp (Squilla mantis). Journal of Comparative Physiology, A, 147: 455–459
  6. ^ L. Sømme (2005). “Sentience and pain in invertebrates: Report to Norwegian Scientific Committee for Food Safety”. Norwegian University of Life Sciences, Oslo. no
  7. ^ Cephalopods and decapod crustaceans: their capacity to experience pain and suffering (PDF). Advocates for Animals. 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2018. Đã bỏ qua tham số không rõ |name= (trợ giúp)
  8. ^ a b Thụy Sĩ ra quy định buộc gây mê tôm hùm trước khi luộc
  9. ^ Eisemann C.H., Jorgensen W.K., Merritt, D.J. Rice, M.J. Cribb, B.W. Webb P.D. and Zalucki M.P. (1984). Do insects feel pain? - A biological view Lưu trữ 2013-06-13 tại Wayback Machine. Experentia, 40:164-167
  10. ^ "Do Invertebrates Feel Pain?" Lưu trữ 2010-01-06 tại Wayback Machine, The Senate Standing Committee on Legal and Constitutional Affairs, The Parliament of Canada Web Site, accessed ngày 11 tháng 6 năm 2008.
  11. ^ Jane A. Smith (1991). “A question of pain in invertebrates”. ILAR Journal. 33 (1–2).
  12. ^ doi:10.1016/j.cub.2009.08.023
    Hoàn thành chú thích này

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!