Thang đo Richter là một loại thang để xác định sức tàn phá của các cơn động đất (địa chấn). Sau này, nó được xem lại và đổi tên thành thang độ lớn địa phương, ký hiệu ML hoặc ML .[1]
Thang đo này được Charles Francis Richter đề xuất vào năm 1935. Đầu tiên nó được sử dụng để sắp xếp các số đo về cơn động đất địa phương tại California. Những số đo này được đo bằng 1 địa chấn kế đặt cách xa nơi động đất 100 km.
Báo chí không chuyên môn về khoa học thường nói ra độ lớn động đất "theo thang Richter". Tuy nhiên, phần nhiều độ lớn được tính ngày nay thực sự là tính toán theo thang độ lớn mô men, vì thang Richter cũ hơn và không thích hợp với các độ lớn hơn 6,8. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) không sử dụng thang này đối với các trận động đất có cường độ nhỏ hơn 3,5.
với A là biên độ tối đa đo được bằng địa chấn kế và A0 là 1 biên độ chuẩn.
Theo thang Richter, biên độ của một trận động đất có độ Richter 6 mạnh bằng 10 lần biên độ của 1 trận động đất có độ Richter 5. Năng lượng được phát ra bởi trận động đất có độ Richter 6 bằng khoảng 32 lần năng lượng của trận động đất có độ Richter 5.
Các mức độ
Bảng thang đo độ Richter (Rích-te) của động đất
Mô tả
Độ Richter
Tác hại
Tần số xảy ra
không đáng kể
nhỏ hơn 2,0
động đất thật nhỏ, không cảm nhận được
khoảng 8.000 lần/ngày (1 lần 10 giây)
thật nhỏ
2,0-2,9
thường không cảm nhận nhưng đo được
khoảng 1.000 lần/ngày (1 lần 1,2 phút)
nhỏ
3,0-3,9
cảm nhận được nhưng ít khi gây thiệt hại
khoảng 49.000 lần/năm (160 lần/ngày)
nhẹ
4,0-4,9
rung chuyển đồ vật trong nhà. Thiệt hại khá nghiêm trọng.
cực hiếm: Vụ va chạm giữa Theia và trái đất (khoảng 4.5 tỷ năm trước)
Mỗi trận động đất có 1 độ Richter duy nhất xác định sức tàn phá của nó trong khi cường độ thì thay đổi tùy theo khoảng cách xa hay gần đối với chấn tâm. Có thể so sánh với 1 khẩu pháo: kích thước của cây pháo nói lên sức mạnh lúc nổ (tương ứng với độ Richter) và tiếng nổ nghe được (tương ứng với cường độ của trận động đất).
Gutenberg, B.; Richter, C. F. (1956b), “Earthquake magnitude, intensity, energy, and acceleration (Second Paper)”, Bulletin of the Seismological Society of America, 46 (2): 105–145.