Lục địa châu Âu có diện tích 10.532.000 km² và bờ biển dài khoảng 117.000 km. Khoảng cách từ Nam lên Bắc khoảng 3500 km giữa vĩ độ 30 (Tarifa, Tây Ban Nha) và vĩ độ 71 (Nordkinn, Na Uy). Từ Đông sang Tây, lục địa Âu châu trải dài từ dãy núi Ural ở Nga cho tới Bờ biển Đại Tây Dương của Bồ Đào Nha, dài khoảng 6000 km.
Địa lý tự nhiên
Châu Âu về mặt truyền thống được coi là một trong sáu châu lục. Tuy nhiên về mặt địa chất - địa lý học (Physical geography), châu Âu là một bán đảo tây bắc của khối lục địa rộng lớn hơn được gọi là lục địa Á-Âu (hoặc Phi-Á-Âu): châu Á chiếm phần lớn phần phía đông của lục địa này (kênh đào Suez tách rời châu Á và châu Phi) và chia sẻ một thềm lục địa chung. Biên giới phía Đông của châu Âu được phân chia bởi dãy núi Ural ở Nga. Ranh giới phía Đông - Nam với châu Á không được xác định rõ ràng. Thông thường nhất, là dùng dãy Ural cùng với sông Emba được sử dụng làm ranh giới giữa hai châu lục. Ranh giới tiếp tục đến biển Caspi, đỉnh của dãy núi Kavkaz. (hoặc theo cách khác là sông Kura ở Kavkaz), và tiếp tục đến Biển Đen; Bosporus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles kết thúc ranh giới châu Á. Địa Trung Hải ở phía nam phân cách châu Âu với châu Phi. Ranh giới phía tây là Đại Tây Dương. Iceland, hòn đảo nằm giữa Đại Tây Dương và gần Greenland (Bắc Mỹ) hơn so với lục địa châu Âu, tuy nhiên người ta xếp vào châu Âu vì lý do văn hoá. Đang có cuộc tranh luận về trung tâm địa lý của châu Âu nằm ở đâu.
Riêng trường hợp đảo Síp, hòn đảo này phân chia thành 2 quốc gia: CH Síp và CH Bắc Síp (chỉ Thổ nhĩ Kỳ công nhận). Giữa hai quốc gia này có dải đất hẹp do Liên hiệp Anh quản lý.}
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Địa lý châu Âu.