Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page
Available for Advertising

Đảo Tri Tôn

Đảo tranh chấp
Đảo Tri Tôn
Đảo Tri Tôn
Địa lý
Vị trí của đảo Tri Tôn
Vị trí của đảo Tri Tôn
đảo Tri Tôn
Vị tríBiển Đông
Tọa độ15°47′0″B 111°12′0″Đ / 15,78333°B 111,2°Đ / 15.78333; 111.20000 (Đảo Tri Tôn)
Diện tích1,1 km2 (0,42 dặm vuông Anh)
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng

Đảo Tri Tôn (tiếng Anh: Triton Island; giản thể: 中建岛; phồn thể: 中建島; Hán-Việt: Trung Kiến đảo; bính âm: Zhōngjiàn dǎo) là một cồn cát thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm ở cực tây và có diện tích đứng thứ ba trong số các đảo của Hoàng Sa. Tri Tôn là đảo gần với bờ nhất so với Việt Nam trong số các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm cách mũi Ba Làng An thuộc đất liền Việt Nam 134,6 hải lý (249,3 km) và cách đảo Lý Sơn 121,1 hải lý (224,3 km). So với Trung Quốc, đảo Tri Tôn cách nơi gần nhất của đảo Hải Nam 168,4 hải lý (311,9 km).[1]

Đảo Tri Tôn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này.

Tên gọi

Đảo Tri Tôn có tên tiếng Anh là Triton Island và tên tiếng Trung là đảo Trung Kiến. Tên tiếng Anh được đặt theo tên chiếc tàu Triton của Anh Quốc, xuất hiện trong mô tả của nhà thủy văn học James Horsburgh từ thế kỷ XIX.[2][3] Về phía Trung Quốc, vào năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc xuất bản một biểu đối chiếu địa danh tiếng Anh-tiếng Trung ở Biển Đông, trong đó phiên âm tên Anh ra thành đảo Thổ Lai Đường (tiếng Trung: 土萊塘島; bính âm: Tǔláitáng dǎo);[4] năm 1947, nước này đổi tên nó thành đảo Trung Kiến, dựa theo tên chiến hạm Trung Kiến đến đòi chủ quyền đảo này vào năm 1946.[5] Tên tiếng Việt như hiện nay đã có từ thời Việt Nam Cộng hòa, được nêu trong Bạch thư về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Ngoại giao nước này công bố năm 1975.[6]

Vị trí của đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa
Ảnh chụp ảnh đảo Tri Tôn

Đặc điểm

Bản đồ đảo Tri Tôn (Triton Island) quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands).

Đảo Tri Tôn là một cồn cát hình thành trên một rạn mặt bàn, có dáng hơi tròn, ở giữa lõm xuống và thường đọng 0,5 m nước.[5] Chiều dài tính từ bắc xuống nam là 1.850 m, chiều rộng khoảng 800 m,[1] độ cao bình quân chỉ 2 m.[5] Khi thủy triều xuống, diện tích đảo có thể đạt đến 1,5 km² (xếp thứ ba về diện tích ở Hoàng Sa sau đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn[1]), song khi thủy triều lên thì thu hẹp chỉ còn 0,85 km².

Xung quanh đảo là dải san hô khá rộng, từ 500 đến 1.000 m. Đảo thường bị ngập - đặc biệt là khi bão đi qua - nên cây cối khó phát triển. Vốn dĩ đảo Tri Tôn khô cằn, không có cây cỏ,[7] song Trung Quốc đã chở đất và mang các thực vật như dừa, thông đuôi ngựa, bàngphi lao ra trồng. Môi trường thay đổi đã thu hút thêm chim biển đến đảo.[1]

Trung Quốc đoạt quyền kiểm soát

Sau Hải chiến Hoàng Sa 1974 với Việt Nam Cộng hòa và kiểm soát được phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa, năm 1975, Hạm đội Nam Hải bắt đầu cử quân ra đảo Tri Tôn, dần dần xây dựng doanh trại (hiện đã có tòa nhà cao bốn tầng) và trồng cây cối. Để cải thiện đất nhằm tăng tỉ lệ cây sống sót, có lệ bất thành văn rằng quân nhân nào về thăm thân nhân thì khi quay lại phải mang theo một bao đất và phân bón. Qua hàng chục năm (tính đến 2012), trên đảo đã có 3.000 cây thông đuôi ngựa, trên 1.000 cây Carrierea calycina, 200 cây dừa và 2.000 m² được dây leo bao phủ.[5]

Theo trang điện tử của Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông), không lâu sau Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979, ngày 10 tháng 4 cùng năm, Việt Nam cử ba tàu đến vị trí chỉ cách đảo Tri Tôn 500 m để trinh sát nhưng bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt.[8]

Ngày 15 tháng 5 năm 1996, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra bản tuyên bố về đường cơ sở lãnh hải, trong đó ngoài đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải từ đất liền còn có "đường cơ sở của lãnh hải liền kề quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa]",[9] từ đó đo chiều rộng của lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế tương ứng.[10] Trong số 28 điểm cơ sở lập thành đường này, tại đảo Tri Tôn có 7 điểm.[9]

Đầu tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD-981 đến hạ đặt tại một vị trí cách đảo Tri Tôn 17 hải lý về phía nam, gây ra cuộc tranh chấp Trung Quốc - Việt Nam về vấn đề giàn khoan này. Quan điểm của phía Việt Nam là phản đối vì cho rằng nơi đặt giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tếthềm lục địa của Việt Nam,[11] còn quan điểm của phía Trung Quốc là họ đang tác nghiệp bình thường vì nơi đặt giàn khoan nằm trong "vùng biển của quần đảo Tây Sa".[12]

Ngày 30 tháng 1 năm 2016, chiến hạm USS Curtis Wilbur của Hải quân Hoa Kỳ xâm nhập vùng biển 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, mục đích theo như lời của phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là nhằm "thách thức các đòi hỏi hàng hải quá mức ngăn trở các quyền và tự do của Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác chứ không phải [thách thức] đòi hỏi lãnh thổ đối với các đảo", và rằng hoạt động này thách thức cả ba bên tuyên bố chủ quyền gồm Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.[13][14] Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo rằng chuyến hải hành của chiến hạm này phù hợp với luật pháp quốc tế khi bảo vệ tự do hàng hải. Trung Quốc cho đó là hành động khiêu khích, vi phạm pháp luật Trung Quốc vì đã xâm nhập lãnh hải mà không xin phép trước.[14]

Tàu gặp nạn

Ngày 25 tháng 9 năm 1973, tàu USNS Sgt. Jack J. Pendleton (T-AKV-5) của Hải quân Hoa Kỳ mắc cạn[15] tại rạn san hô quanh đảo Tri Tôn khi trên đường từ Việt Nam Cộng hòa về nước. Mỹ không cứu được tàu và đành bỏ.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c d “第一节 西沙群岛的主要岛礁” (bằng tiếng Trung). Mạng Hải Nam sử chí. 11 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Horsburgh, James (1836). India Directory, Or, Directions for Sailing to and from the East Indies, China, Australia, Cape of Good Hope, Brazil, and the Interjacent Ports. 2 (ấn bản 4). W. H. Allen. tr. 333.
  3. ^ Horsburgh, James (1805). Memoirs: comprising the navigation to and from China, by the China sea, and through the various straits and channels in the Indian archipelago; also the navigation of Bombay harbour. 2 (ấn bản 4). Luân Đôn: C. Mercier and Co. Northumberland-court, Strand. tr. 57.
  4. ^ “南海诸岛中外地名对照表” (bằng tiếng Trung). Mạng Hải Nam sử chí. 15 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  5. ^ a b c d “西沙中建岛——中国领海基点” (bằng tiếng Trung). Hoàn Cầu thời báo. 12 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  6. ^ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975)” (bằng tiếng Anh). Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà. tr. 4. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  7. ^ Nguyễn Nhã (2002). Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (luận án tiến sĩ). Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
  8. ^ “1979年”. Website Đài Phượng Hoàng (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ a b “中华人民共和国政府关于中华人民共和国领海基线的声明”. Website Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 5 năm 1996. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2014.
  10. ^ “Vietnam's claims do not hold water”. China Daily (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2014.
  11. ^ “Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam”. Vietnam+. ngày 4 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  12. ^ “外交部要求越方停止干扰中国在西沙群岛海域的作业”. Website Đài Phượng Hoàng (bằng tiếng Trung). ngày 7 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  13. ^ Ryan, Missy (30 tháng 1 năm 2016). “U.S. missile destroyer sailed close to island claimed by China”. The Washington Post. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2016.
  14. ^ a b Stewart, Phil; Taplin, Nathaniel (ngày 30 tháng 1 năm 2016). “U.S. warship sails near island claimed by China in South China Sea”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2016.
  15. ^ Silverstone, Paul (2011). The Navy of the Nuclear Age, 1947–2007. Routledge. tr. 202. ISBN 9781135864668.

Read other articles:

portrait of Johan Sørensen Johan Jean Christian Sørensen (21 November 1830 – 1 October 1918) was a Norwegian businessperson and book publisher who had been at one time Danish consul to Spain.[1] Biography He was born in Drøbak in Akershus, Norway. He was a son of shipmaster, merchant and lighthouse manager Abraham Georg Sørensen and Nancy Samuelson. He was a brother of Niels Georg Sørensen. The family moved to Lindesnes in 1842. He worked at sea from the age of thirteen, but in...

Island within the Ryukyu Islands SuwanosejimaNative name: Japanese: 諏訪之瀬島GeographyLocationEast China SeaCoordinates29°38′N 129°43′E / 29.633°N 129.717°E / 29.633; 129.717ArchipelagoTokara IslandsArea27.66 km2 (10.68 sq mi)Coastline27.15 km (16.87 mi)Highest elevation796 m (2612 ft)Highest pointOtakeAdministrationJapanKagoshima PrefectureDemographicsPopulation48 (2004)Ethnic groupsRyukyuan, Japanese Overall ...

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018)   لمعانٍ أخرى، طالع الديمة (توضيح). الديمه تقسيم إداري البلد  اليمن مديرية مديرية مرخة السفلى المسؤ

Хржановський Ілля Андрійович Народився 11 серпня 1975(1975-08-11)[1] (48 років)Москва, СРСРГромадянство  СРСР РосіяДіяльність кінорежисер, сценарист, виробник, кінопродюсерAlma mater Всеросійський державний інститут кінематографіїРоки діяльності 1998 — тепер. часIMDb nm04...

右奥のヒゲの人物がブーデロウ1957 ブライアント夫妻は北米の作曲チーム。 フェリス・ブライアント(Felice Bryant 、出生名Matilda Genevieve Scaduto, 1925.8.7. – 2003.4.22) ダイダリウス・ブーデロウ・ブライアント(Diadorius Boudleaux Bryant [ ˈbuːdɛloʊ];[1] 1920.2.13 – 1987.6.25) の二人。 これまでに1,500曲の作曲に携わっており、主にエヴァリー・ブラザーズの作品、「夢を見るだけ」

Darren Espanto Información personalNombre de nacimiento Darren Lyndon EspantoNacimiento 24 de mayo de 2001 (22 años)[1]​Calgary, Alberta, Canadá CanadáNacionalidad CanadienseReligión Catolicismo Lengua materna Inglés Información profesionalOcupación CantanteAños activo 2013-presenteGénero PopInstrumentos Voz, Piano, Tambores, SaxofónTipo de voz TenorArtistas relacionados Sarah Geronimo[editar datos en Wikidata] Darren Lyndon Espanto (Calgary, Alberta, Cana...

Darüşşafaka Ayhan Şahenk Sports HallDarüşşafaka Ayhan Şahenk Sports HallLocationBüyükdere Caddesi, Derbent Mevkisi, Sarıyer, IstanbulCoordinates41°07′35″N 29°01′44″E / 41.12639°N 29.02889°E / 41.12639; 29.02889OwnerTBFCapacityBasketball: 3,500Opened1995TenantsDarüşşafakaWebsitehttps://www.darussafaka.org/hakkimizda/cemiyet/darussafaka-spor-kulubu Darüşşafaka Ayhan Şahenk Sports Hall (Turkish: Darüşşafaka Ayhan Şahenk Spor Salonu) is a ...

Jodie Moore (2011) Jodie Moore auf der Adult Entertainment Expo 2003 Jodie Moore (* 11. April 1976 als Jody Ann Klaassen in Woodridge, Queensland, Australien) ist eine australische Pornodarstellerin. Moore begann ihre Karriere 1996 als Stripperin in Rogue’s Nightclub und tourte später durch Stripclubs in Australien, Neuseeland, Japan und den Philippinen. Sie arbeitete ab 2000 als Fotomodell für Männermagazine und drehte 2001 ihren ersten Hardcore-Film Liquid Gold 4. Zu ihren bekannt...

جزء من سلسلة مقالات حولالله في الإسلام مصطلحاتالتسبيح: سبحان الله التكبير: الله أكبر الحمد: الحمد لله التشهّد: لا إله إلّا الله تعابير مرتبطة جلَّ جلاله سبحانه وتعالى عزَّ وجلّ أخرى إنَّا لله بسم الله إن شاء الله ما شاء الله استغفر الله لا حول ولا قوة إلا بالله جزاك الله أعوذ

1995 single by Deni HinesIt's AlrightSingle by Deni Hinesfrom the album Imagination ReleasedOctober 1995GenrePop rock, Electronic music, Soul music, R&BLength3:47LabelFestival Mushroom RecordsSongwriter(s)Ian Green, Michelle LewisProducer(s)Ian GreenDeni Hines singles chronology It's Not Over (1992) It's Alright (1995) Imagination (1996) Alternative coverEuropean cover It's Alright is the debut single by Australian singer songwriter, Deni Hines. The song was released in October 1995 as th...

Герард Денгоффпол. Gerard Denhoff Народився 15 січня 1590(1590-01-15)Мальборк, Мальборський повіт, Поморське воєводство, Республіка ПольщаПомер 23 грудня 1648(1648-12-23)[1] (58 років)Мальборк, Мальборський повіт, Поморське воєводство, Республіка ПольщаПоховання ЕльблонгГромадянство Річ П...

Austrian footballer This article is about the Austrian footballer. For the Serbian footballer, see Ivan Lučić (footballer, born 1996). For the Dalmatian historian, see Johannes Lucius. Ivan Lučić Lučić in November 2015Personal informationDate of birth (1995-03-23) 23 March 1995 (age 28)Place of birth Vienna, AustriaHeight 1.94 m (6 ft 4 in)Position(s) GoalkeeperTeam informationCurrent team Hajduk SplitNumber 13Youth career2004–2006 Post SV Wien2006–2008 FC Stadla...

Application of cybernetics to management and organizations The viable system model (VSM) by Stafford Beer. Management cybernetics is concerned with the application of cybernetics to management and organizations. Management cybernetics was first introduced by Stafford Beer in the late 1950s[1] and introduces the various mechanisms of self-regulation applied by and to organizational settings, as seen through a cybernetics perspective. Beer developed the theory through a combination of p...

Fictional character in The Matrix Fictional character TrinityThe Matrix characterFirst appearanceThe Matrix (1999)Last appearanceThe Matrix Resurrections (2021)Created byThe WachowskisPortrayed byCarrie-Anne MossVoiced by Carrie-Anne Moss (Enter the Matrix, The Animatrix) Jennifer Hale (The Matrix: Path of Neo) In-universe informationNicknamesTrin, Tiffany[a]SpeciesHumanGenderFemaleTitleFirst Mate of the NebuchadnezzarOccupationHackerSignificant otherNeoNationalityAmericanFighting sty...

Venezolanos en Ecuador Inmigración venezolana en Ecuador Pueblo de origenLugar de origen Venezuela VenezuelaPueblo y/o diáspora Pueblo Venezolano Crisis migratoria venezolana (2015 - Presente)Población censal 231 686 venezolanos(Censo de 2022)[1]​Población estimada 388 861 venezolanos (Hasta junio de 2020 según la ONU y OIM)[2]​ 474 900 venezolanos (Hasta agosto de 2023 según la Plataforma R4V)[3]​CulturaIdiomas Español venezolanoReligion...

Протести в Туреччині 2013 року Дата: 27 травня 2013 — по сьогодні(10 років, 6 місяців, 2 дні) Місце:  Туреччина[1] Привід: Урядовий план вирубки парку Ґезі Результат: Сторони Антиурядові протестувальники (початково: захисники довкілля) Інші[2] Поліція Лідери • ...

Royal Navy admiral and hereditary peer, third-in-command at the Battle of Trafalgar The Earl of NortheskWilliam Carnegie, 7th Earl of NortheskBorn10 April 1756Hampshire, EnglandDied28 May 1831 (1831-05-29) (aged 75)Westminster, EnglandAllegiance United KingdomService/branch Royal NavyRankAdmiral of the RedCommands heldHMS BlastHMS Saint EustatiusHMS EnterpriseHMS HeroineHMS BeaulieuHMS AndromedaHMS MonmouthHMS PrinceHMS BritanniaPlymouth CommandBattles/warsAmerican Revolutionary War...

British author, classicist and filmmaker Caroline AlexanderBornMarch 13, 1956United StatesSignature Caroline Alexander is a British author, classicist and filmmaker. She is the author of the best-selling The Endurance, and The Bounty, and other works of literary non-fiction, such as The Way to Xanadu and The War that Killed Achilles. In 2015, she published a new translation of Homer's Iliad.[1] Alexander is also a writer and producer of documentaries such as The Endurance (based upon ...

Cruise missile Yakhont/Oniks missile A P-800 missile at Armia 2018TypeCruise missileAir-launched cruise missileSubmarine-launched cruise missileAnti-ship missileSurface-to-surface missileLand-attack missilePlace of originSoviet Union / RussiaService historyIn service2002–present[1]Used bySee OperatorsWarsSyrian Civil War 2022 Russian invasion of Ukraine[2]Production historyManufacturerNPO MashinostroyeniyaUnit cost$1.25 million[3]Produced1987...

Мдівані Георгій Давидовичгруз. გიორგი მდივანიНародився 13 (26) вересня 1905 або 26 вересня 1905(1905-09-26)[1]село Багдаті, Кутаїська губернія, Російська імперіяПомер 11 жовтня 1981(1981-10-11)[2][3][1] (76 років)Тбілісі, Грузинська РСР, СРСРПоховання Дідубійський пант...

Kembali kehalaman sebelumnya