Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, các cộng đồng Tăng đoàn (Sangha) đã nhóm họp định kỳ để giải quyết các tranh chấp về giáo lý và kỷ luật cũng như sửa đổi và chỉnh sửa nội dung kinh điển. Những cuộc tụ họp này thường được gọi là "kết tập" (Saṅgīti). Những tường thuật về các cuộc kết tập này được ghi lại trong các kinh điển Phật giáo là đã bắt đầu ngay sau khi Đức Phật nhập diệt và tiếp tục cho đến thời kỳ hiện đại. Những lần kết tập sớm nhất - dù có rất ít bằng chứng lịch sử ngoài kinh điển - được mọi truyền thống Phật giáo coi là sự kiện kinh điển. Tuy nhiên, tính lịch sử và chi tiết của các lần kết tập này vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong các nghiên cứu Phật giáo hiện đại.

Đại hội kết tập thứ nhất

Theo truyền thống, Đại hội kết tập đầu tiên được cho là đã được tổ chức ngay sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, chủ trì bởi Mahākāśyapa, một trong những đại đệ tử của Ngài, tại một hang động gần Rājagṛha (Rajgir ngày nay) với sự bảo trợ của vua Ajatashatru. Mục tiêu của nó là bảo tồn những lời dạy của Đức Phật (Sutta) và các giới luật tăng đoàn (Vinaya). Các bài kinh được đọc bởi Ananda, và giới luật được đọc bởi Upali. Theo Charles Prebish, hầu hết tất cả các học giả đều đặt câu hỏi về tính lịch sử của lần kết tập đầu tiên này.[1][2]

Đáng chú ý là không có sự ghi nhận về Abhidharma vào thời điểm này. Học giả phương Tây cho rằng các bản văn Abhidharma ban đầu được tạo ra sau năm 300 TCN vì sự khác biệt về ngôn ngữ và nội dung so với các kinh văn cổ điển khác.[3]

Tất cả 6 truyền thống giới luật còn sót lại đều có ghi chép, toàn bộ hoặc một phần, về các đại hội kết tập thứ nhất và thứ hai.[4]

Đại hội kết tập thứ hai

Các ghi chép lịch sử về cái gọi là "Đại hội kết tập thứ hai" chủ yếu bắt nguồn từ Luật tạng kinh điển của các bộ phái khác nhau. Dù có nhiều mầu thuẫn về các điểm chi tiết, chúng vẫn thống nhất rằng lần kết tập này có sự tham dự của 700 nhà sư tại Vaisali, và nguyên do từ việc các vị tỳ-khưu ở Vaisali đã nhận tiền cúng dường dẫn đến sự tranh chấp về giới luật. [5]

Theo các nguồn truyền thống, tranh chấp về giới luật tại lần kết tập thứ hai này đã dẫn đến sự chia rẽ đầu tiên trong Tăng đoàn. Tuy nhiên, nhiều học giả không cho rằng một cuộc chia rẽ đã xảy ra vào thời điểm này, mà thay vào đó, nó chỉ có thể xảy ra vào một thời điểm muộn hơn sau đó.[6]

Dù thế nào đi chăng nữa, sự chia rẽ đầu tiên trong tăng đoàn (thường liên quan đến lần kết tập thứ hai), được các học giả coi là rất có thể do một nhóm cải cách gọi là Sthavira gây ra, những người muốn bổ sung thêm nhiều giới luật hơn vào Luật tạng để ngăn chặn những gì mà họ cho rằng do việc giữ giới luật lỏng lẻo gây ra. Điều này có thể có hoặc không liên quan trực tiếp đến lần kết tập tại Vaisali. Vấn đề liên quan đến giới luật này cuối cùng đã dẫn đến sự chia rẽ khỏi đa số bảo thủ, được gọi là Mahāsāṃghika, những người đã bác bỏ việc bổ sung các giới luật này.[1] Quan điểm này được hỗ trợ bởi chính các văn bản Vinaya, vì các giới luật liên quan đến Sthavira nhiều hơn giới luật trong Luật tạng Mahāsāṃghika.[7] Mahāsāṃghika Prātimokṣa có 67 giới trong phần śaikṣa-dharma, trong khi phiên bản Theravāda có 75 giới. Luật tạng Đại chúng bộ cũng có bằng chứng cho điều này, vì chúng có ghi nhận về việc phái Mahāsāṃghika không đồng ý với những bổ sung của phái Sthavira vào Luật tạng (Mahāsāṃghikavinaya, T.1425, tr. 493a28-c22.).[8]

Hầu như tất cả các học giả đều đồng ý rằng lần kết tập thứ hai này là một sự kiện lịch sử.[9] Tuy nhiên, không có sự thống nhất nào về niên đại của sự kiện này, hoặc xác nhận thời điểm diễn ra trước hay sau thời kỳ Ashoka (304–232 TCN).[10]

Đại hội kết tập thứ ba dưới triều đại Ashoka

Asoka và Moggaliputta-Tissa tại Đại hội kết tập lần thứ ba, tại Nava Jetavana, Shravasti

Trái với các ghi nhận thống nhất về Đại hội kết tập thứ hai, có những ghi chép về một số "Đại hội kết tập thứ ba" khác nhau có thể xảy ra. Những ghi chép khác nhau này thường liên quan đến việc hình thành các bộ phái. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều thống nhất rằng nó đã được diễn ra tại Pataliputra, kinh đô của hoàng đế Ashoka bấy giờ. [8]

Tài liệu Theravāda

Tái tạo hội trường 80 cột ở Pataliputra, nơi có thể đã diễn ra Đại hội kết tập thứ ba. Bảo tàng Patna.

Theo các tài liệu và biên niên sử Theravāda, Đại hội kết tập thứ ba được triệu tập bởi vua Mauryan Ashoka tại Pātaliputra (Patna ngày nay), dưới sự lãnh đạo của đại sư Moggaliputta Tissa.[11] Mục tiêu của nó là thanh lọc phong trào Phật giáo, đặc biệt là khỏi các phe phái cơ hội và dị giáo vốn chỉ tham gia vì sẽ thu hút được sự bảo trợ từ hoàng gia đối với tăng đoàn. Lần kết tập này, danh hiệu "Đạo sư Phân biệt giả" (Vibhajjavādin, Thầy của những nhà phân biệt) của Đức Phật, đã được các bậc trưởng lão, gồm cả đại sư Moggaliputta Tissa, xác nhận.[12]

Đại hội cũng bổ sung thêm Kathavatthu (Luận sự), một tác phẩm của Moggaliputta Tissa viết về các quan điểm bất đồng khác nhau về Phật giáo và phản ứng của Vibhajjavādin đối với chúng, vào Luận tạng. Cũng theo các ghi chép đó, kỳ kết tập thứ ba này dường như cũng đã dẫn đến sự chia rẽ thành các phái Sarvāstivāda bộ và Vibhajjavāda về vấn đề tồn tại của ba thời (quá khứ, hiện tại và vị lai).[12] Học thuyết "Nhất thiết hữu" (sa. sarvam asti), phần cốt lõi của phái Sarvastivada, được Katyayaniputra bảo vệ qua tác phẩm Janna Prasthana (Phát trí luận). [13]

Một thành tựu khác của kỳ kết tập này là việc hình thành những phái bộ truyền giáo đến nhiều quốc gia khác nhau để truyền bá Phật giáo, đến tận các vương quốc Hy Lạp hóa ở phía Tây (đặc biệt là Vương quốc Hy Lạp-Bactria láng giềng, và thậm chí có thể xa hơn nữa theo những dòng chữ còn sót lại trên các cột đá của Ashoka).

Tài liệu Sarvāstivāda

Các tài liệu Sarvāstivāda mô tả sự kiện chia rẽ Tăng đoàn đầu tiên xảy ra dưới triều đại của Ashoka. Vasumitra cho rằng tranh chấp ở Pātaliputra về năm điểm về tính chất bất toàn của các vị A-la-hán là nguồn cơn gây ra sự chia rẽ đầu tiên. "Năm điểm" này mô tả một A-la-hán vẫn còn là một con người khi có các đặc điểm bất tịnh do xuất tinh (asucisukhavisaṭṭhi), vô minh (aññāṇa), nghi ngờ (kaṅkhā), đạt giác ngộ nhờ sự hướng dẫn của người khác (paravitāraṇa) và nói ra phiền não khi trong trạng thái định (vacibheda). [14]

Những điểm tương tự này được thảo luận và lên án trong Kathavatthu của Moggaliputta Tissa, nhưng không có đề cập đến Đại hội kết tập này trong các nguồn Theravadin. Mahavibhasa về sau đã phát triển câu chuyện thành sự chỉ trích chống lại Mahadeva, người được cho là sáng lập Mahasanghika. Cũng theo những tường thuật đó, nhà vua (người sẽ là Ashoka vào thời điểm này) cuối cùng đã ủng hộ Mahasanghika; và các Sarvastivadin của Kasmir, vốn tự cho mình là hậu duệ của các vị A-la-hán chân chính, đã thoát ly khỏi phong trao do Mahadeva và do Upagupta lãnh đạo, tự lập thành cộng đồng riêng ở KashmirGandhara.[15]

Hai "Đại hội kết tập thứ tư"

Theravāda

Vào thời kỳ Đại kết tập thứ tư, Phật giáo đã phân chia thành các bộ phái khác nhau ở các vùng khác nhau của Ấn Độ.

Truyền thống Theravāda ghi nhận đã có một Đại hội kết tập thứ tư vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên tại Alu Vihara (Aloka Lena), Sri Lanka, dưới triều đại vua Vattagamani-Abaya. Đại hội được tổ chức sau một năm mùa màng ở Sri Lanka đặc biệt thất bát và nhiều Tì-kheo sau đó đã chết vì đói. Hệ kinh điển Pāli lúc bấy giờ được lưu truyền bằng phương pháp truyền khẩu được các dhammabhāṇaka duy trì qua nhiều lần chỉnh sửa, nên các nhà sư còn sống đã nhận ra mối nguy hiểm nếu không viết nó ra, để ngay cả khi một số nhà sư có nhiệm vụ nghiên cứu và ghi nhớ các phần kinh điển cho đời sau chết đi, lời dạy của Đức Phật sẽ không bị thất truyền.[16]

Sarvāstivāda

Hoàng đế Kanishka I

Một Đại hội kết tập thứ tư khác được tổ chức theo truyền thống Sarvāstivāda, được cho là do hoàng đế Kushan Kanishka triệu tập vào năm 78 sau Công nguyên tại Kundalban, Kashmir. Cũng theo đó, Kanishka được cho là đã tập hợp năm trăm Tì-kheo ở Kashmir, do Vasumitra đứng đầu, để hệ thống hóa các văn bản Vi diệu pháp của Sarvastivadin, được dịch từ các ngôn ngữ bản địa Prakrit trước đó (chẳng hạn như Gandhari trong chữ Kharosthi) sang tiếng Phạn. Tương truyền, 30 vạn bài kệ và hơn 9 triệu lời giảng đã được biên soạn tại kỳ kết tập này, và phải mất 12 năm để hoàn thành. Mặc dù Sarvastivada không còn tồn tại như một trường phái độc lập, truyền thống của nó đã được thừa hưởng bởi truyền thống Đại thừa. Tuy nhiên, theo giáo sư Etienne Lamotte, đại hội kết tập của Kanishka chỉ là hư cấu.[17] David Snellgrove thì lại xem tường thuật của Theravada về kỳ kết tập thứ ba và tường thuật của Sarvastivada về kỳ kết tập thứ tư là "có khuynh hướng như nhau", minh họa cho tính xác thực không chắc chắn của phần lớn các lịch sử này.[18]

Đại hội kết tập Theravada ở Myanmar

Đại hội kết tập Miến Điện thứ năm (1871)

Vào năm 1871, các trưởng lão Theravada đã chủ trì kỳ kết tập đầu tiên ở thời hiện đại tại Mandalay, Myanmar, dưới triều đại của vua Mindon. Theo truyền thống của người Miến Điện, nó thường được gọi là "Đại hội kết tập thứ năm". Mục tiêu chính của đại hội này là tụng đọc tất cả những lời dạy của Đức Phật và xem xét chúng đến từng chi tiết nhỏ nhất để xem liệu có bất kỳ điều gì trong số chúng đã bị thay đổi, bóp méo hoặc bỏ đi hay không.

Đại hội được chủ trì bởi ba vị trưởng lão Mahathera Jagarabhivamsa, Narindabhidhaja, và Mahathera Sumangalasami, cùng với sự tham gia của khoảng 2.400 nhà sư. Việc trì tụng Pháp chung của họ kéo dài trong 5 tháng. Đại hội này đã phê chuẩn toàn bộ Tam tạng được khắc ghi cho hậu thế trên 729 phiến đá cẩm thạch bằng chữ Miến Điện trước khi trì tụng.[19] Công việc to lớn này được thực hiện bởi các nhà sư và nhiều thợ thủ công lành nghề, những người sau khi hoàn thành mỗi phiến đá đã đặt chúng trong những bi đình 'pitaka' thu nhỏ tuyệt đẹp trên một địa điểm đặc biệt trong khuôn viên Chùa Kuthodaw của vua Mindon ở chân đồi Mandalay, nơi nó và cái gọi là 'cuốn sách lớn nhất thế giới', vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Mắc dù vậy, đại hội kết tập này thường không được công nhận bên ngoài Miến Điện.[20]

Đại hội kết tập Miến Điện thứ sáu (1954)

Đại hội kết tập thứ sáu

Đại hội kết tập thứ sáu được triệu tập tại Kaba Aye ở Yangon (trước đây là Rangoon) vào năm 1954, 83 năm sau lần kết tập thứ năm được tổ chức tại Mandalay. Nó được tài trợ bởi chính phủ Miến Điện do Thủ tướng lúc bấy giờ, Ngài U Nu đứng đầu. Ông cho phép xây dựng Maha Passana Guha, "hang động vĩ đại", một hang động nhân tạo rất giống động Sattapanni của Ấn Độ, nơi tổ chức Đại hội kết tập đầu tiên. Sau khi hoàn thành, Đại hội đã họp vào ngày 17 tháng 5 năm 1954.

Như trong trường hợp của các kỳ kết tập trước đó, mục tiêu đầu tiên của đại hội là khẳng định và bảo tồn Dhamma và Vinaya chân chính. Tuy nhiên, đây là kỳ kết tập có sự tham gia của các tăng sĩ từ 8 quốc gia. Hơn 2.500 tăng sĩ Theravada uyên bác đến từ Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Sri Lanka, Ấn ĐộNepal. Đức cũng được ghi nhận là quốc tịch của hai nhà sư phương Tây duy nhất tham dự: Thượng tọa Nyanatiloka Mahathera và Thượng tọa Nyanaponika Thera. Cả hai đều được mời từ Sri Lanka. Hòa thượng Mahasi Sayadaw được giao nhiệm vụ là chất vấn về Giáo pháp. Hòa thượng Bhadanta Vicittasarabhivamsa được giao nhiệm vụ giải đáp, đã trả lời tất cả những câu hỏi đó một cách uyên bác và thỏa đáng. Vào thời điểm đại hội này nhóm họp, tất cả các quốc gia tham gia đều đã dịch Tam tạng Pali thành chữ viết bản địa của họ, ngoại trừ Ấn Độ.

Việc trì tụng Kinh điển Phật giáo theo truyền thống mất hai năm và Tam tạng kinh điển cùng các tài liệu liên quan trong tất cả các bản viết đã được kiểm tra cẩn thận và những điểm khác biệt của chúng được ghi lại cũng như những chỉnh sửa cần thiết được thực hiện và tất cả các phiên bản sau đó được đối chiếu. Người ta thấy rằng không có nhiều khác biệt trong nội dung của bất kỳ văn bản nào. Cuối cùng, sau khi đại hội đã chính thức chấp thuận chúng, tất cả các sách Tam tạng kinh điển và các bài bình luận của chúng đã được chuẩn bị để in trên máy in hiện đại và xuất bản bằng chữ Miến Điện. Thành tích đáng chú ý này có được là nhờ những nỗ lực tận tâm của 2.500 tăng sĩ và đông đảo cư sĩ. Công việc đã kết thúc vào buổi tối ngày Vesak, ngày 24 tháng 5 năm 1956, đúng hai thiên niên kỷ rưỡi sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, theo niên đại truyền thống của Theravada.

Đại hội Theravada theo truyền thống Thái Lan

Truyền thống Theravada của Thái Lan có một cách đếm khác về lịch sử của các kỳ kết tập và đặt tên cho nhiều cuộc kết tập khác bên cạnh những lần được liệt kê ở trên. Một nguồn lịch sử phổ biến của Thái Lan về các kỳ kết tập đầu tiên là Saṅgītiyavaṁsa (khoảng năm 1789) của nhà sư Somdet Wannarat, trụ trì của Wat Pho.[21]

Ba kỳ kết tập đầu tiên là các đại hội truyền thống ở Ấn Độ (1. Rājagaha, 2. Vesali, 3. Patàliputta).

Kỳ kết tập thứ tư được truyền thống Phật giáo Thái Lan xem là đã diễn ra dưới triều đại của vua Devānampiyatissa (247–207 TCN), khi Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu đến Sri Lanka. Nó được cho là đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Tôn giả Ariṭṭha, đệ tử đầu tiên của Trưởng lão Mahinda.[22] Điều này thường không được coi là một kỳ kết tập trong các truyền thống khác, nhưng tài liệu Samantapāsādikā có đề cập đến.

Kỳ kết tập thứ năm được ghi nhận do vua Vattagāmanī Abhaya tổ chức, khi Kinh điển Pali lần đầu tiên được viết ra ở Sri Lanka vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên tại Āluvihāra dưới sự chủ trì của Mahātthera Rakkhita.[23][22]

Kỳ kết tập thứ sáu, theo Saṅgītiyavaṁsa, bao gồm các hoạt động dịch thuật Pāli, các bài luận tiếng Sinhala, một dự án được dẫn dắt bởi Ācariya Buddhaghosa và có sự tham gia của nhiều tỳ khưu thuộc truyền thống Mahavihara của Sri Lanka.

Kỳ kiết tập thứ bảy được cho là đã diễn ra vào thời vua Tích Lan Parākkamabāhu I và do Trưởng lão Kassapa chủ trì vào năm 1176.[24] Trong kỳ kết tập này, Atthavaṇ­ṇ­a­nā đã được viết ra, giải thích bản dịch Pāli của Buddhaghosa về những luận giải gốc bằng tiếng Sinhala. Parākkamabāhu cũng hợp nhất Tăng đoàn Sri Lanka thành một cộng đồng Theravada duy nhất.

Đại hội kết tập tổ chức tại Thái Lan

Từ thời điểm này trở đi, truyền thống Thái Lan tập trung vào các đại hội kết tập được tổ chức ở Thái Lan, dưới sự bảo trợ bởi chế độ quân chủ Thái Lan.

Kỳ kết tập đầu tiên trong số này được tổ chức tại Mahābodhārāma ở Chiang Mai vào năm 1477 CN,[25] với sự tham dự của một số nhà sư. Trưởng lão Dhammadinnā của Tālavana Mahāvihāra (Wat Pā Tān) chủ trì đại hội, được bảo trợ bởi vua Lan Na, Tilokaraj (r. 1441–1487). Trong kỳ kết tập này, cách viết của Kinh điển Pali Thái Lan đã được sửa chữa và nó được chuyển thành chữ viết Lan Na.

Kỳ kết tập Thái Lan thứ hai được tổ chức tại Bangkok từ ngày 13 tháng 11 năm 1788 đến ngày 10 tháng 4 năm 1789, dưới sự bảo trợ của vua Rāma I và anh trai của ông. Nó có sự tham dự của 250 nhà sư và học giả. Một ấn bản mới của Kinh điển Pali đã được xuất bản, Tipitaka Chabab Tongyai.[26]

Kỳ kết tập Thái Lan thứ ba được tổ chức vào năm 1878 dưới triều đại của vua Chulalongkorn (Rama V). Trong kỳ kết tập này, chữ viết Thái Lan được sử dụng để tạo ra các bản sao của kinh điển Pali (thay vì chữ Khmer đã được sửa đổi) và lần đầu tiên kinh điển này được xuất bản dưới dạng sách in hiện đại.[27]

Kỳ kết tập Thái Lan tiếp theo được tổ chức tại Bangkok dưới triều đại của Rama VII (1925–1935). Đại hội này đã chứng kiến một ấn bản mới của Kinh điển Pali được xuất bản bằng chữ Thái được phân phối khắp cả nước.[28]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Harvey, Peter (2013). An Introduction to Buddhism: Teachings, History, and Practices (2nd ed.). Cambridge, UK: Cambridge University Press. pp. 88–90.
  2. ^ Berkwitz, Stephen C. South Asian Buddhism: A Survey, Routledge, 2012, p. 43.
  3. ^ Damien Keown (2004). A Dictionary of Buddhism. Oxford University Press. tr. 2. ISBN 978-0-19-157917-2.
  4. ^ Frauwallner, Erich (1956). The Earliest Vinaya and the Beginnings of Buddhist Literature (bằng tiếng Anh). Rome: Istituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente. tr. 42–45. ISBN 8857526798.
  5. ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, pp. 40, 43. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  6. ^ Harvey, Peter (2013) p. 89.
  7. ^ Skilton, Andrew. A Concise History of Buddhism. 2004. p. 48
  8. ^ a b Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, p. 45. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  9. ^ "Buddhist council." Encyclopædia Britannica. Ultimate Reference Suite. Chicago: Encyclopædia Britannica, 2008.
  10. ^ Sujato, Bhante (2012), Sects & Sectarianism: The Origins of Buddhist Schools, Santipada, ISBN 978-1921842085
  11. ^ Berkwitz, Stephen C. South Asian Buddhism: A Survey, Routledge, 2012, p. 44.
  12. ^ a b Berkwitz, Stephen C. South Asian Buddhism: A Survey, Routledge, 2012, p. 45.
  13. ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, p. 56. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  14. ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, pp. 45-46. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  15. ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, p. 46. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  16. ^ Buswell, Robert; Lopez, Donald S. (2013). The Princeton Dictionary of Buddhism, p. 200. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-15786-3.
  17. ^ Teaching of Vimalakirti, Pali Text Society, p. xciii
  18. ^ Indo-Tibetan Buddhism. Snellgrove, David. Shambhala. Boston:2003. p. 46
  19. ^ Bollée in Pratidanam (Kuiper Festschrift), pub Mouton, the Hague/Paris, 1968
  20. ^ Mendelson, Sangha and State in Burma, Cornell University Press, Ithaca, New York, 1975, pp. 276ff
  21. ^ Santi Pakdeekham (Translator) (2020). History of Pali Scriptures: Sangitiyavamsa by Somdet Phra Phonnarat. Fragile Palm Leaves Foundation.
  22. ^ a b Phra Brahmagunabhorn (P. A. Payutto) (2000). Thai Buddhism in the Buddhist World, A Survey of the Buddhist SituationAgainst a Historical Background, p. 38.
  23. ^ Ellawala, H. (1969). Social History of Early Ceylon. Department of Cultural Affairs.
  24. ^ Phra Brahmagunabhorn (P. A. Payutto) (2000). Thai Buddhism in the Buddhist World, A Survey of the Buddhist SituationAgainst a Historical Background, p. 26
  25. ^ Patit Paban Mishra (2010). The History of Thailand, p. 42. Greenwood History of Modern Nations Series.
  26. ^ Jermsawatdi, Promsak (1979). Thai Art with Indian Influences, p. 37. Abhinav Publications
  27. ^ Phra Brahmagunabhorn (P. A. Payutto) (2000). Thai Buddhism in the Buddhist World, A Survey of the Buddhist SituationAgainst a Historical Background, p. 28.
  28. ^ Jermsawatdi, Promsak (1979). Thai Art with Indian Influences, p. 40. Abhinav Publications

Thư mục

  • Cousins, L. S. (2001). On the Vibhajjavadins. Buddhist Studies Review, 18 (2), 131–182.
  • Dutt, N. (1998). Buddhist Sects in India. New Delhi: Motilal Banarsidass.
  • Frauwallner, E. (1956). The Earliest Vinaya and the Beginnings of Buddhist Literature.
  • Lamotte, E. (1976). History of Indian Buddhism. Paris: Peeters Press.
  • La Vallée Poussin, Louis de (1905). Les conciles bouddhiques, Louvain, J.B. Istas
  • La Vallée Poussin, Louis de (1976). The Buddhist Councils, Calcutt : K.P. Bagchi
  • Law, B. C. (1940, reprinted 1999). The Debates Commentary. Oxford: Pali Text Society.
  • Mukherjee, Biswadeb (1994). The Riddle of the First Buddhist Council – A Retrospection in Chung-Hwa Buddhist Journal, No.7, pp. 452–473, 1994
  • Prebish, J. N. (1977). Mahasamghika Origins. History of Religions, pp. 237–272.
  • Prebish, Charles S. (1974). "A Review of Scholarship on the Buddhist Councils"; Journal of Asian Studies 33 (2), 239–254

Read other articles:

ジャック・ブレルJacques Brel 1962年撮影基本情報出生名 ジャック・ロマン・ジョルジュ・ブレルJacques Romain Georges Brel別名 ル・グラン・ジャックLe Grand Jacques生誕 1929年4月8日出身地 ベルギー スカールベーク死没 (1978-10-09) 1978年10月9日(49歳没) フランス ボビニージャンル シャンソン職業 シンガーソングライター、音楽家(ギターとピアノ)、俳優活動期間 1953年 - 1978年レー…

Papua pada Pekan Olahraga Nasional 2021 Jumlah atlet TBD Pembawa bendera TBD Total medali Emas93 Perak66 Perunggu102   (Urutan ke-4) Papua sebagai tuan rumah sudah dipastikan akan berkompetisi pada Pekan Olahraga Nasional 2021 di Jayapura, Papua. Sebenarnya kontingen ini dijadwalkan untuk bertanding pada 20 Oktober sampai 2 November 2020 namun ditunda ke tanggal 2 sampai 15 Oktober 2021 karena Pandemi COVID-19.[1] Medali Medali berdasarkan olahraga Olahraga 01 02 03 Total Menembak 1…

Antica civiltà egiziaMappa dell'antico Egitto, con le città più importanti e i siti del periodo dinastico (3150 - 30 a.C.).RegioneEgitto e Sudan Sito tipoNecropoli di Giza Altri sitiNecropoli di Tebe Seguita daCiviltà romana La Grande Sfinge e la Piramide di Chefren a Giza. Storia dell'Egitto Storia dell'Egitto Egitto preistorico – >3900 a.C. ANTICO EGITTO Periodo Predinastico c. 3900 – 3150 a.C. Periodo Protodinastico c. 3150 – 2686 a.C. Antico Regno 2700 – 2192 a.C. Primo period…

MV Megan Beyel pulling a barge in port History United States NameMobro 1210 NamesakeMegan Beyel (owner's daughter) OwnerBeyel Brothers Inc OperatorMilitary Sealift Command BuilderCorn Island Shipyard, Lamar, Indiana Launched1994 RenamedMV Megan Beyel Identification MMSI number: 367148470 Callsign: WCZ2412 Statusin active service General characteristics Class and typeDown Range Support Craft TypeCargo Barge Displacement237 tons Length160 ft (49 m) Beam50 ft (15 m) Draft8 …

فيلا توغندهاتvila Tugendhat (بالتشيكية)[1] التسميةنسبة الاسم إلى Fritz Tugendhat (en) معلومات عامةنوع المبنى بناء متحف — فيلا[2] العنوان Černopolní 237/45 (بالتشيكية) المنطقة الإدارية Brno-sever (en) — Černá Pole (en) [3] البلد  التشيك[4][5] بني بطلب من Fritz Tugendhat (en) المالك Fritz Tugendhat (en) موقع الي…

Season of television series Yu-Gi-Oh! Go Rush!!Season 2Country of originJapanNo. of episodes37ReleaseOriginal networkTV TokyoOriginal releaseApril 2, 2023 (2023-04-02) –presentSeason chronology← PreviousSeason 1 List of episodes Yu-Gi-Oh! Go Rush!! is the seventh spin-off anime series in the Yu-Gi-Oh! franchise and the eleventh anime series overall. It is produced by Bridge and broadcast on TV Tokyo. The series is directed by Nobuhiro Kondo. Toshimitsu Takeuchi is in charge of…

Papan selamat datang di Kawasan Bebas Sabang Kawasan Perdagangan Bebas dan Pelabuhan Bebas Indonesia adalah sebuah kawasan perdagangan dan pelabuhan yang berada dalam wilayah Indonesia yang di dalamnya terjadi proses penggudangan barang, handling, kegiatan manufaktur serta kegiatan reekspor tanpa hambatan oleh otoritas kepabeanan.[1] Di dalam Kawasan Bebas diperlakukan kebijakan melalui penghapusan atas rezim bea dan cukai berikut halangan non-tarif serta pajak pada perdagangan internasi…

Local chief executive Provincial Governor of IfugaoIncumbentJerry U. Dalipogsince June 30, 2019AppointerElected via popular voteTerm length3 yearsInaugural holderGualberto LumauigFormation1966Websitehttps://ifugao.gov.ph/ The governor of Ifugao (Filipino: Punong Panlalawigan ng Ifugao), is the chief executive of the provincial government of Ifugao. Lieutenant Governors and Deputy Governors of the Sub-province of Ifugao (1901-1966) Governor[1] Term 1 Lt. Levi Case (First Lieutenant-G…

McCoy Tyner McCoy Tyner in 2010 Algemene informatie Volledige naam Alfred McCoy Tyner Geboren 11 december 1938 Geboorteplaats Philadelphia Overleden 6 maart 2020 Land Vlag van Verenigde Staten Verenigde Staten Werk Jaren actief 1960 - heden Genre(s) Jazz, mainstream jazz, hardbop, bebop, postbop Beroep Muzikant, componist, orkestleider Instrument(en) Piano Officiële website(en) AllMusic-profiel(en) Discogs-profiel(en) IMDb-profiel(en) MusicBrainz-profiel Portaal    Muziek Al…

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018) بوتان في الألعاب الأولمبية علم بوتان رمز ل.أ.د.  BHU ل.أ.و. اللجنة الأولمبية البوتانية موقع الويبbhut…

Kedutaan Besar Republik Indonesia di Port MoresbyKoordinat9°26′00″S 147°11′32″E / 9.43346°S 147.19213°E / -9.43346; 147.19213Lokasi Port Moresby, Papua NuginiAlamatKiroki Street/Sir John Guise Drive, Lot 1 & 2, Sect. 410, Gordons 5, Port MoresbyDuta BesarAndriana SupandiYurisdiksi Papua Nugini Kepulauan SolomonSitus webkemlu.go.id/portmoresby/id Kedutaan Besar Republik Indonesia di Port Moresby (KBRI Port Moresby) adalah misi diplomatik Republik …

Artikel ini perlu diwikifikasi agar memenuhi standar kualitas Wikipedia. Anda dapat memberikan bantuan berupa penambahan pranala dalam, atau dengan merapikan tata letak dari artikel ini. Untuk keterangan lebih lanjut, klik [tampil] di bagian kanan. Mengganti markah HTML dengan markah wiki bila dimungkinkan. Tambahkan pranala wiki. Bila dirasa perlu, buatlah pautan ke artikel wiki lainnya dengan cara menambahkan [[ dan ]] pada kata yang bersangkutan (lihat WP:LINK untuk keterangan lebih lanjut). …

Finding and identifying people in contact with someone with an infectious disease Contact tracing attempts to find all contacts of a confirmed case, in order to test or monitor them for infection. The goal is to stop the spread of a disease by finding and isolating cases. In public health, contact tracing is the process of identifying persons who may have been exposed to an infected person (contacts) and subsequent collection of further data to assess transmission.[1][2] By traci…

Building in Manchester, United KingdomThe TowersThe decision to build the Manchester Ship Canal was made here.General informationArchitectural styleGothicTown or cityManchesterCountryUnited KingdomCoordinates53°24′29″N 2°13′34″W / 53.4081°N 2.2261°W / 53.4081; -2.2261Construction started1868Completed1872Cost£50,000Design and constructionArchitect(s)Thomas Worthington The Towers (later known as the Shirley Institute, and then the BTTG)[1] is a research…

American politician and businessman (born 1945) David ScottRanking Member of the House Agriculture CommitteeIncumbentAssumed office January 3, 2023Preceded byGlenn ThompsonChair of the House Agriculture CommitteeIn officeJanuary 3, 2021 – January 3, 2023Preceded byCollin PetersonSucceeded byGlenn ThompsonMember of the U.S. House of Representativesfrom Georgia's 13th districtIncumbentAssumed office January 3, 2003Preceded byConstituency establishedMember of the Geor…

MontereySydney, New South WalesPantai MontereyJumlah penduduk4,532 (sensus 2016)[1]Kode pos2217Letak15 km (9 mi) sebelah selatan Sydney CBDLGABayside CouncilDaerah pemilihan negara bagianRockdaleDivisi FederalCook Suburban di sekitar Monterey: Rockdale Brighton-Le-Sands Kogarah Monterey Botany Bay Ramsgate Ramsgate Beach Monterey adalah sebuah pinggiran kota di selatan Sydney, di negara bagian New South Wales, Australia 15 km sebelah selatan distrik bisnis pusat Sydne…

Railway station in Kurashiki, Okayama Prefecture, Japan This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Chayamachi Station – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (October 2011) (Learn how and when to remove this template message) Chayamachi Station茶屋町駅Station buildingGeneral informationLocation478 Chayamachi, Kura…

Zuzana Čaputová Zuzana ČaputováČaputová em 2021 Presidente da Eslováquia Período 15 de junho de 2019 – presente Vice-presidente Peter Pellegrini Antecessor(a) Andrej Kiska Dados pessoais Nascimento 21 de junho de 1973 (50 anos) Bratislava, Checoslováquia Nacionalidade Eslovaca Alma mater Universidade Comenius Cônjuge Ivan Čaputa (divorciada)Peter Konečný (parceiro) Filhos(as) 2 Partido Eslováquia Progressista (2007-2019)Independente (2019-presente) Zuzana Čaputová, na…

American luggage brand American TouristerFormerlyAmerican Luggage WorksTypeBrandIndustryLuggageFounded1933; 90 years ago (1933)FoundersSol and Irving KofflerHeadquartersProvidence, Rhode Island, United StatesArea servedWorldwideProductsBackpacks, suitcases, walletsParentSamsoniteWebsiteamericantourister.com American Tourister is a brand of luggage owned by Samsonite. Brothers Sol and Irving Koffler founded American Luggage Works in Providence, Rhode Island, United States in 193…

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (يوليو 2019) يان ستانلي معلومات شخصية الميلاد 11 يناير 1963 (60 سنة)  الطول 183 سنتيمتر[1]  الجنسية جامايكا  الوزن 77 كيلوغرام[1]  الحياة العملية المهنة دراج  نو…

Kembali kehalaman sebelumnya